Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

DẠY CON NGOAN, ĐÂU CÓ KHÓ?

Chủ nhật - 26/07/2015 23:44
Tâm sinh lí trẻ con liên tục biến đổi, và nhiệm vụ của các bậc cha mẹ là phải thấu hiểu con để giáo dục chúng theo đường lối đúng đắn.
DẠY CON NGOAN, ĐÂU CÓ KHÓ?

       Hiểu được con là phải hiểu được những diễn biến tâm lí bên trong con, hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc,suy nghĩ, nguyện vọng, mong muốn, sở thích, lo lắng, niềm vui, nỗi buồn,..., những gì con cái nói ra và cả những điều chúng không nói.
       Để có thể làm được điều này, không cách nào khác hơn là các bậc cha mẹ phải tạo được sự gần gũi, thân mật, tin tưởng ở trẻ để chúng có thể dễ dàng chia sẻ những tâm tư, tình cảm của chúng. Vì vậy mà cha mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những kiến thức về dạy dỗ và giáo dục con cái. Con bạn luôn biến đổi không ngừng và cuộc sống lại muôn hình vạn dạng. Tâm sinh lí trẻ con liên tục biến đổi, và nhiệm vụ của các bậc cha mẹ là phải thấu hiểu con để giáo dục chúng theo đường lối đúng đắn.
      Làm thế nào để nuôi dạy con ngoan? Đó là câu hỏi và cũng là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Nhằm giúp các bậc phụ huynh có những phương pháp giáo dục con phù hợp nhất với lứa tuổi. Ikids – đồ chơi trẻ em xin chia sẻ một số bí quyết để giúp mọi người nuôi dạy con ngoan và phát triển toàn diện nhất.

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu nuôi dạy con ngoan để làm gì?

1 up nhung hinh anh ve me lam rung dong hang van trai tim 1 1399850154655
 

     Bất cứ một ông bố, bà mẹ nào cũng muốn con nên người, thành đạt, nhưng lại lúng túng không biết phải làm gì ngoài việc nuôi nấng và lo cho con ăn học, học sao cho giỏi, học cho đến nơi đến chốn, vậy là ổn. Nhưng “trồng người ” đâu có dễ.
Các bậc cha mẹ cần có một cái nhìn trọn vẹn và một tầm nhìn xa. Mục đích cuối cùng của việc dạy dôc và giáo dục con cái là giúp chúng đứng vững trong cuộc sống, đương đầu với những khó khăn, thích nghi với những hoàn cảnh cuộc sống, giúp con phát triển đúng với con người của chúng.
    Cha mẹ không thể sống giúp cho các con của mình. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo cho con một nền tảng vững chắc để chúng có khả năng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc.
Nhiều phụ huynh muốn con em mình đạt được những mục đích mà bản thân họ mong muốn chứ không phải là bản thân chúng. Vì danh dự của mình mà họ chỉ nhìn thấy những mục đích trước mắt, mục đích ngắn hạn, để rồi nhồi nhét cho con những thứ không cần thiết, chẳng cần biết con mình có thích hay không, có đúng thời điểm, hay có thật sự cần thiết cho nhân cách hay cuộc đời của chúng hay không.
      Các bậc phụ huynh nên ý thức về cách giáo dục con cái, đó là giúp cho chúng phát triển thành một con người độc lập, con người trưởng thành thật sự - không chỉ về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách. “Di sản quý nhất bố mẹ để lại cho con cái không phải là của cải, tài sản, mà là niềm tin vào bản thân, sức mạnh để đững vững trong đời sống với tình thương vô bờ bến”.

Phải hiểu được con trẻ cần những gì?

     Đó là câu hỏi mà tất cả các bậc phụ huynh đều muốn biết câu trả lời. Cha mẹ muốn biết con cần gì để nhanh chóng cho con ngay điều con cần. Và vì quá nóng lòng muốn biết cấp tốc, nên cách hay được phụ huynh chọn là đoán luôn cho nhanh. Từ đó không biết sinh ra bao nhiêu rắc rối, thậm chí tệ hại hơn là xu hướng “con tôi cần nghe lời tôi chỉ bảo, vì tôi luôn hướng dẫn nó làm điều có lợi chứ có xúi dại nó bao giờ”. Nhưng thực tế xảy ra “ không bắt con làm việc nhà để dành hết thời gian cho việc học, vậy mà sểnh một cái là tót đi chơi, mới la mắng có một chút vậy mà...” hay “ nó đòi gì có nấy như thế mà sao lại bỏ nhà đi không biết nữa”.
      Khi gặp sự phản kháng của con – đôi khi rất tiêu cức – thì mới ngớ người ra thẫn thờ “ tôi thương con không biết để đâu cho hết, sao nó lại không hề biết thương cha thương mẹ như vậy được hả trời?”. Đến lúc cha mẹ phải gọi “Trời” thì tình hình có lẽ đã tới hồi gay cấn. Mà đâu chỉ riêng phụ huynh muốn biết con cần gì? Chính bản thân các con cũng muốn cha mẹ hiểu mình cần gì.
      Có gì sai khi cha mẹ mong muốn con như vậy? Tất nhiên là không. Nhưng đó là điều cha mẹ muốn chư không phải là điều con cái muốn, hay nói chính xác là con chưa đủ trải nghiệm để hiểu vì sao những điều đó tốt cho mình, vì vậy con không muốn làm theo, chứ không phải vì con không thương cha mẹ. Đa số phụ huynh đã làm gì để giúp con “hiểu”? con không muốn học thì ép học, không học thì bị chì chiết, bị phạt.
     Cao trào hơn là cha mẹ bảo gì con lại cố làm ngược cho bằng được, để chứng minh “ tôi là người có khả năng suy nghĩ, không cần ai nghĩ hộ”. Hẳn chúng ta còn nhớ một câu ông bà vẫn dạy “ của cho không bằng cách cho”, những điều phụ huynh muốn truyền cho con mình luôn luôn là những điều tốt, nhưng vì kỹ năng truyền trao chưa phù hợp, chưa đủ, thậm chí đôi lúc chưa đúng, nên cha mẹ cố cho rất nhiều mà con lại chẳng nhận được bao nhiêu, buồn hơn đôi khi con nhận lấy những điều ngược lại. Còn xu hướng muốn con phải thành công ở những điều mình đã từng thất bại, hoặc muốn con có đủ kỹ năng để tiếp nhận cơ ngơi mình đã tạo ra.

Vậy làm cách nào để nuôi dạy con ngoan?

        Giáo dục con cái là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ phần lớn lại chưa trải qua bất cứ một trường hợp nào cả, chỉ lượm những kinh nghiệm của người đi trước.
       Dễ thấy là trong các gia đình truyền thống – gia đình đa thế hệ, không ít mâu thuẫn giữa ông bà, cha mẹ, con cái... Phần lớn, cha mẹ dạy dỗ, giáo dục con cái không theo một phương pháp nào cả, chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm tính. Dẫn đến cha mẹ để cảm xúc dẫn dắt, không đủ sáng suốt, không đủ bình tĩnh để xử lý và giải quyết vấn đề, để rồi con cái phải chịu những lời la mắng, hình phạt với sự ấm ức và thất vọng vì cha mẹ không chịu hiểu.

Thứ nhất, nuôi dạy con học giỏi

do choi tre em (2)
 

      Lựa chọn và hướng dẫn cách học tốt nhất cho con: Để làm được điều này, cha mẹ hãy quan sát con khi học tập. Thử xem con học tốt hơn khi được ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng bạn bè. Ngoài ra, nên dạy con cách nghiên cứu bài tập theo các bước từ thấp đến cai, từ đơn giản đến phức tạp.
      Không học bài cùng lúc xem ti vi hay nghe nhạc: Hãy thiết lập nguyên tắc sinh hoạt có lợi cho sự tập trung vào bài vở của con.
      Hướng dẫn con lập kế hoạch học tập hiệu quả: Thói quen này, cha mẹ nên hướng dẫn con ngay từ khi bước vào tiểu học. Hãy tạo cho cho con thời gian biểu học bài, làm bài tập ở nhà. Đặt một quyển lịch ở bàn học của con và để con tự đánh dấu những nhiệm vụ quan trong cần hoàn thành. Nếu con chưa thành thạo, cha mẹ có thể làm việc này giúp con.
     Học nhiều không bằng học đều, học sâu: Cha mẹ cần sắp xếp việc nhà  để có thời gian chăm chút đến việc học của con.
     Không làm bài hộ con: Cha mẹ có thể kiểm tra kết quả bài làm sau khi con đã hoàn thành. Nên nhớ, cần để con tự làm bài, tự suy nghĩ và chỉ giúp đỡ khi con thật sự cần đến cha mẹ.
      Động viên con kịp thời: Con cần được cha mẹ khuyến khích khi có ý thức học tập tốt, có kết quả tốt. Đồng thời, con cũng cần biết sự không hài lòng của cha mẹ nếu xao nhãng việc học hành.
      Liên lạc với thầy cô: Không nên bỏ qua những thắc mắc và lo lắng của cha mẹ về con mình. Đừng ngần ngại liên lạc với cô giáo chủ nhiệm để biết chuyện gì đang diễn ra ở lớp, ở trường.
      Làm gương cho con: Cha mẹ nên nhớ rằng, chúng ta phải tạo ra một tinh thàn học tập đúng đắn. Khi con biết cha mẹ coi trọng việc việc học tập của chúng, cha mẹ tôn trong và biết ơn thầy cô của chúng, chúng sẽ nỗ lực hết mình. Nếu con cái thấy chính cha mẹ tìm thấy niềm vui trong đọc sách, thấy cha mẹ vận dụng được các kĩ năng và những gì học được vào thực tế, chúng sẽ nhận ra mối liên hệ giữa lí thuyết học được ở trường và cuộc sống hiện tại có liên quan mật thiết với nhau.

Thứ hai, dạy con biết cảm xúc

do choi tre em (1)
 

     Kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Mỗi bé sinh ra ở nông thôn có thể tự chăm lo cho mình những lúc bố mẹ vắng nhà. Các em sẽ làm tốt những công việc cá nhân. Tuy nhiên kĩ năng này lại rất thiếu với những trẻ ở thành phố lớn, đặc biệt trong gia đình có điều kiện. Trẻ không có ý thức, gặp khó khăn với những công việc nhỏ nhất của bản thân,... Vì vậy, chúng ta cần tập cho con thói quen tự chăm sóc bản thân, đây cũng là cách để con rèn luyện tính tự lập trong cuốc sống ngay từ khi còn nhỏ.
     Kĩ  năng kiềm chế cảm xúc: con cái ở các độ tuổi khác nhau lại có những cảm xúc và tâm lí khác nhau. Tuy nhiên đa số cảm cúc của chúng rất thất thương, chưa tự ý thức được đúng, sai trong hành động của mình. Cha mẹ cần phải biết được tâm lí riêng  của con để từ đó điều chỉnh, giúp trẻ hiểu được hành vi cư xử đẹp, tránh đổ lỗi hay làm tổn thương người khác.
Tốt nhất chúng ta nên dạy con cách cư xử tốt đẹp hơn trong những lần tiếp theo, hãy tạo không khí thoải mái, gần gũi nhưng vãn nghiêm túc, không nên cười cợt hay có những cử chỉ không hay, điều đó sẽ ảnh hưởng đến con sau này.
      Kĩ năng giải quyết vấn đề: Bên cạnh những con ngoan vẫn còn những bé ích kỉ, luôn coi bản thân mình là số 1,cãi lời người người lớn, bắt nạn bạn. Để thay đổi điều này, cha mẹ nên trang bị cho con những phương pháp hiệu quả để đối phó với những vấn đề của con. Quan trọng hơn, cha mẹ cần giúp con hiểu được những rắc rối là một phần cuộc sống, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Thứ ba, dạy con chăm ngoan

do choi tre em (8)
 

      Hãy biết nói không với trẻ: Cùng một cách từ chối đòi hỏi của con nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, hãy thay đỏi cách từ chối, nói không với chúng.
      Tôn trong trẻ: Bạn nên biết, trẻ con như những tờ giấy trắng, bạn vẽ gì nên đó, tờ giấy sẽ có hình như vậy.
      Dạy trẻ tính kiên nhẫn: Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.
Người lớn là tấm gương của trẻ: Muốn dạy trẻ làm ngoan, nghe lời thì trước hết bản thân chúng ta phải làm đúng. Trẻ dễ dàng làm theo những gì nó biết, bạn phải dạy chúng biết xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt... Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.
        Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ. Cha mẹ hãy làm bạn với con, hãy tìm hiểu, tạo điều kiện gần gũi để con cái tâm sự, lắng nghe con để thấu hiểu. Lấy con làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ, giáo dục. Cuộc sống ngày nay có quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều điều tiêu cực. Bố mẹ phải là người dẫn đường sáng suốt, giúp trẻ lựa chọn những hướng đi dúng đắn nhất.
       Bố mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Trước những nguy cơ xấu, bố mẹ thường cấm đoán, ngăn cản con. Lúc nhỏ, có thể trẻ chưa hiểu, nhưng khi trẻ lớn lên bố mẹ phải giải thích nguyên nhân vì sao họ muốn chúng làm điều này, để chúng hiểu rằng, tất cả là vì lợi ích của chúng. Làm như vậy, cha mẹ trao lại quyền quyết định cuộc đời cho chúng.
     Vì vậy rất cần ở cha mẹ một tình thương bao la, vô bờ bến để mãi kiên trì bên con hướng dẫn, uốn nắn con từng bước. Phải có niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đừng để quan niệm “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”làm nhụt chí khi đối diện với những thử thách trong nuôi dạy con.
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây