Nếu bạn trang bị cho con những kĩ năng sống cần thiết, có nghĩa là bạn đã tặng con một tấm vé để hòa nhập, thích nghi, thậm chí là để sinh tồn giữa thế
Tuy nhiên không phải bé nào cũng có đủ hành trang, chính điều này làm cho tâm lí các bé trở nên lo lắng, hoảng sợ dẫn đến sự nhút nhát trong giao tiếp hay chính là cảm giác mặc cảm với chính bản thân mình.
Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em làm rõ những vấn đề liên quan đến tính nhút nhát, làm cách nào giúp các bé có thể tự tin hòa nhập cộng đồng hơn.
Cảm giác đơn giản nhất của nhút nhát không được làm rõ ràng và có thể có liên quan đến cơ chế thích nghi giúp cá nhân thích ứng với những kích ứng xã hội mới lạ. Tính nhút nhát là cảm giác trộn lẫn giữa các cảm xúc gồm lo sợ và thích thú, căng thẳng và hứng thú. Nhịp tim và áp lực máu có thể tăng lên. Lời nói của người nhút nhát thường nhẹ nhàng, run rẩy hoặc ngập ngừng. Những trẻ nhỏ hơn có thể ngậm ngón tay cái, một số em rụt rè, thỉnh thoảng mỉm cười và quay đi.
Tính nhút nhát được phân biệt từ hai mô hình hành vi có liên quan : sự thận trọng và tách rời xã hội. Sự thận trọng của trẻ đối với người lạ vừa muốn tiếp xúc vừa muốn laanrtranhs họ đặc trưng cho tính nhút nhát. Một số em lớn hơn có thể thích chơi một mình hơn và có mặt với nhu cầu tương tác xã hội thấp, nhưng trẻ thật sự nhút nhát lại không trải nghiệm tình trạng quá căng thẳng.
Trẻ em có thể bị tổn thương do tính nhút nhát tại một số thời điểm phát triển cj thể. Việc trẻ nhút nhát sợ những người trưởng thành lạ mặt xuất hiện trong giai đoạn thơ ấu. Tiến bộ trong tự nhận thức mang lại tính nhạy cảm xã hội lớn hơn trong năm thứ hai. Tính e ngại có ý thức có thể là sự ngượng nghịu xuất hiện khi trẻ 4 – 5 tuổi.
Trẻ bình thường có tính nhút nhát có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết các nguyên nhân này đều có cách giải quyết rất đơn giản. Bố mẹ nên kiên trì tìm hiểu để khắc phục tính nhút nhát cho con.
Cảm giác sợ hãi: khi được gia đình bao bọc kĩ quá, bé dễ bị nhiều nỗi sợ hãi: sợ đau, sợ người lạ... Hơn nữa trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú đa dạng. Bé rất dễ lo lắng về các nhân vật không có thật.
Bị ảnh hưởng từ bố mẹ: nếu bé nhìn thấy bố mẹ sợ chuột, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng,... thì tương tự bé cũng sợ những thứ ấy.
Kĩ năng nói kém: Kĩ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Nói kém khiến trẻ cảm thấy rụt rè khi phải giao tiếp với ai đó.
Trẻ bị stress: Stress có thể làm trẻ trở nên hung dữ, nhưng đôi khi cũng khiến bé lãnh đạm và nhút nhát hơn. Bạn có thể cảm nhận ra con mình bị stress qua những biểu hiện hàng ngày như tính tình, hành động, kiểu ngủ thậm chí là tè dầm... Một số trẻ còn bị đau bao tử hoặc nhức đầu, còn số khác có thể mút tay, xoắn tóc hoặc ngoáy mũi.
Cha mẹ chính là người đầu tiên gần gũi và quen thuộc với con, là người ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của con một cách nghiêm túc. Hãy yêu con đúng cách: cho con sự ấm áp, an toàn nhưng đừng bao bọc.
Điều này rất cần thiết đối với bé. Cũng giống như việc bạn cần chuẩn bị tài liệu trước khi thuyết trình về một kế hoạch kinh doanh, hay mõi lần báo cáo với sếp, thì bé cũng cần được chuẩn bị tâm lí trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc như đi học, đi đến nơi đông người,...
Để chuẩn lí cho bé, bố mẹ nên nói chuyện với bé trước về nơi bé sẽ đến, có thể tả về nơi đó như lớp học có cô giáo và rất nhiều bạn, trung tâm thương mại đông người và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Điều đó giúp bé hình dung phần nào nơi bé đến và xua tan cảm giác hụt hẫng khi mới đến môi trường mới.
Con bạn có thể thích thể thao, âm nhạc, nấu ăn, vẽ, hay bất cứ lĩnh vực nào khác, hãy quan sát và chú ý tới hành vi, thói quen, sở thích của bé để hỗ trợ hoặc đầu tư kịp thời. Hãy sát cánh bên con, cổ vũ và khuyến khích con thể hiện niềm đam mê. Khi bé được cổ động, bé sẽ thấy mình mạnh dạn và tự tin hơn về bản thân.
Nếu con có hiều bạn và tham gia vào các hoạt động vui chơi học hành với bạn bè đồng trang lứa ở trường lớp, con sẽ có được nhiều cơ hội thích ứng với những kiểu người khác nhau, những tính cách khác nhau. Từ đó con trở nên dạn dĩ hơn không sợ hãi khi phải bắt đầu một mooisquan hệ, hoặc không quá thụ động khi phải làm quen với một môi trường mới.
Chẳng ai hoàn hảo và chẳng ai thích bị chê bai. Những khuyết điểm nếu bị chê bai quá nhiều sẽ chỉ làm cho trẻ cảm thấy mình thật bất tài và chẳng làm được gì có ích cả. Nếu con bạn có khuyết điểm, hãy chấp nhận nó và sống cùng với nó. Thậm chí bạn nên tán dương nó. Bởi con người ai cũng phải có khuyết điểm và ai cũng phải vấp ngã thì mới trưởng thành được. Việc cha mẹ chấp nhận khuyết điểm sẽ chỉ khiến trẻ tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều trong cuộc sống mà thôi.
Điều làm bé tổn thương nhất chính là cha mẹ kể tội con trước mặt bạn bè. Bé sẽ cảm thấy thật bất tài và chẳng làm được gì có ích cả. Nếu con bạn có khuyết điểm, hãy chấp nhận nó và sống cùng với nó. Thậm chí bạn nên tán dương nó. Bởi con người ai cũng phải có khuyết điểm và ai cũng phải vấp ngã thì mới trưởng thành được. Việc cha mẹ chấp nhận khuyết điểm sẽ chỉ khiến trẻ tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều trong cuộc sống mà thôi.
Thật nồng nhiệt khi bạn con đến. Rất nhiều người lầm tưởng cho rằng khi đón tiếp con bạn một cách nồng nhiệt sẽ làm bọn trẻ lạm dụng để quấy phá và nghịch ngợm khắp nhà. Điều này là sai lầm bởi khi đón tiếp nồng hiệt sẽ chỉ làm chúng trở nên tôn trọng gia đình, ngoan ngoãn và biết nghe lời nhiều hơn. Bên cạnh đó, đón tiếp bạn của con thật nồng nhiệt sẽ làm trẻ hãnh diện về gia đình mình. Điều đó sẽ giúp ích cho suy nghĩ của trẻ và trẻ sẽ cảm thấy thật tự tin khi bước ra thế giới.
Trẻ rất ghét và rất sợ hãi khi ép buộc. Do đó, thay vì ép con, cha mẹ hãy dành thười gian để thuyết phục và làm cho con nhận ra những gì con phải làm, hoặc để con nhận thức xung quanh theo cảm giác của riêng mình. Cacsphuj huynh hãy chờ đợi bên cạnh con, chứ đừng là người dẫn dắt.
Trẻ sẽ bắt chước hành vi của cha mẹ. Vì vậy, bạn nên thiết lập một tấm gương sáng. Hãy để các con cảm nhận cách bạn tương tác với bên ngoài, rồi tự khắc chúng sẽ thay đổi. Khi bạn chịu khó tương tác với bên ngoài, và cho con theo cùng, việc này dần dà sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nhút nhát của các con. Từ từ con sẽ cảm thấy việc bắt chuyện với những người lạ xung quanh mình là bình thường.
Mỗi đứa trẻ đều khẳng định mình là một người tài năng, hoặc mình là người đặc biệt, nhất là khẳng định với cha mẹ. Do đó, bước đầu tiên để tăng sự tin và quyết đoán của con à hãy cho con thấy bạn tự hào về con như thế nào. Mặc dù chuyện này có vẻ như không đáng quan tâm lắm với bố mẹ, nhưng với con thì đó là một cột mốc quan trọng. Hãy khen nếu như con có sự cố gắng, con làm được điều gì đó, con ngoan, con tự giác. Hãy nói cho con biết bạn tự hào và hạnh phúc khi có một đứa con như bé.
Đôi khi bạn hãy thách thức con cố gắng để làm một điều gì đó, ví dụ như con tự mang giày, tự đi tắm, tự ngồi học bài,... Những thách thức nhỏ này chính là động cơ thúc đẩy con để con can đảm thử làm những điều còn chưa tự làm bao giờ. Đừng o bế chăm chút con quá, con sẽ được bao bọc quá đà và mất đi phản ứng tự chăm sóc bản thân, tự giác trong cuộc sống.
Hãy cho con một cơ hội để gặp gỡ mọi người ở một môi trường thoáng đãng bên ngoài, hoặc cha mẹ cũng có thể mang con tới các cuộc tụ họp gia đình, hội họp nhóm các bé cùng tuổi... Những cuộc gặp gỡ này sẽ giúp các con có cơ hội thể hiện bản thân và được giao lưu học hỏi.
Việc lựa chọn các bộ phim hoăc những cuốn sách phù hợp với sự phát triển của con sẽ giúp con tăng cường kiến thức và phát huy trí tưởng tưởng. Hãy để con khám phá thế giới bằng nhiều cách xem phim, đọc sách, trải nghiệm... Những kiến thức này vô cùng bổ ích cho suốt cuộc đời con.
Các con rất sợ bị chỉ trích. Khi bị chỉ trích, chê trách, bé sẽ sợ hãi như bị de dọa và thậm chí hao hụt niềm tự hào và tự tin vào bản thân. Bé sẽ trở nên trầm cảm và sống khép kín mình chứ không cởi mở nữa. Bạn có biết những chỉ trích sẽ khiến bất kể đứa trẻ nào cũng có thể bị bệnh tâm thần nghiêm trọng.
Các bậc cha mẹ cần sớm loại bỏ biểu hiện nhút nhát của trẻ, chậm nhất là trước khi vào lớp một. Những biểu hiện nhút nhát bìn thường của trẻ con nếu không được khắc phục kịp thời sẽ có thể để lại những thương tổn trong não bộ, dễ gây nên hiện tượng “ thần kinh yếu” khi trưởng thành.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn