Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

https://dochoimaugiao.vn


THÔNG TƯ 30 – HỌC SINH LÀ NẠN NHÂN CỦA CẢI CÁCH

Dù đã đi được hơn nửa năm học, tuy nhiên việc ra đời của thông tư 30 vẫn còn nhiều tranh cãi cho đến ngày hôm nay.
THÔNG TƯ 30 – HỌC SINH LÀ NẠN NHÂN CỦA CẢI CÁCH

       Trên các mặt báo tràn lan các bài viết về thông tư 30. Những khó khăn khi thực hiện, ưu điểm của thông tư 30 so với thông tư 32 hay thầy cô giáo nói gì về thông tư 30.
Hãy cùng Ikids đồ chơi trẻ em đi tìm hiểu về những mặt đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân của thông tư 30 nhé.

 

do choi tre em(3)

 

Nội dung của thông tư 30

        Làm rõ được khái niệm đánh giá thường xuyên, cách thực hiện đánh giá thường xuyên, việc đánh giá thường xuyên không chỉ quan tâm đến việc trang bị kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học mà còn quan tâm đến việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Cụ thể: đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
        Trong đánh giá thường cuyên, giáo viên ghi nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được, biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong rèn luyện, học tập.

Những mặt đã đạt được

do choi tre em(1)
 

        Thông tư 30 là một thông tư đúng đắn, có nhiều đổi mới tiên tiến. Bởi theo tinh thần của Thông tư sẽ giải quyết khá nhiều vấn đề bất cập hiện nay của giáo dục Việt Nam như bệnh thành tích, bệnh xa rời thực tế...
      Có thể nói, Thông tư 30 được triển khai thực hiện đã tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học tăng cường sự gắn kết với gia đình, cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh.
       Giúp người dạy đánh giá được sự tiến bộ thường xuyên của mỗi cá nhân học sinh qua từng chi tiết học, từng hoạt động dạy – học, từ đó điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cơ bản – hoạt động thực hành – hoạt động ứng dụng phù hợp với năng lực học sinh. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự tin, khẳng định bản thân và có động lực vươn lên trong học tập.
         Đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cách học; tăng khả năng giao tiếp, hợp tác; tạo hứng thú trong học tập và rèn luyện để tiến bộ. Hình thức ghi nhận xét đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan đối với tất cả học sinh.
        Đó chính là điều kiện thuận lợi giúp cho đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh có kĩ nưng đánh giá học sinh bằng nhận xét theo thông tư 30 (nhận xét bằng lời, ghi nhận xét trên bài kiểm tra thường xuyên các môn học, vở tập viết, chính tả, tập làm văn, sách bài tập của học sinh).
      Đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học, giáo viên cốt cán của tỉnh đã hiểu được mục đích đánh giá, nguyên tắc đánh giá, nội dung đánh giá, đặc biệt là những điểm mới của Thông tư.
1 điểm cộng của Thông tư 30 đó là quy chế bỏ chấm điểm. Bỏ chấm điểm thường xuyên giúp học sinh giảm áp lực, giảm bệnh thành tích... Không cho điểm là để trả lại sự tự nhiên cho việc học.
      Thông tư 30 là chủ trương mới, phù hợp với sự phát triển của trẻ, rất cần được làm đúng, triệt để hơn, chuẩn bị và thực hành tốt hơn... Giáo viên được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng “lời nói” hoặc là “viết” phù hợp với học sinh và nhà trường. Giáo viên cần dựa vào mục tiêu nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học sinh với chuẩn kiến thức, kic năng, xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh... của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được học sinh, làm cho các em hứng thú học tập, đồng thời còn phải tư vấn hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.
      Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bài kiểm tra của học sinh sao cho thuận tiện trong việc phối hợp với học sinh và cha mẹ học sinh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến ự tiến bộ của học sinh.
        Giáo viên được quyền chủ động viết vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục (thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật kí về đánh giá học sinh, chỉ dành cho giáo viên ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ học sinh). Không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng.

Những hạn chế

do choi tre em (3)
 

       Thông tư 30 còn rất nhiều điều chưa hợp lí, chưa phù hợp đó là chưa có những giải thích phù hợp cho phụ huynh để họ hiểu và đồng hành cùng các nhà giáo dục trong việc dạy dỗ trẻ.
      Trước hết là việc giáo viên nhận xét bài kiểm tra thường xuyên chưa ghi cụ thể những ưu điểm hạn chế bài làm của học sinh, vẫn còn tồn tại nhiều lời phê, lời nhận xét của giáo viên chưa khuyến khích động viên học sinh cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Như vậy, giáo viên chưa phân biệt rõ nhận xét, đánh giá thường xuyên môn học/ hoạt động giáo dục với nhận xét, đánh giá phẩm chất học sinh.
       Phần lớn giáo viên còn lúng túng khi chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét biểu hiện. Cụ thể là còn nhiều giáo viên vẫn dựa vào kết quả kiểm tra cuối kì 1 là chính, chưa dựa trên kết quả kiểm tra thường xuyên của các tháng để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
       Thông tư 30, yêu cầu giáo viên phải quan tâm thực sự tới từng học sinh (cá thể hóa trong dạy học), vì sự tiến bộ của mỗi học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh các học sinh với nhau. Khi tham gia đánh giá cần nêu rõ những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn hướng dẫn, động viên học sinh, nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập... Với những yêu cầu mới như trên, giáo viên vất vả hơn so với bình thường.
       Trong quá trình đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất học sinh cuối kì 1, giáo viên chưa liên hệ và thu nhận được ý kiến đánh giá của phụ huynh nên việc đánh giá học sinh chưa đảm bảo tính toàn diện.
         Mặc dù 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học được tập huấn về công tác đánh giá học sinh theo Thông tư số 30, song do năng lực, trình độ của giáo viên không đồng đều khả năng tiếp thu còn hạn chế.
Từ đó dẫn đến phần lớn giáo viên chưa hiểu sâu, hiểu kĩ nội dung thông tư, một bộ phận giáo viên tư duy ngôn ngữ hạn chế, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ viết để ghi nhận xét, đánh giá học sinh, giáo viên chuyên phải dùng nhiều số theo dõi học sinh khi dạy nhiều lớp.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh chưa thường xuyên, kết quả trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh học sinh còn rất hạn chế, hiệu quả thấp. Việc tổ chức ra các cuộc thi định kì tại các trường tiểu học còn bộc lộ nhiều hạn chế chủ yếu về nội dung kiến thức chưa đảm bảo 3 mức độ nhận thức của học sinh.
   Mức độ 1: Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học, áp dụng trực tiếp kiến thức để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
   Mức độ 2: Học sinh biết kết nối, sắp cếp lại kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống vấn đề đã học.
   Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Việc tổ chức cho học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có sự tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá của giáo viên chủ nhiệm chưa hiệu quả.

Nguyên nhân

do choi tre em (2)
 

      Vì sự chuẩn bị khá gấp gáp khiến ngành giáo dục chưa đào tạo kĩ giáo viên, nhà trường về những nhận xét sâu, vừa mang tính khích lệ học sinh nhưng cũng cần chỉ ra rõ hơn với vài nhóm cần quan tâm. Giáo viên vì vậy chưa làm tốt việc đánh giá bằng lời, gây tâm lí lo lắng cho phụ huynh khi cầm những tờ nhận xét chưa thực sự chi tiết, còn chung chung. Mặt khác việc chấm điểm đã quen từ nhiều năm nay nên việc thay đổi cần thêm thời gian để cả phụ huynh lẫn nhà trường thích nghi.
     Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có thời gian thích nghi và phù hợp với đa số học sinh, đặc biệt là ở các thành phổ lớn với sĩ số học sinh đông.
Thông tư 30 là một thông tư mở, trong đó mọi quyền quyết định đều do thầy cô giáo thực hiện. Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam bao nhiêu năm nay đã đóng hoàn toàn trong những cái khung cứng nhắc, mọi thứ đều được định lượng hóa hết. Từ đánh giá hóc sinh, giáo viên, ra đầu bài... Giáo viên không quen khi đột ngột được thả và tự do làm mọi việc. Vì thế ngay lập tức, giáo viên và các sử ban ngành trong giáo dục tìm mọi cách đóng được bao nhiêu chi tiết thì đóng. Họ cảm thấy như thế quen thuộc hơn. Tuy nhiên chính cách làm đó đã khiến cho giáo viên bị quá tải.
      Các chuyên gia giáo dục và giáo viên cho rằng đánh giá học sinh bằng điểm hay nhận xét cũng chỉ là hình thức. Điều quan trọng hơn là hiệu quả của nó, có thực sự vì sự tiến bộ của học sinh hay không.
     Kế thừa và phát huy những ưu điểm về đánh giá học sinh tiểu học đã thực hiện trước đây, đặc biết là đổi mới đánh giá đã thực hiện trong hai năm học ở các trường tiểu học triển khai mô hình trường học mới Việt Nam, học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận được những động viên, phản hổi từ giáo viên về sản phẩm học tập của các em, về câu trả lời của các em.... và biện pháp để các em vượt qua các khó khăn trong học tập.
 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây