Gia đình chính là tế bào của xã hội. Thời gian mới cưới, các cặp vợ chồng trẻ thường hạnh phúc lãng mạn bên nhau để tranh thủ tận hưởng khoảng thời gian son rỗi. Thế nhưng sự có mặt của những đứa trẻ trong gia đình chính là bước thay đổi lớn nhất khiến các bậc cha mẹ thực sự như đang đứng trước cuộc chiến. Và trong bất cứ “cuộc chiến” nào cha mẹ luôn phải đặt mình vào vai của một vị quan tòa công bằng, nghiêm khắc. Thay vì phải đứng ra phân xử các cuộc tranh giành đó, sao không dạy cho trẻ các chủ động giải quyết và xử lí chúng trong hòa bình? 1. Bố mẹ đừng làm quan tòa phân xử Đúng - Sai
Trong mỗi gia đình, nguyên tắc để xử lí tranh chấp của những đứa trẻ luôn được các bậc cha mẹ Việt đưa ra đó là “ Lớn nhường bé ”. Tuy nhiên, việc làm thế nào để thuyết phục đứa lớn nhường đứa bé trong vui vẻ hòa thuận mới chính là mấu chốt vấn đề. Hãy xem Trang Hạ - một nữ nhà văn cá tính với những phát ngôn dậy sóng cộng đồng mạng chia sẻ về việc dạy cho một đứa trẻ lên 4 tuổi biết cách thương lượng, không cướp đồ chơi và không có thói ăn vạ.
Có thể dễ dàng nhận ra, vấn đề Trang Hạ đưa ra để bày tỏ quan điểm của mình cũng chính là bức tranh chung của nhiều cặp gia đình hiện nay. Trang Hạ đã chia sẻ câu chuyện có thật về những đứa trẻ trong gia đình cô và qua đó, ta dễ dàng thấy được sự thấu hiểu tâm lí của con thông qua các kết luận của cô. Trang Hạ chia sẻ: “Nhà có hai đứa chênh nhau chưa tới 2 tuổi, vậy là thằng anh và thằng em suốt ngày chí chóe. Khi em vừa ra đời, anh thấy em bú mẹ thì anh giằng em ra mà khóc. Khi em 1 tuổi thì anh lên 3, vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 thì thôi rồi, đừng nói anh biết nhường nhịn em cái gì. Sự ích kỷ lúc đó là bản năng"
Cô cũng nói thêm rằng khi cậu con trai của cô lên 4 tuổi, sự ích kỉ của cậu bé, thay vì là bản năng ứng với giai đoạn khủng hoảng lên 3 thì giờ nó đã biến thành nhu cầu sở hữu. Và đây cũng là giai đoạn mẹ cho rằng bé đã đủ hiểu biết để được học cách không giành đồ chơi, không tranh cướp, giằng co, không đánh hay ăn vạ! Thay vì trở thành một vị quan tòa nghiêm khắc và phân xử công bằng, hãy dạy cho trẻ cách chủ động để thương lượng.2. Dạy trẻ cách biết thương lượng.
Nguyên tắc mà Trang Hạ đưa ra với cậu nhóc 4 tuổi ở đây đó là “ Phải cho thứ này mới được lấy thứ kia”. Với nguyên tắc này, bé lớn sẽ phải tìm được một thứ gì đó khác gợi được sự thích thú của e để đổi lấy món đồ chơi trên tay em. Tuyệt đối không nên có bất kì sự tranh cướp nào.
Việc quán triệt nguyên tắc thương lượng tạm gọi là “Tráo đổi hòa bình” kia sẽ khiến cho bé lớn biết tự nguyện thương lượng trên cơ sở nhường nhịn em và vẫn đạt được mục đích của của mình theo một cách hòa bình và thuyết phục nhất. Đối với trẻ bé, bé sẽ có món mình yêu thích tương tự một cách đầy thiện cảm và thân thiện thay vì gào khóc lăn lộn khi không được theo ý của mình. 2. Dạy trẻ biết cách không giằng co và ăn vạ
ởVấn đề đôi co tranh chấp không chỉ xảy ra ngay trong phạm vi gia đình mà giờ đây, ở độ tuổi của bé, các mối quan hệ đã được mở rộng thêm ra bên ngoài với bạn bè cùng tuổi, bạn cùng lớp, bạn cùng xóm… Trong trường hợp này, nguyên tắc thương lượng giữa những đứa trẻ có còn giá trị ?Trang Hạ từng nói với cậu con trai mình “Trong trường hợp con đang chơi mà bị bạn tranh giành cướp mất chỗ ngồi trên xích đu ở sân chơi, tuyệt đối không nên khóc và chạy về mách mẹ, cô nhấn mạnh với cậu bé rằng “ Khóc không bao giờ giải quyết được vấn đề”. Nguyên tắc thương lượng tiếp tục được đưa ra, tuy nhiên phạm vi xử lí thương lượng không còn dừng lại với như với những đứa trẻ bé hơn. Tức là không đơn thuần chỉ là những sự tráo đổi thông thường vật này để đổi lấy vật kia.
Cô đã dạy cho cậu con trai 4 tuổi của mình cách chủ động xử lí thay vì tức tối rồi chạy về mách mẹ, rằng “Con ra cầu trượt mà chơi, con ra bập bênh mà chơi, hãy tỏ ra đang chơi thật vui sướng, thật say sưa, chẳng thèm tranh với đứa khác làm gì. Hãy trượt cầu trượt thật vui, nghĩ ra trò mới như cho cái dép của mình đi cầu trượt, còn mình để sẵn một cái lá ở dưới chân cầu trượt. Mỗi lần cái dép lao xuống trúng vào cái lá thì phấn khích reo lên, nếu trượt hãy xuýt xoa ra vẻ tiếc rẻ ”
Cách xử lí này dẫn đến một điều tất yếu đó là, đứa trẻ hàng xóm quen thói tranh cướp sẽ vội vàng bỏ lấy chiếc xích đu để tiếp tục thể hiện bản tính tham lam, thích tranh giành luôn là kẻ phải chạy theo.3. Hãy làm người lớn văn minh khi chơi với trẻ
Một vấn đề trong bài viết chia sẻ cũng được Trang Hạ đặc biệt khá gay gắt khi phê phán một số người lớn gieo rắc cho trẻ ý niệm về sự tranh giành phi lí thông qua việc lấy món đồ chơi của trẻ để trẻ mè nheo rồi sau đó bắt trẻ “ạ” thật to mới trả lại. Kì thực quan điểm của người viết cũng rất đồng tình với nhà văn Trang Hạ ở điểm đó là cực lực lên án hành vi chơi đùa thiếu văn minh với trẻ như thế. Thực chất, bạn làm thế cũng có nghĩa bạn đang nhồi nhét cho trẻ suy nghĩ rằng chúng cũng được phép vô lí tranh giành, cướp đoạt và yêu sách bắt nạt những kẻ bé hơn. Đó cũng là cách bạn dạy cho trẻ thói ích kỉ khi chỉ luôn biết làm thỏa mãn mình mà không quan tâm tới người khác ra sao. Mặt khác, trẻ có quyền được thể hiện quyền định đoạt tới những món đồ thuộc sở hữu của trẻ. Khi không muốn chia sẻ nó với ai, đối tác của trẻ phải thuyết phục trẻ cũng dựa trên nguyên tắc thương lượng và phải được sự đồng ý của trẻ. Đừng ép buộc trẻ phải chia sẻ khi chúng không muốn và cho rằng đó là biểu hiện của thói ích kỉ. Tôn trọng cá thể trẻ chính là cơ sở quan trọng và tiên quyết của bất kì phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại.4. Kết luận
Mỗi một cá thể độc lập, khi đã là một thành viên trong xã hội đều được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ cạnh tranh để duy trì và phát triển. Để cạnh tranh trở nên lành mạnh, không dẫn tới những xung đột tiêu cực, hãy nên biết thương lượng. Biết cách thương lượng để đạt được thứ mình cần.
Trẻ em là những cá thể còn vô cùng non nớt, những nhận định trong đầu trẻ về tính chiếm hữu là một biểu hiện để thể hiện cái Tôi cá nhân của bản thân trẻ trước cuộc sống và những mối quan hệ. Nguyên tắc thương lượng chính là chìa khóa giúp cho trẻ có khả năng chủ động biết cách tự xử lí những vấn đề phát sinh khi bị xâm phạm về quyền sở hữu một cách ôn hòa! Đây cũng là một trong những kĩ năng tối quan trọng với trẻ ngay cả sau này khi trẻ trưởng thành. Bài viết đã xin phép sự đồng ý của tác giả Trang Hạ trước khi đăng tải