Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

CẨM NANG CHĂM SÓC TRẺ MỌC RĂNG

Thứ bảy - 08/08/2015 02:44
Mọc răng là một bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn mọc và hoàn thiện hàm răng đến khi bé được 3 tuổi.
CẨM NANG CHĂM SÓC TRẺ MỌC RĂNG

Đây cũng là giai đoạn trẻ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Hơn thế, việc mọc những chiếc răng đầu tiên cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lí của trẻ. Do vậy, để hàng ngày có thể ngắm nhìn nụ cười của con yêu hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em lưu ý một số vấn đề sau:
Lịch mọc răng của trẻ
Việc theo dõi lịch mọc răng của trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh đối phó được với những dấu hiệu do việc mọc răng mang lại.
Lịch mọc răng thông thường của trẻ
5 – 8 tháng: trẻ mọc 4 răng của giữa của hàm trên và hàm dưới
7 – 10 tháng: mọc 4 răng cửa bên hàm
12 – 16 tháng: trẻ mọc răng hàm đầu tiên
14 – 20 tháng: mọc 4 răng nanh
20 – 32 tháng: mọc 4 răng hàm thứ hai.
Triệu chứng

 

do choi tre em (4)


Chảy nước dãi
Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, thường là vào tháng 4 sẽ có hiện tượng chảy dãi quanh miệng trẻ. Bố mẹ không cần lo lắng vì đây là hiện twngj sinh lí bình thường ở trẻ. Hãy dùng khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để ngừa dãi chảy xuống cổ bế gây mần ngứa khó chịu.
Cằm và quanh miệng nổi ban
Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.
Bị đau
Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhiều nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.
Bé ngứa răng và thích cắn
Khi mầm răng nhú lên sẽ khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay.
Ho
Nếu bé ho nhẹ nhưng không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện bình thường do việc tiết nhiều dãi gây ra. Tuy nhiên, nên quan sát và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ ho bất thường như ho nhiều, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, bé mệt mỏi, bỏ bú.
Trẻ quấy khóc
Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc.
Nướu sưng
Khi răng phát triển, nướu có hiệ tượng sưng đỏ. Điều đó là do khi bị kích thích, nướu sẽ đỏ và sưng lên, đây cũng là điều hoàn toàn bình thường của quá trình mọc răng. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thấy chấm màu trắng trên nướu hoặc có khe hở để cho răng mọc trong những ngày sắp tới.
Trước khi mọc răng, bé bị đau nhức là điều khó tránh khỏi. Bé bị sưng nướu và có cảm giác khó chịu hơi sốt. Hiểu được điều này, các phụ huynh nên chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, các mẹ hãy chắc chắn rằng các loại thuốc này an toàn cho bé và tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc hướng dẫn trước khi dùng.
Bỏ ăn
Trong gia đoạn này trẻ thường có biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe và cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.
Kéo tay, dùng tay chà vào má
Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.
Sốt
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ bị sốt trong gia đoạn mọc răng là bình thường, do có nhiều trẻ chỉ sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ bị sốt cao, thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt.
Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, dưới 39 độ, có thể dùng các biện pháo hạ sốt như chườm khăn ấm, cho trẻ mặc thoáng. Tuyệt đối không chườm lạnh cho trẻ dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột.
Nếu trẻ sốt trên 39 độ, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều quy định đúng đối với trẻ em và đo thân nhiệt cho bé thường xuyên.
Nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài cần đưa trẻ đi khám, đề phòng các vấn dề khác về sức khẻ của trẻ gây nên.
Khó ngủ
Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, mẹ có thể để bé tự ngủ lại hay dỗ bé ngủ .
Những hiện tượng trên chỉ xay ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất,nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng cho bé

 

do choi tre em (1)


Khi mọc răng, trẻ thường biếng ăn. Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.
Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Nếu giai đoạn này bé biếng ăn chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫm sữa nếu mẹ thiếu sữa. Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi. Vì vậy, trẻ thường hay cho bất kì vật gì vào miệng để cắn. Mẹ nên cắt rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh... thành hình khối khác nhau cho trẻ làm đồ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé.
Khi trẻ đã mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà dùng cách băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng trẻ quen với thức ăn mới. Lúc này trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng thìa. Đây là thời kì người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ.
Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng. Khi trẻ biết nhai trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ ăn được một loại thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn. Nước bọt chính là nem tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Một điều quan trọng động tác nhai giúp phát triển cơ hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.
Trẻ trên 1 tuổi nên cho uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc thìa, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn sự phát triển của răng.
Một số mẹo giúp trẻ giảm đau khi mọc răng

 

do choi tre em (1)


Trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol liều lượng như khi trẻ bị sốt.
Các bậc phụ huynh có thể dùng khăn lạnh: đặt một chiếc khăn lạnh sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh 15 phút sau đó cho bé nhai.
Bên cạnh đó các bà mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn ướp lạnh. Khi trẻ muốn nhai thức ăn cứng, mẹ có thể cho bé ăn chuối, nho, bánh mỳ, táo, sữa chua ướp lạnh. Nên nhớ để thức ăn lạnh trong túi nhỏ, để trẻ chỉ có thể nhai mà không nuốt từng miếng lớn.
Đối với một số trẻ không thích thức ăn lạnh, thì vẫn có một số thực phẩm không cần lạnh để hỗ trợ cho trẻ. Bánh quy rất tốt cho trẻ.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể dùng thuốc giảm đau. Theo một số bà mẹ, không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng để ăn toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa.
Cho con tắm nước ấm: mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của bé và giúp bé phần nào quên đi cơn đau.
Cho bé ngậm núm ti lạnh: Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé nghịch với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

 

do choi tre em (3)


Khi trẻ mọc răng có rất nhiều biểu hiện, vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý để không nhầm những biểu hiện của trẻ mọc răng thành các biểu hiện của bệnh khác. Để chăm sóc tốt nhất cho trẻ, phụ huynh càn chú ý những điều sau:
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,5 độ trở lên và đau nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm.
Lau sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm những nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng, mát xa nướu và nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
Cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày. Đối với trẻ đã mọc nhiều răng, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ đánh răng hàng ngày. Lưu ý chỉ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng.
Một số sai lầm cha mẹ hay mắc phải
Nằm uống sữa: trẻ đang trong thời kì mọc răng nên rất ngứa lợi, nên thói quen của trẻ là cái gì cũng phải đưa lên miệng. Nếu lúc này mẹ đưa cho bé một bình sữa và để bé nằm uống thì phản xạ của bé sẽ là ngậm chặt núm bình, sau đó để răng mình ngâm trong sữa rất lâu. Điều này khiến răng bị biến dạng và cũng là nguyên nhân làm hỏng men răng. Hơn nữa điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây sâu răng cho trẻ.
Mút đầu ngón tay: trẻ có thói quen cho đầu ngón tay cái vào miệng và mút. Nhiều mẹ không để ý điều này và coi đó là điều bình thường. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến răng bé phát triển không bình thường hoặ mọc không đều, không thẳng hàng.
Nhai một bên: răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của khuôn mặt.
Không cho con ăn thức ăn cứng: nhiều mẹ vì baorveej răng của con mình nên dù bé được  tuổi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên các nha sĩ cho rằng điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng cửa trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây