Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

https://dochoimaugiao.vn


CÁCH CHĂM SÓC DA CHO TRẺ SƠ SINH MÀ BẠN NÊN BIẾT

Da trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, nhạy cảm và thường gặp rất nhiều vấn đề về da, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh.
CÁCH CHĂM SÓC DA CHO TRẺ SƠ SINH MÀ BẠN NÊN BIẾT

Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm cho mình kiến thức về những phương pháp chăm sóc con hiệu quả. Đặc biệt là đối với da bé.
Da trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, nhạy cảm và thường gặp rất nhiều vấn đề về da, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Những vấn đề về da như mụn thịt, bớt máu, bớt xanh, hăm da, cứt trâu ... sẽ không có gì đáng lo ngại nếu chúng ta biết cách chăm sóc trẻ khoa học và hợp lí. Ikids – đồ chơi trẻ em sẽ chia sẻ với các mẹ một số kinh nghiệm cũng như bí quyết về cách chăm sóc da hiệu quả cho các bé sơ sinh.

Một số bệnh về da 
 

do choi tre em (3)

 

Mụn thịt

Mụn thịt thường có hình dạng nhỏ như nốt tàn nhang, có màu trắng và cứng, xuất hiện rải rác trên mặt, chủ yếu là vùng má, mũi, quanh mắt, có thể khắp cơ thể.
Mụn thịt ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất trong vài tuần đến vài tháng vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng, không cần điều trị đối với mụn thịt.

Vết bớt, chàm

Những vết bớt, chàm có thể xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Các vết bớt thường có màu nâu, xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ, khoảng 10% trẻ sơ sinh có các vết bớt này. Đặc biệt là các vết bớt màu xanh, là do các mạch máu bất thường nằm sau dưới da. Thông thường các vết bớt không có hại cho da và sức khỏe của trẻ, và sẽ tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên có những vết bớt bất thường trên da, mang dấu hiệu bệnh tật.
Ví dụ như các vết bớt đỏ mờ do mao mạch giãn nỡ, vì thế vết bts này ngày càng đậm và to. Vết bớt này nằm trêm khuôn mặt dễ gây ra mức độ nguy hiểm đối với bệnh tăng nhãn áp. Vết bớt màu nâu to hơn đồng xu có khả năng liên quan đến các u nhọt thần kinh.
Các u máu là một nhóm mạch máu nhỏ, cuộn chặt với nhau, thường cuất hiện trên lưng, đầu, ngực. Thường khi trẻ ở độ tuổi lên 9, các u máu này sẽ giảm bớt và trên da chỉ còn các vết mờ, không cần điều trị, tuy nhiên vì lí do thẩm mĩ có thể điều trị bằng thuốc và laser.

Trẻ bị hăm da

Hăm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục, nách, kẽ da ở đùi, mông, bàn tay, bàn chân. Các yếu tố dẫn đến hăm da thường do liên tục bị ẩm ướt hoặc thay tã không thường xuyên, bị tiêu chảy và sử dụng loại quần áo không hút mồ hôi.
Cha mẹ cần chú ý: cởi tã cho bé để da bé được tiếp xúc với không khí, cho bé mặc các loại tã lót ít lớp. Tránh dùng những loại khăn lau sử dụng một lần. Dùng nước sạch vệ sinh cho bé là tốt nhất. Chú ý tới các loại bột giặt, nước xả vải gây kích ứng da. Thoa thuốc mỡ lên các vùng da dễ bị hăm (dùng loại dành riêng cho trẻ sơ sinh)...

Cứt trâu trên da đầu

Trẻ sơ sinh, trên da đầu nhất là vùng thóp có những tảng vẩy dầy màu nâu xám, thường gọi là “cứt trâu” càng ít đi, đến 2- 3 tuổi có thể hết hẳn. Nhưng cũng có trường hợp cứt trâu đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, bóc lên thấy da đầu ở đó hỏi đỏ ướt. “Cứt trâu ” dày làm bé ngứa ngáy khó chịu, gãi đầu có thể có những biến chứng nhiễm khuẩn, mưng mủ, nổi đinh nhọt ở da đầu,vì cứt trâu là môi trường tốt cho vi khuẩn ngoài da (liên cầu, tụ cầu) phát triển. “Cứt trâu” nhiều có thể làm rụng tóc, thưa thớt hay từng đám vì chất nhờn tiết ra nhiều vít lỗ chân tóc gây rối loạn dinh dưỡng và làm rụng tóc.
Trong trường hợp này các mẹ đừng lo. Chỉ cần gội đầu cho bé dần dần sẽ hết, nếu “ cứt trâu” thành từng mảng dầy nhiều có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
Vài ngày một lần bôi ít dầu parafin lên da đầu để vài giờ cho “” cứt trâu” bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng. Làm như vậy 3 – 5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần. Có thể bôi một số thuốc kem, mỡ như acid salicylic 2%, chlorocid 1%, erythromycin 1%,diprosalic, kết hợp gội đầu bằng nước chanh, bồ kết loãng, nước lá chè tươi. Khi gội hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành mưng mủ, chốc lở, mụn nhọt...

Hiện tượng hạt kê

Hạt kê là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Các hạt kê này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kì cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.
Phát ban đỏ
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “ phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.
Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
Nên tránh cậy nốt ban vì bạn có thể khiến bẹ bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7 -10 ngày tuổi.

Chàm sữa

Hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 thnags tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi...
Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mày, tróc vẩy...

Rôm sảy

Hiện tượng này thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là về mùa nắng nóng ở các bé hay bị mồ hôi nhiều, vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân.
Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sẩy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.

Mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.
Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

Biện pháp chăm sóc da cho bé

do choi tre em (5)
 

Chọn lựa tã tốt và mặc tã đúng cách

Những khu vực da bé thường xuyên cọ xát với tã giấy như khu vực bên trong bẹn, phần đùi trong... hay vùng mông thì khả năng bị hăm tã rất cao. Nguyên nhân là do da bé vốn rất mỏng và nhạy cảm nên nếu mẹ sử dụng tã giấy có chất liệu không mềm mại, thô ráp hay mawcjtax quá chặt, da bé cọ xát với tã sẽ gây trầy xước da, da nổi mản đỏ, là điều kiện lí tưởng để hăm tã tấn công.
Vì vậy, khi chọn tã cho bé, mẹ phải chú ý chọn những loại có chất liệu tốt, mềm mại và mặc tã vừa vặn để hạn chế sự cọ xát cho da bé.

Thay tã 4 tiếng 1 lần

Vùng mông, bẹn là những vùng được quấn tã nên thường xuyên tiếp xúc với enzyme trong chất thải của bé, đây cũng chính là tác nhân gây kích ứng da đối với làn da nhạy cảm của bé.
Vì vậy, nếu mẹ chủ quan quên thay 4 tiếng mỗi lần sẽ vô tình để da bé tiếp xúc quá lâu với các enzyme trong môi trường ẩm ướt không thoáng khí, không vệ sinh, dễ dẫn đến tình trạng hăm tã hay da bé bị nổi nốt đoe, đau rát, khó chịu.

Vệ sinh da đúng cách

Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa da thật kĩ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên xó một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm rồi hãy bôi thuốc. Điều này sẽ tránh gây bí ở các kẽ da và vùng da nhạy cảm giúp bé cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
Tuyệt đối không sử dụng các chế phẩm chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản
Các chất tạo màu hay tạo mùi hay chất bảo quản không có tác dụng điều trị hay bảo vệ da bé, ngược lại còn tiềm ẩn khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không lựa chọn các chế phẩm chứa các chất này khi chăm sóc da cho bé.
Cần bảo vệ sự vẹn toàn da cho trẻ để tránh sự xâm nhập của những tác nhân gây hại.  Cần tránh các dị nguyên có trong thức ăn, nước uống, đồ dùng và môi trường sống dễ gây dị ứng cho trẻ để phòng ngừa các bệnh về da cho trẻ.
Tắm rửa đúng cách là một trong những biện pháp để bảo vệ da. Nhưng nếu chỉ tắm bằng nước không sẽ không lấy đi các chất nhờn, bẩn từ phân và nước tiểu của trẻ. Nên sử dụng những sản phẩm tắm gội nhẹ - dịu có độ pH trung tính dành riêng cho trẻ nhỏ, đã được chứng minh an toàn, để làm sạch các chất bẩn mà không gây cay mắt, không làm khô da và kích thích da. Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể làm da mất nước,do đó nên thoa kem dưỡng sơ sinh ở vùng da  khô, thiếu nước.

Chăm sóc da đầu cho bé

Không nên gội đầu cho bé hàng ngày, chỉ gội đầu cho bé khi bạn cảm thấy đầu bé đã dơ. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ là dùng dầu gội đầu dành riêng cho bé, bởi dầu gội đầu thông thường với chất tẩy mạnh sẽ ảnh hưởng đến làn da đầu mỏng của bé.
Trẻ sở sinh thường hay có vảy nến trên đầu, nhưng chúng thật ra vô hại. Nếu bạn muốn loại bỏ vảy nến trên đầu trẻ, hãy thử massage da đầu bé nhẹ nhàng với dầu oliu và để qua đêm. Đừng gỡ bỏ những vảy nến bằng tay bởi bạn có thể làm đau trẻ và gây nhiễm trùng.

Da mặt của bé

Trên mũi hay những vùng khác trên mặt bé có thể xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng, được gọi là những lác sữa. Hệ thông tuần hoàn chưa hoàn chỉnh của bé có thể khiến da trẻ nổi những vết mẩn đỏ trên mặt hoặc khắp người. Đừng cố gắng lấy đi những dấu hoặc hạt xuất hiện trên da bé, bởi bạn có thể làm chúng tồi tệ hơn hoặc để lại sẹo.

Da tay và chân

Trong một vài tháng đầu, tay và chân bé có thể lột da, nhưng đấy chỉ là một hiện tượng tự nhiên khi da bé thay đổi để thích ứng với môi trường xung quanh. Hãy dùng kem dưỡng da em bé để loại bỏ những vùng da đã chết.

Chống nắng cho bé

Để bảo vệ da trẻ khỏi những tác hại do tia cực tím, không cho trẻ em tiếp xúc với nắng gắt. Nếu phải ra nắng thì nên cho trẻ sử dụng kem chống nắng có phổ rộng dành cho trẻ.
Hãy bôi thử lên một vùng cho trẻ trước, nếu có xảy ra dị ứng như nổi mẩn hoặc tấy đỏ thì nên dừng ngay, không sử dụng tiếp tục các loại kem đó cho bé. Ngoài kem chống nắng, mự chú ý cho bé đội mũ rộng vành và mặc quần áo dài rộng thoáng mát để tránh các tác hại của tia tử ngoại.
Trẻ nhỏ cũng cần tắm nắng để tăng cường vitamin D. Tùy theo thời tiết từng vùng, từng mùa mà chọn thời điểm tắm nắng cho phù hợp.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây