Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

https://dochoimaugiao.vn


BÉ NÓI LẮP – LÀM SAO ĐÂY CÁC MẸ?

Lời nói là đặc điểm riêng của từng người. Khi ta bắt đầu nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưới, môi, má và thanh quản.
BÉ NÓI LẮP – LÀM SAO ĐÂY CÁC MẸ?

Mỗi người làm bố mẹ đều trông ngóng đến lúc bé yêu nhà mình bập bẹ tập nói. Khi mới tập nói, bé nào cũng ngọng líu, ngọng lô, lắp bắp một chút nghe thật dễ thương. Nhưng sau một thời gian rồi mà một từ hay một câu con vẫn cứ phải lặp đi lặp lại mấy lần mới xong thì bố mẹ cuãng hơi ngại, tuy rằng tình trạng này cũng không phải hiếm gặp ở trẻ em.
Lời nói là đặc điểm riêng của từng người. Khi ta bắt đầu nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưới, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến tế bào vỏ não, vùng phân tích kích động của lời nói. Khi các bộ phận này vận động không hoàn hảo, không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp.
Các chuyên gia cho biết: “Cứ khoảng 5 đứa trẻ thì có 1 bé bị nói lắp vào lúc nào đó trong đời và cứ 20 bé thì có 1 bé nói lắp kéo dài hơn 6 tháng”.
Thật đau lòng khi bé yêu nhà mình nói lắp. Thấu hiểu được nỗi lòng của các bậc làm cha, làm mẹ, Ikids - đồ chơi trẻ em giới thiệu cho các mẹ một số kiến thức cơ bản có liên quan đến tật nói lắp ở trẻ. Với những gì Ikids chia sẽ hi vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bậc phụ huynh đã, đang và sẽ có con rơi vào trạng thái nói lắp này có cách xử lí cũng như uốn nắn con tốt hơn.

Nói lắp là gì?

do choi tre em (1)


Nói lắp được định nghĩa là tình trạng âm thanh nói ra thường xuyên bị ngắt quãng, lặp lại âm, kéo dài âm hoặc dùng rất nhiều từ đệm (à, ờ, ừm,..) chen vào giữa các từ trong câu. Trong đầu của một đứa trẻ luôn có rất nhiều câu hỏi, rất nhiều ý nghĩa thoắt đến lại đi, khi tập biến những suy nghĩ của mình thành lời nói, bé sẽ dễ phạm phải sai lầm, nhất là khi bé mệt, buồn hoặc đang phấn khích,... bạn sẽ thấy con rất dễ nói lắp. Tình trạng này là hoàn toàn toàn bình thường và sẽ tự hết mà không cần có sự can thiệp y tế nào.
Nói lắp là một dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói àm trong đó, người nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn. Người nói lắp có thể có biểu hiện căng thẳng, nháy mắt liên tục hoặc run môi. Tình trạng nói lắp thường xuyên sẽ gây khó khăn cho các hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người nói lắp.

Biểu hiện của nói lắp

Nói lắp là một tật do rối loạn ngôn ngữ, trong đó sự ấp úng khi nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi, lặp lại. Nói lắp thường gặp ở các bạn nam nhiều hơn các bạn nữ, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải.
Nói lắp có nhiều dạng, có thể xảy ra cùng lúc trong một câu: ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói, câu nói bị đứt quãng nhiều lần, lặp lại một chữ nhiều lần, kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp.
Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói. Khi các bộ phận này không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp. Người mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Hiện tượng nói lắp thường hay gặp phải ở những người nói nhanh hay bị vấp.
Ngoài việc khó thốt ra lời khi căng thẳng, phải gắng sức để nói, bối rối, lo lắng,... khi nói, những người nói lắp còn bị tinh thần gấp gáp, có khi lắc đầu, khoa chân, múa tay, trừng mắt, méo miệng, môi run, nói một câu phải tốn rất nhiều sức. Đặc biệt, khi bị người khác cười đùa, họ càng tỏ ra căng thẳng, nói không ra lời.
Bạn cần phải chú ý khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau:
Phải rất cố gắng mới có thể phát âm được.
Nói nhát gừng, dằn mạnh từng tiếng.
Ngắt quãng rất lâu khi nói, phải dừng lại vài giây mới có thể nói tiếp những từ tiếp theo.
Câu nói ngắt quãng, một số từ lặp lại nhiều lần.
Nhắc lại một phần của từ nhiều lần.
Dừng lại khi mới nói được nửa câu.

Nguyên nhân

do choi tre em (4)


Con người chúng ta có thể phát  ra những tiếng nói là nhờ vào sự phối hợp tinh vi của các cơ để thực hiện cùng một lúc nhiều cử động như thở, phát âm và cất tiếng. Tất cả những cơ này đều được điều khiển bởi bộ não và được kiểm soát chặt chẽ thông qua thính giác và cảm xúc.
Tật nói lắp được phân ra thành hai dạng phổ biến sau:

Nói lắp và một phần của quá trình phát triển kĩ năng ngôn ngữ

Dạng nói lắp này diễn ra ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tập nói và hình thành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Đây là dạng nói lắp phổ biến nhất.

Nói lắp do các nguyên nhân về thần kinh

Trong trường hợp này, tật nói lắp xuất hiện sau một cơn chấn động về thân kinh, điển hình như động kinh, co giật và chấn thương sọ não. Khi đó, bộ não mất khả năng điều phối các thành phần và những cử động khác nhau liên quan đến giao tiếp bằng lời nói, do đường truyền tín hiệu giữa bộ não, các dây thần kinh và các cơ đã bị thương tổn hoặc cắt đứt.
Do di truyền và bắt chước: Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao. Bắt chước người khác nói lắp hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người nói lắm nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp.
Trẻ bị tổn thương vùng phân tích vận động của lời nói dẫn đến nói lắp.
Do mắc bệnh: Khi thai nghén, sản phụ mắc một bệnh nào đó có thể truyền được cho thai và bệnh đó gây tổn thương cho não
Dạng nói lắp thứ ba ít phổ biến hơn là nói lắp tâm lí. Bệnh nhân bỗng dưng nói lắp sau một biến cố hoặc sang chấn tâm lí mà không rõ nguyên nhân, dù trước đó họ không hề có tật này. Cũng có quan điểm cho rằng tất cả các hiện tượng nói lắp đều có nguyên nhân tâm lí. Nhưng nhìn chung, dạng nói lắp tâm lí này có tỉ lệ hếm trên thực tế.
Trẻ thuận tay trái đang trong quá trình chuyển sang dùng tay phải, do trung tâm thần kinh của lời nói có liên quan chặt chẽ với trung tâm chỉ huy cánh tay nên việc thay đổi dễ khiến trẻ sinh tật nói lắp.

Biện pháp

do choi tre em (1)


Nếu bạn nghe con nói lắp, hãy cố gắng kiềm chế việc chỉnh sửa phát âm của con, nói nốt câu giúp con hoặc nhắc nhở kiểu như nói chậm lại, hít thở nào, con nhắc lại xem nào,... Bạn có thể có ý tốt nhưng việc này có thể sẽ chỉ khiến bé căng thẳng hơn, kéo theo càng nói lắp nhiều hơn. Thay vào đó, cha mẹ cần:
Tạo bầu không khí thoải mái, không làm áp lực hay phán xét để trẻ có thể nói chuyện một cách cởi mở tự nhiên. Việc này cần phải được xác lập một khoảng thời gian phù hợp trong ngày, tốt nhất là vào thời điểm trẻ cảm thấy háo hức và có nhiều điều muốn chia sẻ với bố mẹ nhất.
Không nên có những phản ứng tiêu cực khi trẻ nói lắp. Thay vào đó, bố mẹ nên nhìn nhận tật nói lắp của trẻ một cách công bằng như những khó khăn khác trong cuộc sống mà trẻ sẽ gặp phải trên đường đời. Hãy giúp trẻ sửa chữa sự lắp bắp một cách dịu dàng, đầy thiện chí và khen ngợi mọi nôc lực nó lưu loát của trẻ.
Trò chuyện với trẻ một cách chậm rãi và từ tốn. Bản thân trẻ có tật nói lắp sẽ cảm thấy tự ti và áp lực hơn nếu bạn nói quá lưu loát hoặc quá nhanh.
Kiên nhẫn đợi con tự hoàn thành câu nói của mình, để bé biết kể cả khi nói lắp thì bé vẫn có thể giao tiếp với mọi người. Trẻ con và cả người lớn thường dễ nói lắp khi tâm trạng không ổn định, hãy để bé tự nhiên, bé sẽ nói lại bình thường.
Bình tĩnh nói chuyện với bé bằng giọng chậm rãi, biểu hiện thoải mái, vì nếu bạn bị nói nhanh, bé sẽ tiếp tục bị cuốn theo. Đừng để con thấy việc nói lắp của bé khiến bạn thấy phiền hay lo lắng, vì điều đó không có ích gì cả.
Không ngắt lời trẻ khi trẻ đang nói, lặp lại một cách chính xác câu trẻ nói để trẻ nói lại theo bạn.
Chỉ trả lời câu hỏi của bé khi bé đã hỏi xong, không trả lời trong khi bé đang nói hay lái bé sang chủ đề khác để khiến bé quên mất nội dung cần biểu đạt.
Để trẻ nói một cách tự nhiên bằng cách tạo môi trường giao tiếp không có tình trạng nói lắp để trẻ diễn đạt lời nói một cách trôi chảy.  Cho trẻ xem tranh có các hình ảnh hoạt động, con vật, đồ chơi, bảo trẻ nói ngay. Bố mẹ không được bình luận, chê bai con, không bao giờ tạo áp lực cho con.
Hãy để bé thấy bạn cảm thấy thú vị với những gì bé nói chứ không phải việc bé phát âm như thế nào. Nhìn bé khi bé diễn đạt lời nói là cách để bé biết rằng bạn đang lắng nghe, từ đó bé sẽ bình tĩnh hơn khi nói. Nếu bạn bận phải làm việc gì đó và không thể dừng lại, bạn hãy nói với bé rằng mặc dù bạn bận, bạn vẫn sẽ lắng nghe bé, hoặc giải thích cho bé hiểu rằng bạn vẫn sẽ dành thwoif gian cho bé vào ngày hôm sau.
Cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm. Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát bé thích, sau đó đọc lời bài hát,...
Tăng cường rèn luyện kĩ năng nói: việc này có thể làm tại gia đình. Mỗi nagyf để 40 – 60 phút cho trẻ tập đọc và tập nói. Tập đọc một bài văn (mở đầu cho đọc bài ngắn), đọc thong thả rõ từng chữ, nhưng phải đọc cho lưu loát. Nếu trẻ lắp bắp ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát, đọc đi đọc lại cho tới khi trẻ thuộc lòng, gập sách vẫn đọc được. Mỗi ngày chỉ cần một bài. Sau một thời gian thì cho trẻ tập đọc bài dài hơn, rồi dần dần đọc bài dài hơn nữa.
Về tập nói, mỗi buổi sáng hãy ra cho trẻ một câu hỏi ngắn và luyện trả lời cho lưu loát. Nếu trả lời mà nói lắp, thì cho trẻ nói lại câu đó. Nói cho thật rõ ràng, nói đi nói lại cho thật lưu loát mới thôi và lại tiếp tục sang câu hỏi khác.
Các bài tập đọc và các câu hỏi thoạt đầu phải ngắn và đơn giản, không làm trẻ mệt mỏi. Để các buổi sau không bị buồn chán, thỉnh thoảng cho trẻ tập đọc các mẩu chuyện cười và hỏi các câu hỏi vui. Nếu kiên nhẫn duy trì luyện tập được thường xuyên thì kết quả sẽ tốt đẹp.
Ngoài ra, có thể đưa con đi khám để bác sĩ đánh giá tình hình cụ thể từ đó đưa ra các hướng dẫn giải pháp cụ thể.
90% số trẻ nói lắp có thể nói bình thường trở lại sau một thời gian, do vốn từ của trẻ ddaayfddur hơn, trẻ cũng tự tin, bình tĩnh hơn trong việc thể hiện lời nói. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nói lắp ở trẻ kéo dài gây ảnh hưởng đến đến khả năng diễn đạt, bố mẹ cần chú ý phát hiện, tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ càng sớm càng tốt.
Hi vọng, với những thông tin bổ ích ở trên có thể phần nào giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bệnh nói lắp ở trẻ và tầm quan trọng của việc điều trị tật nói lắp sớm cho trẻ để giúp bé tự tin giao tiếp hơn với tất cả mọi người.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây