Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

BÁNH TRUNG THU CÓ TỰ BAO GIỜ?

Chủ nhật - 13/09/2015 23:53
Trung thu là hai từ quá đỗi quen thuộc với mỗi con người Việt Nam, tết trung thu là một ngày tết truyền thống mà bất cứ người dân Việt nào cũng đều chờ đón.
BÁNH TRUNG THU CÓ TỰ BAO GIỜ?

Trung thu là hai từ quá đỗi quen thuộc với mỗi con người Việt Nam, tết trung thu là một ngày tết truyền thống mà bất cứ người dân Việt nào cũng đều chờ đón. Tết trung thu diễn ra vào khoảng thời gian 15/8  âm lịch hàng năn, đây là dịp để trẻ em thỏa sức nô đùa với nhiều thú vui hấp dẫn dưới đêm trăng. Với người lớn đây là dip để bày tỏ tình cảm, sự tri ân, mọi người gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp, gửi tặng nhau bánh trung thu với mong ước an lành, hạnh phúc.
Trung thu từ xưa đến nay luôn là một ngày tết cổ truyền mang nét riêng của dân tộc Việt Nam, sự hấp dẫn mà trung thu mang lại luôn được tất cả mọi người ở nhiều lứa tuổi háo hức chờ đợi. Có lẽ ai trong chúng ta đều đã được thưởng thức hương vị của các thú vui trong ngày trung thu như múa lân, rước đèn, chơi nến, và đặc biệt là được ăn bánh trung thu. Vào dịp này, mọi người thường gác lại các công việc ngày thường để cùng nhau sum họp với gia đình, quây quần bên nhau, trao cho nhau những hộp bánh trung thu thay cho những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho nhau. Đây cũng được xem là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.
Tết trung thu là một ngày tết có từ rất lâu đời, nó có xuất xứ từ đâu có lẽ không ai là biết rõ, cho đến nay không một nhà sử học nào tìm ra nguồn gốc của tết trng thu. Chính vì thế người ta chỉ biết nguồn gốc của bánh trung thu qua những sự tích mà dân gian lưu truyền. Có rất nhiều sự tích xa xưa về ngày trung thu, nhưng có lẽ sự tích gần gũi nhất cũng như lí giải được cả nguồn gốc trung thu cũng như bánh trung thu đó là sự tích về chị Hằng Nga và chú Cuội.
Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu nhé các em nhỏ.

Nguồn gốc bánh trung thu

do choi tre em (3)
 

Là một trong ba cái tết lớn nhất trong năm, từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã kí thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi là bánh Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính thì sẽ là vô nghĩa.
Có rất nhiều sự tích về bánh Trung thu, và đến nay chưa một ai giải thích được đâu là nguồn gốc về sự hình thành bánh Trung thu.
Sự tích thứ nhất là nhân vật Hằng Nga, vợ của chàng Hậu Nghệ, người có tài bắn cung đã bắn hạ tám vừng mặt trời cho thế gian khỏi nóng như thiêu đốt mà chỉ còn một mặt trời cho con người có ánh sáng ban ngày mà thôi. Hậu Nghệ được bà Tây Vương Mẫu ban cho thuốc trường sinh để sống lâu bảo vệ thế gian. Nhưng Hằng Nga lại nén ăn cắp thuốc này và bay tuốt lên mặt trăng. Trên mặt trăng Hằng Nga làm bạn với một con thỏ ngọc đứng dưới gốc cây. Không khí trên mặt trăng vốn lạnh buốt nên nó được gọi là Quảng Hàn cung. Hằng Nga ho ra viên thuốc, nàng bè lấy viên thuốc này giao cho thỏ ngọc giã nhỏ thành bột rắc xuống thế gian mà để thiên hạ cũng được trường sinh.
Sự tích thứ hai là về vua Đường Minh Hoàng là người rất muốn luyện tu phép tiên. Chính tục lệ treo đèn và bày cỗ vào đêm rằm tháng tám vì đó là ngày sinh nhật của ông nên truyền cho đạo sĩ La Công Viễn làm phép thế nào để ông du hồn lên chơi trên mặt trăng. Truyền thuyết kể rằng vị đạo sĩ này đã cho ông uống một liều thuốc gì đó rồi nói vua kê đầu vào một cái gối đặc biệt trong khung cảnh mờ ảo có đốt hương trầm phảng phất. Quả nhiên nhà vua trong chốc lát thấy hồn mình nhẹ nhàng bay bổng lên vùng Nguyệt điện rồi chứng kiến cảnh các tiên nữ đang nhảy múa hát ca trong những bộ xiêm y theo bảy sắc cầu vồng. Lúc tỉnh dậy, nhà vua bèn nhớ lại bắt chước mà sáng tác ra ca khúc Nghê Thường Vũ Y Khúc. Khúc nhạc này rất nổi tiếng và lưu dấu trong thi văn hậu thế.
Bánh trung thu qua lịch sử
Chưa có tài liệu nào nói về chiếc bánh mặt trăng lúc khởi thúy. Tuy nhiên nếu dựa vào bài Chiêu Hồn ca của Tống Ngọc vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên viết để khóc thầy mình là Khuất Nguyên thì chiếc bánh chiên bột gạo luyện mật nhân thịt được kê ra trong danh sách thực phẩm để cúng cũng chưa có thể là chiếc bánh mặt trăng. Mãi về sau, vào khoảng thế kỉ thứ 6, trong một tài liệu thực phố, chiếc bánh này được tả là làm bằng bột mì sợi lên men, gần giống như bánh trung thu bây giờ.
Nếu dựa vào thi văn của thi hào Tôn Đông Pha thời Bắc Tống (960 1126), thì đã rõ ràng nói đến “ chiếc bánh nhỏ tròn như mặt trăng được ăn nhấm nháp, vừa dòn vừa xốp, nhân bằng đường và thịt ngọt”. Như vậy có thể thấychiếc bánh trung thu đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ 11. Đến đời Minh thì những chiếc bánh Trung thu Nguyệt Bính chắc chắn đã chính thức thịnh hành và còn được gọi là Đoàn Viên Bính.

Ý nghĩa của bánh trung thu

do choi tre em (1)
 

Bánh trung thu thể hiện nhiều ý nghĩa, tượng trưng cho trời đất, lớp nhân bên trong được làm từ các nguyên liệu tự nhiên hòa quyện lại tượng trưng cho đất, bao bọc bởi vỏ ngoài tượng trưng cho trời tạo nên sự hài hòa giúp bánh có hương vị rất riêng. Ngoài ra cũng có thể được lớp nhân chính là con người đang được lớp vỏ ngoài là mẹ thiên nhiên bao bọc, qua đó con người thể hiện tình cảm với thiên nhiên nồng hậu đã cho họ lương thực cũng như việc làm và nơi cư trú. Chiếc bánh bé nhỏ nhưng thể hiện tình cảm sâu sắc, thể hiện tinh hoa của đất trời, công phu của bàn tay con người sáng tạo. Vì vậy, trải qua bao tháng năm của thời gian, bánh trung thu vẫn là loại bánh không thể thiếu được trong tết thiếu nhi.
Cho đến nay, tết trung thu vẫn được lưu truyền, đó vẫn là ngày tết sum vầy của mọi gia đình, một tuyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Và dù xuất xứ của bánh trung thu có như thế nào đi nữa thì đấy vẫn là những di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ và lưu truyền. Tết trung thu tết của tình thân, sự vui vẻ, sự nồng ấm, sự sum họp và đôi khi là sự tha thứ, một ngày tết có thể nó mang đậm sự bình yên và ấm áp. Bánh trung thu sẽ là bạn đồng hành cùng với tết trung thu, nhà nào cũng vậy vào dịp này quây quần bên nhau cùng phá cỗ ăn bánh trung thu, thưởng thức hương vị của gia đình, vị ngọt mà trung thu mang lại. Nếu ai vô tình hay vì một việc nào đó mà bỏ quên trung thu thì hãy trở về với gia đình mình vào dịp trung thu  này để còn được hưởng sự ấm áp, sự sẻ chia yêu thương và hãy tiếp tục giữ gìn và lưu truyền tết trung thu và bánh trung thu để các thế hệ nối tiếp sẽ luôm được hưởng sự đầm ấm và hạnh phúc khi mùa thu đến.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây