Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

https://dochoimaugiao.vn


LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN CON LẤY TRỘM TIỀN?

Để mua được những món đồ chơi trẻ thích mà không cần phải xin bố mẹ, nhiều bé nhằm lúc bố mẹ sơ hở, ăn trộm tiền khi chưa hiểu hết được giá trị của tiền đó.
do choi tre em (1)

Rất nhiều ông bố, bà mẹ đang đau đầu không biết phải xử lí vấn đề nhạy cảm này như thế nào? Ikids – đồ chơi trẻ em đưa cho mọi người một số lời khuyên. Hy vọng với những cách này bố mẹ sẽ thấy bé trưởng thành nên rất nhiều và có khuynh hướng không bao giờ lục tủ, quần áo hay ví tiền của bố mẹ nữa.
Hãy cùng chia sẻ cho mọi người nhé.
Như các bạn đã biết, trẻ ăn trộm tiền khi còn nhỏ không phải hiếm gặp, khi ngoài xã hội có rất nhiều thứ cám dỗ trẻ. và vì không phải lúc nào bố mẹ cũng đáp ứng hết những nhu cầu về vật chất cho bé, như việc bé đã có rất nhiều đồ chơi vẫn muốn mua thêm nữa. Việc bố mẹ không muốn bé ăn quà vặt ngoài đường vì sợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,...
Để không phải mè nheo hay xin bố mẹ đáp ứng những nhu cầu của mình, nhiều trẻ đã tự ý lấy tiền của bố mẹ để thỏa mãn sự mong muốn của mình khiến không ít cha mẹ tức giận và lo lắng. Tuy nhiên, việc nóng giận đối với con chưa chắc đã giải quyết được vấn đề.
Mặt khác, nhiều trẻ em cứ vô tư và tự tiện lấy tiền của bố mẹ, bởi trẻ chưa có kiến thức cơ bản về tiền, chưa hiểu hết giá trị của đòng tiền, chưa hiểu được việc kiếm được một đồng tiền thì bố mẹ phải lao động vất vả thế nào mới có được.

Trẻ trộm tiền thì xử lí như thế nào?

do choi tre em (4)
 

Nếu phát hiện việc con lấy trộm tiền mà không có bằng chứng rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ vô cùng lo lắngđể tìm cách nói chuyện tế nhị nhất với con. Vì nếu không đủ bình tĩnh tế nhị, bạn không những không giúp con cái sửa sai mà còn làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn vì một khi trẻ đã biết trộm tiền và tiêu tiền thì vấn đề đã không còn đơn giản.
Trẻ ăn trộm tiền hãy kiềm chế cơn giận. Ngay khi biết trẻ ăn trộm tiền, nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy vô cùng tức giận, thất vọng. Trong hoàn cảnh đó, đã không ít cha mẹ gọi ngay trẻ lại và quát mắng, răn đe và quy kết, “ Mày ăn trộm bao nhiêu tiền rồi?”, “ Ăn trộm lâu chưa?”, “ Lần sau cấm không được ăn trộm nữa”... thậm chí nhiều cha mẹ còn đánh đòn để con chừa tật ăn cắp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này của cha mẹ là phản khoa học, nó chỉ giải tỏa sự bực tức của người lớn chứ không có tác dụng giúp trẻ nhận thức được cái sai và không tái phạm. Trong hoàn cảnh này, cha mẹ nên kiềm chế cơn giận của mình lại, đi làm một việc gì đó cho trạng thái ổn định và cảm thấy dễ chịu hơn, sau đó nghĩ phương án để nói chuyện với trẻ.

Học cách tin tưởng vào con

do choi tre em (2)
 

Việc ăn trộm tiền là sai, nhưng cha mẹ nê học cách tin tưởng ở con. Tin tưởng trong hoàn cảnh này trước hết là tin tưởng ở sự thay đổi của trẻ. Có thể trong trường hợp đó, trẻ ham vui mà làm điều sai trái, nhưng chỉ cần chỉ dẫn, trẻ sẽ hiểu ra và thật sự thay đổi. Sau đó là sư tin tưởng vào mục đích, động cơ của con. Có thể con lấy trộm tiền vì một lí do nào khác chứ không phải do con ham ăn quà hay mua sắm cho riêng mình.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn trộm tiền

Từ lòng tin đối với trẻ, cha mẹ sẽ có cách để nói chuyện, chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân con ăn trộm. Hãy nói với trẻ bằng giọng cứng rắn, có chút răn đe, nhưng vẫn phải mềm mỏng để trẻ dễ dàng tâm sự.
Bên cạnh đó cũng thường xuyên trò chuyện với con. Đừng ám chỉ khi chưa có bằng chứng. Trong tình huống bạn có bằng chứng về việc con trộm tiền của mình thì việc nói với bé chỉ làm bé xấu hổ và dần dần sẽ cảm thấy thiếu tự tin.
Cơ bản là bạn hãy dùng tình cảm để tác động đến những suy nghĩ hợp lứa tuổi của con. Hãy than thở với bé rằng “ Mẹ bị mất tiền, mẹ buồn quá. Gần đây gia đình mình khó khăn mà còn mất tiền, vậy thì chúng ta sẽ mất một khoản chi tiêu rồi.” Câu nói này không chỉ vào ai, chỉ là than thở, có thể sẽ làm bé cảm thấy ân hận nhưng không mất mặt. Nó giúp cho bé không muốn lặp lại hành động này lần sau vì khiến mẹ buồn.

Cha mẹ hãy suy nghĩ theo hướng tích cực

Đa số người ta thường tốt nhiều hơn xấu, nhưng không có ai hoàn toàn tốt hoặc xấu. Đặc biệt, trẻ em thường có ý thức vươn lên để xứng đáng với niềm tin của người thân, hoặc gục ngã vì sự nghi ngờ/ khinh khỉ của người thân. Hãy có niềm tin tốt đẹp ở con mình và chứng tỏ cho bé thấy điều đó để bé vươn lên sống xứng đáng với niềm tin đó.
Đồng thời hãy thấu hiểu nhu cầu của con, đa số mọi chuyện đều không thích hại người khác trừ khi họ có nhu cầu cấp bách. Trẻ em nói dối có thể vì sợ hạt, ăn cắp tiền vì có nhu cầu tiêu tiền. Hãy tìm cách cho bé kiếm tiền bằng cách tạo công việc trả tiền hoặc cho tiền, hoặc tạo mục tiêu hướng dến rồi thưởng tiền...

Giải thích cho con hiểu đây là việc làm xấu

do choi tre em (5)
 

Trẻ ở tuổi dậy thì cùng với sựu thay đổi và phát triển đột ngột về mặt tâm sinh lí thì đồng thời cũng xuất hiện một số tật xấu điển hình như nói dối, ăn trộm vặt. Mức độ phạm phải nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng môi trường sống.
Cha mẹ nên phân tích cho trẻ hiểu rằng đây là hành động xấu, không tốt và rất xấu hổ nếu để cho mọi người biết. Có thể cho trẻ thấy hậu quả nếu ba mẹ phát hiện chuyện này một lần nữa, đồng thời nhấn mạnh rằng ba mẹ không mong muốn điều ấy sẽ xảy ra nữa và tin rằng con sẽ làm được. Sau đó nên khen, động viên trẻ khi chúng thực hiện được những yêu cầu của mình.

Không để tiền sơ sểnh trước mặt trẻ

do choi tre em (3)
 

Cha mẹ cũng cần có biện pháp ngăn chặn hành vi của trẻ ngay từ đầu bằng cách không nên để tiền sơ sểnh trước mặt trẻ, không tạo cho con thói quen dùng tiền tùy tiện,...
Các chuyên gia khuyên bạn : sử dụng ân huệ và uy nghiêm kết hợp là phương pháp tương đối tốt, có thể cho trẻ biết được rằng lấy trộm là việc làm xáu, nhấtđịnh sẽ bị phát hiện và phải chịu sự trừng phạt, điều này khiến cho trẻ hiểu được rằn làm sai rồi thì phải sửa sai mới là đúng, lúc đó cần tránh dùng thái độ thô bao gay gắt với trẻ, bởi vì tâm lí của con trẻ còn tương  đối yếu ớt, dễ dàng chịu kích động, từ đó mang đến kết quả hoàn toàn ngược lại.
Làm sao để bé đã mắc lỗi trộm tiền trong ví mẹ không lặp lại lỗi này là việc làm tương đối khó với cha mẹ. Vì khi gặp tình huống này đa số cha mẹ nóng giận, khó kiểm soát tâm lí bực bội. Tuy vậy, nếu bạn bình tĩnh và áp dụng cách xử lí mềm dẻo trên tinh thần thấu hiểu và cảm thông, bạn sẽ nhận được kết quả như ý.
Trog thâm tâm một đứa trẻ đã mắc lỗi hoàn toàn có thể hiểu mẹ cũng nghi ngờ vì bé đã từng lấy trộm tiền, dù mẹ biết nhưng đã không nặng lời trách mắng. Cách nói nhẹ nhàng và tình cảm của mẹ sẽ làm xóa đi sự lo lắng trong lòng bé vì mẹ nói mất tiền là vì thói quen xấu của mẹ chứ không phải bé ăn cắp.
Khi được mẹ giao trách nhiệm và công việc “ kiếm tiền chính đáng” sẽ làm tăng động lực, sự tự tin, hướng thiện và có trách nhiệm với những đồng tiền mình sử dụng.
Hãy là những ông bố, bà mẹ tuyệt vời trong mắt các con nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây