Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

https://dochoimaugiao.vn


MẸO: ĐƠN GIẢN PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU CỦA CON

Năng khiếu của trẻ được hình thành và phát triển từ rất sớm, thậm chí từ lúc bé mới được sinh ra.
MẸO: ĐƠN GIẢN PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU CỦA CON

Một điều ai cũng nhận ra, chương trình giáo dục hiện nay ở nước ta chỉ chú trọng vào các môn học trên lớp, bỏ qua các vấn đề về phát triển kĩ năng, tâm lí, giáo dục giới tính và thể dục thể thao...Đặc biệt, một trong những vấn đề quan trọng là phát hiện và đẩy mạnh năng khiếu của từng trẻ cũng không được quan tâm.
Năng khiếu của trẻ được hình thành và phát triển từ rất sớm, thậm chí từ lúc bé mới được sinh ra. Khoa học đã chứng minh năng khiếu của trẻ có quy luật giảm dần, có nghĩa là càng lớn, năng khiếu của bé sẽ mai một dần nếu không được phát hiện kịp thời, bồi dưỡng sớm và đúng cách. Vì vậy cha mẹ nên biết cách phát triển năng khiếu cho con hiệu quả nhất. Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tham khảo một số mẹo nhỏ để phát hiện sớm năng khiếu của con nhé:
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho con từ bé
Nhiều trẻ tỏ ra đặc biệt thích một lĩnh vực nào đo, nhưng cha mẹ thiếu quan tâm, cho đó là chuyện tầm phào và ép buộc trẻ hoc những thứ trẻ không có hứng thú, vô hình chung đã bỏ phí năng khiếu của trẻ.
Thống kê cho thấy 90% năng khiếu của trẻ phát triển trong 12 năm đầu đời, vì vậy, để tránh bỏ qua năng khiếu của con mình, các bậc cha mẹ nên là người phát hiện và bồi dưỡng những năng lực tiềm ẩn của trẻ. Khi trẻ tỏ ra thích thú đặc biệt một lĩnh vực nào đó, hãy theo dõi và tọ điều kiện cho con được phát huy tối đa trong lĩnh vực đó. Cha mẹ cũng đừng quên động viên con đúng lúc khi con đạt được những thành tích nhỏ ban đầu.
Tuy nhiên, cha me cũng không nên quá ảo tưởng về năng khiếu của con mình. Nhiều phụ huynh thấy con thích hát thì ngay lập tức cho rằng con mình có thể trở thành ca sĩ và ra sức đưa con tới các lớp luyện thanh. Cũng không ít phụ huynh ép con theo học những thứ họ muốn mà không quan tâm xem trẻ có thích thú, say mê với môn học đó không, tạo ra nhiều áp lực nên cả bé lẫn chính mình.

Năng khiếu trong học tập

do choi tre em (5)


Có nhiều điểm giống với năng khiếu về trí tuệ nói chung, nhưng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Chú ý lâu dài, sâu sắc đối với lĩnh vực đó.
Học nhanh chóng, dễ hiểu và ít phải học thuộc lòng trong môn học bé thích.
Dành thời gian cho môn học đó nhiều hơn so với những bé khác.
Tự nguyện dành thời gian nghiên cứu thêm đối với những lĩnh vực mà bé thích.
Tự mở rộng kiến thức về vấn đề mà bé quan tâm.
Có khả năng đánh giá, nhận định về những thông tin có liên quan đến lĩnh vực mà bé tìm hiểu.
Chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ những người khác để mở rộng vốn hiểu biết vè đề tài bé quan tâm.

Nếu tư duy sáng tạo

do choi tre em (6)


Xây dựng ý tưởng lưu loát và thành thạo khi thực hành.
Có khả năng kết nối những ý tưởng không mấy liên quan với nhau.
Linh hoạt trong cách suy nghĩ.
Hoạt động một cách tự nhiên trực giác
Chấp nhận sự mơ hồ và không chắc chắn.
Phán đoán được các mâu thuẫn và đứt quãng.
Dễ dàng đoán định và xây dựng các giả thuyết.
Có khả năng đánh tráo, đùa giỡn hoặc định nghĩa lại các yếu tố một cách thông minh.
Tập trung cao độ khi cần và luôn có những ý tưởng riêng.
Đưa ra nhiều giải pháp xử lí vấn đề.
Vui vẻ có
Chán ghét việc học thuộc một cách máy móc, dồi dào năng lượng đôi khi hơi phấn khích quá.

Năng khiếu lãnh đạo

do choi tre em (3)


Có thể khuyến khích và khơi dậy tinh thần của người khác.
Điều động, sắp xếp được những người khác.
Được người khác công nhận những kĩ năng và khả năng tự chủ.
Tóm tắt và trình bày lưu loát ý kiến tổng hợp của cả một nhóm người.
Trình bày ý tưởng một cách rõ ràng
Có thể đồng cảm và lắng nghe câu chuyện của người khác, biết cách làm mọi người thực hiện tốt vai trò trong nhóm.
Kiểm soát tinh thần của nhóm, khơi gợi cảm hứng và sự hăng hái ở các thành viên.
Hỗ trợ các thành viên trong nhóm một cách thích hợp.
Thường đặt những câu hỏi và đề nghị cho cả nhóm. Khi có một điều gì đó cần đươc quyết định tất cả mọi người trong nhóm đều nhìn bé quyết định.

Năng khiếu về hoạt động – vận động

Yêu thích thể thao, thích các nhịp điệu, hoạt động thể chất.
Phối hợp tốt, tự tin và cân bằng các hoạt động thể chất.
Sáng tạo trong xây dựng hay chế lại các trò chơi.
Lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.
Thể hiện sự nhẫn nại, sức chịu đựng và tính kiên trì của hoạt động thể chất.
Có sức khỏe tốt hơn khi tham gia các trò chơi với các bạn cùng trang lứa.

Năng khiếu nghệ thuật

Năng khiếu âm nhạc

do choi tre em (2)


Có hứng thú với nhịp điệu, phối hợp tốt, linh hoạt.
Phân biệt được các âm thanh khác nhau.
Cảm thấy sự thân thuộc đối với âm nhạc.
Ghi nhớ về âm điệu nhịp tốt.
Hưởng ứng một cách nhanh chóng dễ dàng với nhịp điệu, giai điệu và hòa âm.
Sử dụng âm nhạc mô tả cảm giá hay trải nghiệm của bản thân.
Có thể lặp lại những giai điệu tiết tấu khi nghe qua
Thích những lĩnh vực liên quan đến âm nhạc

Năng khiếu kịch nghệ

Thể hiện sự quan và thích thú những hoạt động đầy kịch tính.
Dễ dàng nhập vai vào một nhân vật hoặc một con vật nào đó
Sử dụng âm sắc khác nhau của giọng nói để phản ánh những thay đổi trong tâm trạng.
Thể hiện sự hiểu biết về sự sung đột hoặc tâm lí nhân vật khi theo dõi một sự kiện kịch tính.
Giao tiếp bộc lộ cảm xúc bằng cử chỉ, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.
Thích gợi lên những phản ứng tình cảm từ người nghe.
Chứng tỏ được khả năng và kinh nghiệm diễn xuất
Có thể đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, dẫn dắt mọi người đến cao trào rồi dẫn đến kết thúc bất ngờ khi kể về một câu chuyện.

Năng khiếu nghệ thuật

do choi tre em (4)


Vẽ được nhiều đối tượng với nhiều cảm xúc khác nhau.
Tỉ lệ và màu sắc của bức tranh rất hà hòa một cách tự nhiên.
Trong nét vẽ có cá tính độc đáo riêng biệt
Sẵn sàng vẽ thử trên các vật liệu mới lấy kinh nghiệm.
Theo đuổi nghệ thuạt trong những khoảng thời gian rảnh rỗi
Sử dụng nghệ thuật để thể hiện cảm xúc và trải nghiệm của mình.
Mỗi đứa trẻ là một tiểu vũ trụ với cá tính, sở thích không giống nhau. Do đó, để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu đúng cách, phù hợp với từng trẻ là việc cha mẹ cần có kiến thức mới có thể làm được.
Có thể thấy, thiên khiếu của con người rất đa dạng và năng lực của con người không chỉ bó hẹp ở một loại năng khiếu nào đó mà có thể là sự kết hợp của nhiều loại năng khiếu khác nau. Biết con mình sở hữu loại thiên khiếu nào, cha mẹ sẽ biết cách điều hướng và phát triển tối ưu cho trẻ, và hơn hết giáo dục cho trẻ biết bản thân là người có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó, tạo ra sự tự tin ở trẻ, đó chính là nền tảng cho trẻ học tốt ở trường và thành công hơn trong cuộc sống sau này.
Đối với trẻ nhỏ, việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho trẻ phải dựa trên yếu tố “ học mà chơi, chơi mà học”. Thế nên, việc học năng khiếu của trẻ cần phải khiến trẻ vừa học vừa chơi thông qua những công cụ như sách, đồ chơi, mô hình, đất sét,..
Mỗi bé có khả năng với từng lĩnh vực khác nhau. Do đó, để phát triển năng khiếu cho bé, đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian và sự quan tâm đến con. Việc cho con theo học lớp năng khiếu cũng nên được cân nhắc kĩ để tìm hiểu xem bé có đam mê với lĩnh vực đó hay chỉ là ham thích tạm thời. Khi đã xác định rõ, bạn mới có phương pháp khơi dậy đam mê.
Bên cạnh đó, cần bố trí học năng khiếu và các kĩ năng khác cho phù hợp để đảm bảo con bạn sẽ phát triển bình thường, không lệch lạc so với các bạn cùng trang lứa. Không nên bắt ép con theo học một môn nào đó chỉ vì chạy theo mốt. Nên để trẻ phát triển tự nhiên và bình thường bởi vì chỉ có yêu thích và đam mê thực sự, bé mới có thể làm tốt nhất có thể. Bạn nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con theo đuổi lĩnh vực mà con đam mê.
Một điều rất quan trọng là luôn dành những lời động viên đúng lúc và kịp thời để bé cảm nhận tình cảm  cha mẹ dành cho con. Bạn không nên thất vọng khi bé không đạt được kết quả như kì vọng. Điều đó sẽ khiến bé cảm thấy áp lực và khó hòa nhập. Dù bé có tài năng thiên bẩm hay không, muốn đạt thành tích nào đó cũng cần phải có thời gian để phát triển. Cùng bé kiên nhẫn chờ đợi những thành quả đó nhé.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây