Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

TRẺ TỰ KỈ - NỖI LO CỦA MỌI GIA ĐÌNH

Thứ năm - 30/07/2015 23:44
Hiện nay, số lượng trẻ em bị mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng cao các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Việc nhiều phương pháp chữa trị khiến ba mẹ cảm thấy bối rối.
TRẺ TỰ KỈ - NỖI LO CỦA MỌI GIA ĐÌNH

Trong xã hội ngày nay, số lượng trẻ em bị mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng cao khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Việc có nhiều phương pháp chữa trị hẳn sẽ khiến ba mẹ cảm thấy bối rối. Mặt khác không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ thông tin về căn bệnh này, việc tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị cũng như cách phòng tránh bệnh tự kỉ cho con đang rất được nhiều phụ huynh quan tâm.

Tự kỉ là gì?

Tự kỉ là một bệnh rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đếnquá trình phát triển tự nhiên của con người. Tự kỉ liên quan đến sự phát triển bất thường của bộ não và hành vi biểu hiện trước khi đứa trẻ 3 tuổi và có quá trình tiến triển không suy giảm. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế và cư xử lặp đi lặp lại, đặc tính là sự độc lập của bất kì khiếm khuyết thần kinh dưới mức bình thường.

Biểu hiện

do choi tre em (5)

Những đứa trẻ tự kỉ mặc dù chẳng biết chỉ bố mẹ, tay, chân nhưng rất giỏi vi tính,thậm chí còn biết bập bẹ hát theo bất cứ bài hát nào trên băng đĩa hoặc tivi... Chính vì vậy, nhiều người nhầm tưởng rằng con mình thông minh, là thần đồng. Họ không biết được rằng, con mình đang mắc phải hội chứng tự kỉ - một dạng bệnh mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt, mà một trong những biểu hiện của căn bệnh này là biết một số thứ, thậm chí rất thành thạo như tivi, hội họa, âm nhạc nhưng những thứ thông thường thì lại không biết.

Trẻ mắc bệnh tự kỉ thường có những biểu hiện cơ bản sau:

Suy giảm khả năng hòa nhập vào xã hội

-Không cười với người khác, rất thích chơi một mình, sống trong một thế giới riêng.

- Không để ý đến bố mẹ, không thích chơi với trẻ khác.

- Tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc trước tuổi.

- Trẻ 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.

- Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi

- Rất ít hứng thú kết bạn

- Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu...

- Không có các động tay giơ tay ra đòi bế ẵm và không thích người khác động chạm vào người mình.

Suy giảm khả năng giao tiếp

- Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói (không nói bi bô khi ở tháng 12, không tự nói được câu tiếng đôi khi dược 24 tháng), không diễn tả được điều mình mong muốn, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.

- Trẻ đã có một số kĩ năng vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện nào đó như ngã, lên sởi, nằm viện...

- Rất ít hoặc không có khả năng tiếp xúc mắt.

Các hành vi lặp lại và bất thường

- Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đạp tay, lắc lư thân thể.

- Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy là hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.

- Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.

- Cực kì nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.

- Có các hành vi cưỡng bức theo một quy tắc nào đó, ví dụ như trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng.

- Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.

- Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình.

Ngoài các triệu chứng chính trên còn có thể có các triệu chứng khác của trẻ tự kỉ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm, những hành vi ăn uống khác thường.

Lưu ý

Một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng chỉ tồn tại đơn lẻ. Nếu thấy một số dấu hiệu xuất hiện đồng thời và dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra hoạt động thần kinh, não và gặp các nhà chuyên môn về tâm lí để sớm được chữa trị.

Nguyên nhân

do choi tre em (3)


Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh được đưa ra nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là kiến thức của mọi người về chứng tự kỉ ( chưa được hiểu biết đầy đủ).

- Di truyền: các nghiên cứu y học cho thấy 90% trẻ mắc bệnh tự kỉ là do di truyền, vì thế trong gia đình có người mắc bệnh tự kỉ thì con cháu họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỉ.

- Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi,... điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, không những có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.

- Đái tháo đường: những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.

- Những bà bầu sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp... đều khiến thai nhi dễ mắc bệnh tự kỉ sau khi trào đời.

- Thuốc trừ sâu: phụ nữ trong 8 tuần đầu thời kì mang thai sống gần nơi ruộng đồng nông trại có phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... thì có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ cao hơn những nơi có môi trường trong lành, sạch sẽ.

- Gặp vấn đề về tuyến giáp: do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần thứ 8-12 của kỳ thai nghén sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn đến tự kỉ.

Mặt khác, khi thai phụ bị căng thẳng mệt mỏi, stress, u buồn... thì trẻ sinh ra dễ bị bệnh tự kỉ.

- Một số trường hợp hiếm: bệnh tự kỉ có liên quan đến các tác nhân về những khiếm khuyết khi sinh. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cho rằng bệnh tự kỉ là do tác hại của việc tiêm vắc xin.

Cách chữa trị

do choi tre em (2)

 

Bệnh tự kỉ ở trẻ hiện vẫn là căn bệnh còn xa lạ đối với nhiều bậc phụ huynh. Trẻ bị bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng luôn có những hành vi bất thường. Nhiều cha mẹ vẫn không chú ý đến sự khác thường của con trẻ hoặc có biết thì lại cho là bình thường, nên hầu hết khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn trầm trọng. Nếu gia đình ít cho trẻ giao tiếp với bên ngoài thì mức độ tự kỉ của trẻ càng nặng hơn.
Trẻ tự kỉ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh, cần được đánh giá, hướng dẫn tập luyện. Bố mẹ cần kết hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn để tạo hiệu quả tốt trong việc tập luyện. Việc phát hiện muộn bệnh tự kỉ sẽ hạn chế rất nhiều kết quả trị liệu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát triển sớm căn bệnh này.

Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp

Đa số trẻ tự kỉ có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngôn ngữ là hết sức quan trọng.
Có chương trình huấn luyện theo mức độ: chương trình can thiệp Giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ được thiết kế theo 3 mức độ:

- Mức độ ban đầu về các kỹ năng: Kỹ năng chú ý; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ; kỹ năng trước khi đến trường; Kỹ năng tự chăm sóc.

- Mức độ vừa về các kĩ năng: các kĩ năng như trên ở mức độ cao hơn.

- Mức độ cao: như trên và thêm ngôn ngữ trừu tượng, kĩ năng trường học và kĩ năng xã hội.

Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu cho trẻ tự kỉ là kĩ năng vận động liên quan đến các cử động nhỏ của bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân, môi và lưỡi. Hoạt động trị liệu giúp trẻ hiểu thêm về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời, phối hợp với các hoạt động chức năng của bàn tay.

Phương pháp chơi trị liệu

Thiếu các kĩ năng chơi phù hợp với lứa tuổi là một đặc điểm thường thấy ở trẻ tự kỉ. Do vậy các giáo trình tổng hợp cho trẻ tự kỉ bao gồm các mục tiêu liên quan đến việc chơi và sử dụng thời gian một cách thích hợp. Với trẻ nhỏ, chơi cũng là phương tiện chủ yếu để dạy các kĩ năng xã hội và nhiều trị liệu khác. Các hoạt động trong vui chơi thường nhằm cải thiện động cơ hoặc ngôn ngữ hoặc các kĩ năng nhận thức.
Chơi tập thể: trẻ tự kỉ bị hạn chế kĩ năng chơi tập thể, chính vì vậy việc cho trẻ chơi trong một nhóm khoảng 5 – 6 bạn theo một chủ đề nào đó với sự hướng dẫn của giáo viên giúp trẻ hòa nhập với bạn bè và tuân theo các luật chơi.

Điện kích thích phát âm

Sử dụng máy hỗ trợ kích thích tạo ra âm thanh và lời nói của trẻ. Trẻ được sử dụng 15 phút/ ngày x 5 – 6 ngày/ tuần x 3 tuần/ đợt x 4 – 6 đợt/ năm.

Thuốc

Không có thuốc điều trị khỏi tự kỉ. Tuy nhiên có thể sử dụng một số loại thwo0wcs kết hợp với các phương pháp trị liệu để cho kết quả trị liệu tốt hơn

- Thuốc làm giảm tăng động

- Thuốc giảm hung tính

- Thuốc điều chỉnh cảm xúc

- Thuốc tăng độ tập trung

- Thuốc điều chỉnh động tác lặp đi lặp lại định hình

- Thuốc tăng tuần hoàn não

- Các loại thuốc hỗ trợ

Các phòng tránh

do choi tre em (1)

 

Người xưa đã có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra với các bé, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm sau:

- Các bà mẹ bầu hãy tiêm vắc xin đầy đủ trong suốt quá trình mang thai để tránh mắc bệnh cúm, sởi...

- Các bà bầu cần chăm sóc sức khỏe tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

- Bà bầu có chế độ nghỉ ngơi, giải trí hợp lí, cân đối.

- Bà bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress...

- Nên đặt tên cho trẻ và gọi tên trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi.

- Cần có chế độ chăm sóc trẻ tốt nhất, yêu thương quan tâm trẻ

- Cho trẻ nghe các ca khúc nhạc trẻ thơ, vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi.

 Ikids – Thế giới của bé, niềm tin của ba mẹ!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây