Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

TRẢ LỜI THÔNG MINH VỚI CÂU HỎI TẠI SAO CỦA TRẺ

Thứ bảy - 09/01/2016 04:27
Dường như con có năng khiếu về làm khó người khác hay sao ấy? Cứ liên tục làm khó bố mẹ bằng những câu hỏi trên trời dưới đất.
do choi tre em (3)
do choi tre em (3)

Bố mẹ đừng vội cáu và bỏ qua nhé, đây là những cơ hội tốt để làm bạn với con, nắm bắt được sự phát triển của con và dạy con những bài học đầu đời thú vị.
Sự tò mò của trẻ con cộng với trí tưởng tượng không thể kiểm soát dẫn đến những câu hỏi thú vị nhưng không dễ trả lời. Rất nhiều bậc phụ huynh không đủ kiên nhẫn đã phát cáu lên với hàng tá câu hỏi không có điểm dừng của các con, trong đó có khá nhiều câu hỏi làm bố mẹ phải đứng hình.
Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là thay vì trốn tránh, bố mẹ nên chọn cách đối thoại với con một cách thật nghiêm túc. Những câu trả lời của bố mẹ hôm nay có thể gây ấn tượng đầu tiên cho con mạnh đến nõi con sẽ nhớ mãi khi lớn lên.
Vậy nên làm thế nào? Ikids chia sẻ một số mẹo để trả lời những câu hỏi quá sức tưởng tượng của trẻ nhé. Và trong tình huống tương tự bố mẹ có thể sẵn sàng trả lời bé.

Hiểu được điều gì khiến trẻ hay đặt câu hỏi?

do choi tre em (1)
 

Việc trẻ thường xuyên đặt câu hỏi “ tại sao” một mặt là do nhu cầu khám phá thế giới xung quanh ở trẻ rất lớn, mặt khác trẻ muốn được giao tiếp với người lớn, lôi kéo sự chú ý của người lớn và kết quả quan trọng là qua đó thắt chặt mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ, giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy, sáng tạo.

Cha mẹ không được cáu gắt với trẻ

Đây là giai đoạn trẻ ham muốn tìm hiểu, khám phá mọi thứ, bước đầu cho sự phát triển trí tuệ sau này của trẻ. Nếu bị từ chối trả lời với một tháy độ khó chịu và xem thường của người lớn sẽ khiến trẻ bị tổn thương lòng hiếu kì, nảy sinh tâm lí không muốn hỏi nữa, thậm chí không dám đặt ra câu hỏi để tìm lời giải đáp, cản trở sự phát triển của trẻ.
Khi trả lời bé, bố mẹ nên có thái độ tích cực vui vẻ hào hứng để thể hiện sự quan tâm và cổ vũ trẻ. Điều này sẽ kích thích trẻ giao lưu với bố mẹ và bé cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn. Đôi khi bé hỏi bố mẹ không chỉ để tìm thông tin mà là muốn trò chuyện với bố mẹ. Vì vậy, bố ẹ hãy ôm bé vào lòng, trò chuyện với bé và giao tiếp với bé nhiều hơn.
Nếu bé đã tự khám phá ra câu hỏi thú vị hay cách trả lời cho câu hỏi của mình, bố mẹ nên khen thưởng, động viên trẻ để bé cảm thấy muốn tự học hỏi, tìm tòi và khám phá nhiều hơn.

Phân biệt loại câu hỏi “ tại sao” mà trẻ đặt ra

do choi tre em (2)
 

Trong những câu hỏi “ tại sao” của trẻ, bạn cần chú ý có những câu hỏi trẻ hỏi chỉ để hỏi mà thôi, không cần cha mẹ trả lời, nhưng có những câu hỏi trẻ hỏi để khẳng định suy nghĩ của trẻ, hỏi để biết, thậm chí phải biết đến tận cùng.
Với những câu hỏi ở loại thứ nhất sẽ dễ dàng với cha mẹ vì có khi bạn không cần phải trả lời. Nhưng với loại câu hỏi ở loại thứ hai thì thật sự trở thành vấn đề mà cha mẹ phải đặc biệt quan tâm.

Không nên trả lời ngay câu hỏi của trẻ

Khi trẻ đặt câu hỏi, cha mẹ hãy cho trẻ cơ hội có thời gian tự suy nghĩ, tự khám phá. Điều này vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh mình, vừa phát triển chính bản thân mình, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ. Hơn nữa khi cha mẹ dành thời gian cho trẻ suy nghĩ cũng là dành thời gian cho chính mình suy nghĩ cách trả lời cho những câu hỏi của trẻ, vì chúng ta không phải là cuốn bách khoa tòa thư biết rõ mọi điều.

Không cần phải trả lời chính xác tất cả các câu hỏi của trẻ

Khi trả lời những câu hỏi của trẻ không nên quá chú ý đến tính chính xác, tính khoa học của câu trả lời vì đôi khi những câu trả lời đó không được thỏa mãn trẻ, thậm chí lại càng làm trẻ thắc mắc nhiều hơn.
Khi trả lời các câu hỏi của con, bố mẹ cần trả lời đơn giản, ngắn gọn, xúc tích, hài hước, dí dỏm nhưng không kém phần khoa học, thực tế. Trẻ từ 2 đến 7 tuổi thường suy nghĩ bằng trực quan chứ không phải là lo-gic, có nghĩa là chúng không dễ dàng hiểu các khái niệm trừu tượng. Vì thế nếu trả lời con trẻ bằng kịch bản có tính giả thuyết, nhiều thông tin sẽ làm cho chúng rối lên. Tốt hơn là nên trả lời ngắn gọn thậm chí tốt hơn hết là trả lời con bằng sự minh họa.
Nếu bố mẹ không biết trả lời câu hỏi của con thì bố mẹ có thể hỏi ngược lại con. Với những câu hỏi ngược sẽ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ và tự tin. Bé cảm thấy bé là người thông minh và đầy hiểu biết nên bé sẽ tự động đi tìm câu trả lời cho mình.
Nhưng đôi khi có những bé lười vận động, không trả lời thì ngay lúc này, bố mẹ nên nói với bé thật khéo. Trong khoảng thời gian đó, mẹ nên giao việc gì đó cho bé để bé quên đi câu hỏi đó rồi mẹ hãy tìm hiểu câu trả lời thông minh nhất dể trả lời cho con.

Gợi ý cho trẻ để trẻ tự tìm câu trả lời

Cũng có khi cha mẹ không cần trực tiếp trả lời vào câu hỏi của trẻ, mà có thể gợi ý cho trẻ, mà có thể gợi ý cho trẻ tự tin tìm ra câu trả lời bằng cách kể cho trẻ nghe một câu chuyện mà nội dung của câu chuyện cuôn hút trẻ, nội dung chứa đựng câu trả lời, qua đó giúp trẻ tự tìm được câu trả lời thích hợp.

Một số câu hỏi thường gặp ở trẻ

do choi tre em (1)
 

Ngoài làm mẹ ra thì mẹ còn làm gì nữa?

Có lẽ con đã quen với việc mẹ phải đi làm mỗi ngày hoặc ở nhà mỗi ngày, con bắt đầu thắc mắc về nghề nghiệp của mẹ. Trẻ con khá đơn thuần, vì thế ngoài những công việc phổ biến như giáo viên, bác sĩ, cảnh sát,... con chưa biết gì về những công việc khác.
Đây là cơ hội để mẹ chia sẻ với các con về nghề nghiệp của mình và đừng quên chuyện quan trọng nhất tìm một cụm từ chirddichs hanh nghề nghiệp của mình để bé dễ nhớ và có thể trả lời khi nói chuyện với các bé khác.
Sao mẹ lại lấy bố
Hãy nhớ lại lúc còn nhỏ, chúng ta cũng khá tò mò vớ chuyện tình cảm của bố mẹ. Điều đó cũng dễ hiểu vì anhe hưởng từ những câu chuyện cổ tích luôn khiến chúng ta gắn hình ảnh của bố với người hùng, hình ảnh của mẹ với ngươi đẹp.
Khi con quan tâm đến vấn đề này, hầu như mọi người vì ngượng mà thường quát nạt con. Điều đó có thể làm cho con cảm thấy tổn thương và cho rằng đó là một đê tài u tối.
Hãy cho con vài đáp án để con cảm thấy hài lòng cũng như có cảm nhận được tình yêu trong gia đình của mình.

Mẹ thấy con giống mẹ không? Con giống bố ở điểm nào?

Trẻ con cũng khá là nhạy cảm trong những vấn đề có liên quan đến bản thân hoặc gia đình. Những cuộc nói chuyện với bạn bè ở lớp hay vài lời trêu ghẹo của người lớn có thể làm con thắc mắc trong lòng.
Sự đồng thuận của bố mẹ trong việc con giống bố mẹ, con không phải con nuôi, con không phải được nhặt từ bãi rác sẽ là động lực lớn lao trong việc xây dựng niềm tin vào bản thân cho con.

Mẹ thích ai nhất?

Một câu hỏi hóc búa và hầu như không ông bố bố mẹ nào trả lời trực diện được. Ám ảnh về sự thiên vị của bố mẹ đối với một ai đó trong số các anh chị em vì những lí do riêng thường được kết thúc ở tuổi thơ mà kéo dài đến tận khi trưởng thành. Hãy khéo léo trả lời để không đứa con nào buồn cả. Hãy nhớ rằng trong đối xử cũng đừng khác biệt quá, điều đó thật sự không tốt cho tâm lí của con.

Làm bố mẹ có khó không?

Hầu như câu trả lời trong trường hợp này là “ Khi nào làm bố, mẹ con sẽ biết”. Sự thật đúng là như vậy, nhưng với một đứa trẻ, câu trả lời này quá trừu tượng và chẳng có ý nghĩa gì hết. Sẵn dịp này, mẹ có thể chia sẻ với con một chút về việc làm mẹ vất vả của mình, biết đâu con sẽ hiểu hơn, thông cảm hơn, thương mẹ hơn và ngoan hơn. Dù còn nhỏ nhưng con cũng biết suy nghĩ.

Con có thể giúp gì cho mẹ không?

Đây hoàn toàn là câu hỏi xuất phát từ ý tốt nhưng mẹ biết thừa một bãi chiến trường đang chờ đợi mình ở tương lai. Nhưng không lẽ lại để con có cảm giác rằng mình thật là vô dụng, mẹ chẳng cần mình giúp? Mẹ có thể nghĩ ra những việc đơn giản nhất và phù hợp với độ tuổi của con để con làm. Không chỉ giúp con tự lập, việc phân chia lao động như vậy sẽ cho con thấy được sự trưởng thành của mình cũng như vai trò của mình trong gia đình.

Tại sao mẹ lại được coi phim mà con không được được coi phim hoạt hình?

Đây quả là một câu hỏi dễ dẫn đến cảnh bạo lực gia đình, chỉ vì con cảm thấy không công bằng. Càng ra uy, quát nạt, đánh hoặc phạt con chỉ càng làm con ý thức sâu sắc thêm về sự độc đoán, áp đặt của mẹ mà thôi. Hãy kiên quyết nói rõ ràng với con rằng, con chỉ được phép xem phim hoạt hình một ngày bao nhiêu phút đó thôi và con không được phép hét lên với mẹ như thế. Mẹ cứ thong thả mà chỉnh con chắc chắn sẽ chiến thắng tâm phục khẩu phục còn nếu mẹ phát cáu thì rõ là mẹ đã thua sự đáo để của con rồi.
Hỏi là một nhu cầu của trẻ mà chúng ta nhất thiết phải đáp ứng để góp phần vào việc bồi dưỡng và phát triển nhận thức cho trẻ, vì vậy bố mẹ hãy ủng hộ, cổ vũ, động viên bé bằng cách trả lời những câu hỏi một cách thông minh, hài hước, dí dỏm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây