Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

“TUYỆT CHIÊU” DẠY CON HỌC Ở NHÀ ĐƠN GIẢN

Thứ tư - 24/02/2016 01:31
Dạy con học là cực hình của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng thực tế cho thấy việc giáo dục tại nhà có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập của con
do choi tre em (1)
do choi tre em (1)

Dạy con học là cực hình của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng thực tế cho thấy việc giáo dục tại nhà có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập của con, đặc biệt là trong giai đoạn bé mới đi học.
Dưới đây là một số tuyệt chiêu mà Ikids chia sẻ để những giờ học của bé tại nhà nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả hơn.

Đối mặt với câu hỏi tại sao?

do choi tre em (4)
 

Trẻ nhỏ có sự tò mò vô tận về mọi thứ và có thể liên tục hỏi “tại sao?” có thể khiến bố mẹ không biết nên trả lời như thế nào. Bối rối, bố mẹ có thể quát con. Thêm một vấn đề nữa là nhiều lúc trẻ hỏi “ tại sao” như một kiểu đối phó, câu giờ vì làm biếng học.
Hãy tỉnh táo phân biệt và giao kèo với con rằng những câu hỏi hợp lí sẽ được trả lời thả đáng, còn những câu hỏi vớ vẩn thì bố mẹ sẽ cho qua. Như thế, bố mẹ vừa tiết kiệm được thời gian vừa dạy con cách đặt cau hỏi sao cho đúng.

Kiên nhẫn giải thích

do choi tre em (3)
 

Đầu óc trẻ con rất khác người lớn, con có thể tưởng tưởng đi đâu hoặc ngơ ngác với những kiến thức mà người lớn nghĩ là thông thường. Vì thế, cần có sự kiên nhẫn và bình tĩnh để giải thích cho con hiểu.

Kỉ luật

Con trẻ thường ham chơi hơn ham học. Tất nhiên rồi, vì chơi thì thoải mái còn học thì phải suy nghĩ. Lại mang cảm giác ép buộc nên bé không thích. Vậy nên bố mẹ rất cần có những quy tắc rõ ràng về thời gian học, nội dung học mỗi buổi để con không lơ là và nhớ là bố mẹ không bao giờ được phá kỉ luậ do mình đã đặt ra dù chỉ một lần, vì như thế con sẽ không tôn trọng luật nữa.

Tắt ti vi

Nếu tivi đặt gần góc học tập của bé, bạn nên đặt ra quy định khi nào đến giờ học thì không ai trong nhà được xem tivi. Nếu bạn mở tivi khi con đang học sẽ thu hút bé, làm bé không tập trung.

Ví dụ sinh động, thực tế

 
do choi tre em (2)

ân, phép chia đều có thể đưa vào cuộc sống hàng ngày. Thay vì những bài tính toán số học sinh, người lớn, số cây trong sách giáo khoa, bố mẹ có thể cho con tính số viên kẹo, hộp bút màu,... bé sẽ rất hào hứng hơn khi làm bài tập.
Với môn 1Tiếng việt, nếu bố mẹ giải thích từ mới một cách máy móc, không có ví dụ dễ hiểu kèm theo thì con sẽ rất khó hiểu được. Ví dụ đó có thể là những mẫu câu đơn giản về bố, mẹ, ông, bà,... trong tình huống như thế nào thì sử dụng câu từ đó. Như thế con sẽ áp dụng được luôn những kiến thức học được vào cuộc sống thường ngày chứ không chỉ đơn giản học để lấy điểm.

Thất bại là mẹ thành công

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Dù bố mẹ đã từng dạy các cháu học ngon lành, dạy đứa thứ nhất học vèo vèo thì vẫn có thể thất bại với đứa thứ hai. Vấn đề là mỗi đứa trẻ có tư chất khác nhau, sở thích khác nhau, mức độ tập trung khác nhau, cho nên cũng cần phương pháp dạy học khác nhau.
Hãy để những lần đầu thất bại giúp bố mẹ có cái nhìn sâu sắc hơn về học tập của con, từ đó rút ra được giải pháp cho mình. Hơn cô giáo, bố mẹ là những người hiểu con cái mình rõ nhất kia mà.

Bố trí góc học tập cố định

Góc học tập có thể là phòng của bé hoạc một chiếc bàn rộng trong nhà bếp, phòng ăn, không cần quá chú trọng đến hình thức. Lọa trừ càng nhiều yếu tố làm sao nhãng cho bé càng tốt. Chỉ cần một chiếc bàn đủ chỗ cho những vật dụng cần thiết như bút chì, mực, giấy, sách ...

Chỉ nên hỗ trợ chứ không nên giúp bé làm bài tập

Cha mẹ có thể hỗ trợ bé làm bài tập như soát lỗi sai chính tả, hướng dẫn gợi ý cho bé làm bài tập. Tuy nhiên bạn không nên giúp con làm hết bài tập vì sẽ tạo cho bé thói quen ỷ lại, bé sẽ lười suy nghĩ và bài tập ở nhà sẽ mất đi ý nghĩa của nó khi bé chẳng thể nhớ thêm bài cũ, hiểu rõ nội dung mình cầ làm. Hãy để bé có thời gian tự suy nghĩ và tự hoàn tất bài tập của mình.
Bạn có thể đọc lại đề bài hoặc kiểm tra kết quả phép toán sau khi bé đã làm xong bài. Và nhớ rằng, bạn hãy đưa ra những lời nhận xét tích (dù bé có làm sai) nếu bạn không muốn bé tỏ ra khó chịu khi làm bài tập ở nhà.

Khuyến khích con tự học

Ỷ lại là thói xấu rất dễ hình thành ở trẻ em, bởi sự bao bọc quá mức của cha mẹ. Hãy thử nghĩ xem, nếu con nghĩ rằng việc học bài và làm bài tập ở nhà đã có bố mẹ lo cho thì làm sao bé có thể tự giác trong việc học, cũng như trong các vấn đề của chính mình?
Khuyến khích con tự học, tự làm bài tập, khi con gặp thắc mắc, hãy chỉ giúp bằng cách đặt những câu hỏi gợi ý để con tự mình nhìn nhận ra vấn đề. Có như thế, con mới chủ động hơn trong việc học và học tốt hơn.

Trò chuyện với con nhiều hơn

Không chỉ có học và học, bố mẹ nên nói chuyện cùng con về trường lớp, về tiết học Toán hôm nay ở trường, về những bạn học của con,... Qua những câu hỏi này, bố mẹ sẽ hiểu hơn cái nhìn của con về cô giáo, các bạn và các môn học. Nếu con gặp vấn đề gì hãy nói chuyện kĩ hơn với con về điều đó, lắng ngh cách giải quyết của con và đưa ra những ý kiến có giá trị tham khảo.
Thói quen trò chuyện sẽ giúp bố mẹ hiểu con cái hơn, giúp các buổi học ở nhà dễ dàng và thú vị hơn nhiều.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có những kinh nghiệm giúp con học tập ở nhà đạt hiệu quả cao.
Chúc các mẹ thành công!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây