Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

DẠY CON LỄ NGHI KHI CÒN NHỎ

Thứ ba - 12/01/2016 23:18
Nhiều cha mẹ than phiền, họ đã làm mọi cách giáo dục con trẻ từ nhẹ nhàng tới răn đe, nhưng con vẫn không chịu chào người lớn khi gặp.
do choi tre em (4)
do choi tre em (4)

Không ít trong số đó lo lắng, nếu tình trạng này kéo dài, con sẽ trở thành đứa trẻ hư khi lớn lên.
Nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này đang làm cho các bậc phụ huynh đau đầu. Đừng lo Ikids xin mách các mẹ một số mẹo nhỏ giúp trẻ khắc phục được tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ không chịu chào

do choi tre em (5)
 

Theo tục lệ người Việt Nam, trẻ nhỏ gặp người lớn thì phải lễ phép chào hỏi mới được coi là một đứa trẻ ngoan. Với những trẻ làm ngược lại, hoặc có ý chống đối thì đều bi quy kết thành trẻ hư. Đây là quy kết vô cùng oan uổng ở độ tuổi lên 3. Bởi ở giai đoạn này, trẻ chưa thể hiện được thế nào là đúng, thế nào là sai một cách trọn vẹn. Trẻ càng không thể hiểu được khái niệm về quy tắc ứng xử, xã giao, lễ phép trong gia đình, xã hội. Vì vậy. Đừng ép trẻ phải chào hỏi khi trẻ không thích. Thông thường, khi trẻ từ 3 – 6 tuổi, trẻ mới nhận thức được vì sao mình phải chào hỏi người lớn và làm điều đó một cách tự nhiên nhất.
Đôi khi, cha mẹ sẽ thấy trẻ hào hứng chào hỏi người lớn hoặc không chào. Nguyên nhân là do cảm xúc của trẻ lên 3 rất ngẫu hứng, chúng có thể thích chào hoặc không thích chào mà không cần biết vì sao.
Ngoài ra, trẻ bắt đầu lên 3 có những cảm xúc rất khó nắm bắt và cha mẹ cần phải quan tâm, chia sẻ để trẻ không rơi vào khủng hoảng. Trẻ lên 3 là khoảng thời gian trẻ khẳng định cái tôi cá nhân, nghĩa là coi mình là quan trọng, giá trị nhất. Với một số trẻ, cái tôi cá nhân cao, trẻ thường bướng bỉnh, thích làm ngược lại những gì người lớn dạy. Đây cũng chính là nền tảng cho hành vi, cảm xúc, nhân cách của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ cần phải uốn nắn, nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi.

Một số cách khắc phục

do choi tre em (6)
 

Trẻ mầm non chưa biết cái gì là đúng, cái gì là sai?

Có lẽ điều chi phối các bậc phụ huynh khi dạy con là suy nghĩ con sẽ phải phục tùng và thực thi nghiêm chỉnh những gì mình dạy vì điều mình dạy là đúng đắn. Tuy nhiên, có lẽ các cha mẹ đã quên vài điều sau:
Trẻ mầm non chưa hề biết cái gì gọi là đúng đắn, cái gì gọi là sai trái. Vì thế, điều quan trọng đầu tiên cha mẹ cần làm là xác định rõ cho con đâu là điều đúng, đâu là điều sai. Việc phục tùng mệnh lệnh không phải là tiền đề cho một phản xạ có điều kiện được hình thành.
Dù chưa đủ trình độ phân tích để nhận biết mọi thứ, nhưng khả năng cảm nhận của trẻ lại đi trước mọi thứ thuộc về ý thức. Nếu trẻ cảm nhận được điều gì, điều đó sẽ in vào óc trẻ, trong khi mọi lời giáo huấn tuột hết ra ngoài.

Nhắc con chào không phải là cách hữu hiệu

Khi bị nhắc chào, bọn trẻ không cảm thấy cái điều người khác nhận thức là tốt kia se là điều chúng làm và nên làm. Bọn trẻ cho rằng, điều chúng làm là bắt chước y chang những gì chúng nhìn thấy từ người gần gũi với chúng. Chính vì vậy, chúng ta thường thấy con cái có những cá tính giống cha mẹ.
Khi gặp mặt một người bất kì, con người luôn có phản xạ phòng ngự. Đó là phản xạ có điều kiện của mọi loài vật. Chỉ đến khi việc gặp gỡ đó báo tín hiệu là an toàn vào não trẻ, chúng mới có cảm giác thoải mái và cởi mở. Vì thế, những bé thường xuyên bị bố mẹ nhắc chào sẽ có đôi chút thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ngại phải ra ngoài gặp gỡ mọi người, xu hướng khép mình lại như chui vào vỏ ốc.
Cha mẹ chúng cũng vậy, khi đi đâu về nhà, họ đợi con chào mà không có phản xạ chào con. Lúc này đứa trẻ sẽ nhận ra sự thiếu công bằng và sẽ vô cùng khó chịu. Nếu bị quát mắng quá, chúng sẽ chào với thái độ cực kì lạnh nhạt, thậm chí là hỗn láo.
Khi đám trẻ đã lớn, việc chào hỏi cho có lệ, sẽ được chúng áp dụng mọi lúc mọi nơi. Nếu tiếp tục bị quát mắng, đám trẻ sẽ càng khó chịu hơn, chúng sẽ ghét phải đi ra ngoài  với cha mẹ, ghét ở gần cha mẹ giống như ghét mặc quần áo đồng phục khi đi học vì nó thiếu sự thoải mái và tự nhiên.

Các nguyên tắc cư xử lịch thiệp

do choi tre em (7)
 

Cha mẹ phải làm gương trước

Cha mẹ hãy chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc ngủ ngon, mời ăn cơm,... một cách nghiêm túc. Đặc biệt, làm việc đó với chính con mình. Khi đứa trẻ thấy được tôn trọng, chúng sẽ ngay lập tức tỏ thái độ đứng đắn để đáng được trân trọng. Khi đó việc dạy con sống đàng hoàng sẽ trở nên không dễ dàng.
Không ép con phải chào hỏi, phải làm việc gì mà cha mẹ muốn khi đưa con ra ngoài mà gặp người khác. Hãy để con thoải mái cảm nhận sự an toàn khi giao tiếp với mọi người. Chúng sẽ dễ dàng giao tiếp hơn và câu chào sẽ bật ra một cách tự nhiên hơn.
Khi con đã qua tuổi lên 6 mà vẫn chưa hình thành được thói quen cư xử lịch sự, cha mẹ hãy hoàn toàn lờ tịt đi nếu con cư xử bất lịch sự đó. Hãy tự phạt bản thân nếu như cha / mẹ đã trót làm sai hoặc quên.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải kiên nhẫn trong quá trình dạy trẻ, bởi khôn phải cha mẹ làm lần đầu trẻ đã ghi nhớ ngay. Trong giai đoạn này, trí nhớ của trẻ rất ngắn, chúng sẽ nhanh chóng quên nếu cha mẹ không thường xuyên lặp lại. Vì vậy, hãy kiên trì làm gương cho con tới khi tạo thành thới quen của trẻ.

Biết lắng nghe con

Ba mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng thay vì lắng nghe con, nhiều người lại áp đặt con phải làm theo mình. Điều này hoàn toàn sai lầm. Ngay cả khi áp đặt lên con thì ba mẹ cũng phải thật khéo léo, làm sao mang tính tự nguyện hơn là bắt buộc. Hãy thường xuyên trò chuyện với con, cho con bày tỏ ý kiến của mình thì con sẽ trở nên tin cậy ba mẹ nhiều hơn.
Đừng vin vào lí do quá bận rộn hay làm biếng mà ba mẹ ít dành thời gian vui chơi cùng con, mọi người thường có khuynh hướng sẽ tin tưởng, biết nhường nhịn và nghe lời những người thực sự thân thiết với mình, do vậy ba mẹ cũng có thể trở thành bạn thân của con, vui chơi cùng con để thắt chặt hơn mối dây tình cảm. Khi có tình cảm gắn bó hàng ngày, trẻ tự nhiên sẽ mềm mỏng, ngoan ngoãn hơn trước ba mẹ.

Giữ đúng lời hứa

Ông bà ta thường nói, một lần mất tín, vạn lần mất tín, điều này đúng với cả trường hợp giữa ba mẹ và con cái. Nếu ba mẹ hứa với con điều gì mà bộ tín, không thực hiện cho con thì lâu ngày, nguy cơ trẻ không để ý đến lời dạy của ba mẹ sẽ rất cao. Do vậy, ba mẹ nên chừng mực trong lời hứa của mình đối với con, nếu biết chắc điều đó mình có thể tực hiện được thì mới hứa, đừng hứa những gì đao to búa lớn rồi không thể làm được.

Không chiều con thái quá

do choi tre em (8)
 

Điều này quá rõ ràng rồi, vì càng được chiều chuộng trẻ sẽ càng ngang ngược, chỉ biết thỏa mãn cái tôi, sở thích của mình mà không quan tâm đến lời nói, dạy dỗ của người khác, kể cả ba mẹ. Thói quen tạo nên hành vi, vì vậy, ba mẹ không nên để con quen với việc được chiều chuộng, càng lâu sẽ càng khó bỏ và con sẽ khó nghe lời ba mẹ đặc biệt trong những lúc cần thiết, quan trọng như ở nơi đông người. Ba mẹ nên chiều con nếu điều đó đã được thỏa thuận trước, vừa phải và an toàn, không gây hại hay phiền toái đến ai.
Dạy con biết lễ nghi không khó đâu các mẹ. Điều quan trọng là cần phải uốn nắn con ngay từ bé như thế bé sẽ hình thành thói quen tốt và dễ dàng tiếp thu hơn. Chúc các mẹ thành công!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây