Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

BỐ MẸ NÊN NÓI GÌ VỚI CON KHI LI HÔN?

Thứ bảy - 16/01/2016 01:46
Cha mẹ li hôn là nỗi bất hạnh lớn đối với con trẻ. có những trường hợp sau khi cha mẹ li hôn, trẻ bị trầm cảm nặng, thậm chí rối loạn thần kinh.
do choi tre em (3)
do choi tre em (3)

Cha mẹ li hôn là nỗi bất hạnh lớn đối với con trẻ. có những trường hợp sau khi cha mẹ li hôn, trẻ bị trầm cảm nặng, thậm chí rối loạn thần kinh. Đôi khi có em bắt đầu có những hành vi thô bạo hư hỏng ở trường.
Vậy nói với con như thế nào về li hôn đây? Trước hết cần biết rằng, hai chữ li hôn ngay lập tức sẽ khiến con hoảng sợ, vì con nghĩ là mình sẽ mất đi ba hoặc mẹ, hoặc cả hai. Ngay sau đó con sẽ nghĩ đến những người lạ sẽ bước vào cuộc đời mình như mẹ kế, cha dượng hoặc con sẽ cho mình sẽ bị bỏ rơi và bơ vơ.
Hãy cùng Ikids tìm hiểu vì sao tâm lí trẻ lại thay đổi như thế? Và làm cách nào để trẻ tiếp nhận những thông tin đó một cách bình tĩnh nhất.
Chúng ta đã biết, đôi khi, tuy chưa ra tòa nhưng gia đình đã thực sự tan nát vì hai vợ chồng không sống cùng nhau. Dù đã quen với sự vắng mặt của một trong hai người nhưng đứa trẻ vẫn mong cha hoặc mẹ trở về. Những tin tức về cuộc li hôn sắp xảy ra cướp đi hi vọng cuối cùng của nó. Bạn đừng nghĩ đơn giản con mình con nhỏ không biết gì. Thực tế chúng rất nhạy cảm với sự mất mát đó.

Li hôn ảnh hường đến trẻ như thế nào?

do choi tre em (2)
 

Người lớn thường không hiểu tâm lí trẻ nhỏ khi có bố mẹ chuẩn bị hoặc đã li hôn nhưng thực chất giai đoạn này tâm lí của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều và phức tạp. Bố mẹ đôi khi vì nghĩ cho bản thân nhều hơn hoặc cũng lo cho hạnh phúc của con, nhưng không còn lựa chọn nào khác để giải thoát cho bản thân.
Chắc chắn rằng hạnh phúc không thể gượng ép nhưng nếu là cha mẹ thì thường sẽ nghĩ vì con mình mà cố để cho con có được hạnh phúc. Khi cha mẹ li hôn, đó là sự kết thúc của một cuộc sống gia đình thường ngày, sẽ dẫn đến những thay đổi rất lớn đối với những đứa trẻ trong gia đình. Điều bố mẹ cần làm đó là chuẩn bị một cuộc sống mới giúp trẻ có thể đối mặt với sự thật và không hận thù bố mẹ về việc này.
Thực tế đã cho thấy, dù được chăm sóc đầy đủ nhưng trẻ vẫn nhận lấy những khác biệt và tác động đến suy nghĩ và cuộc sống của trẻ. Người lớn sẽ nghĩ trẻ con càng nhỏ thì càng không biết gì nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm. Trẻ chắc chắn vẫn cảm nhận thấy sự thiếu thốn, có thể cả về vật chất lẫn tinh thần khi chỉ sống cùng bố hoặc mẹ. Thêm vào đó, những căng thẳng giữa bố mẹ cũng khiến cho trẻ bị ức chế và tồn thương.
Nếu đưa trẻ đau đớn đến suy sụp, bị rối loạn tâm lí, mất ngủ, kém ăn, thậm chí bỏ học hoặc bỏ nhà đi lang thang, bạn đừng trừng phạt trẻ mà cần thông cảm với nỗi đau của trẻ. Đừng thụ động chờ thời gian xoa dịu vết thương lòng của trẻ nếu trẻ quá yếu đuối hoặc bắt đầu suy sụp. Nếu không, những chấn thương tâm lí đó có thể ảnh hưởng đến trọn cuộc đời của con bạn, cản trở chúng xây dựng gia đình hạnh phúc sau này.

Bố mẹ cần làm gì để giúp con đối mặt với sự thật

do choi tre em (3)
 

Thỏa thuận với nhau về những gì sẽ nói

Có một tỏa thuận chung trước khi nói chuyện với con sẽ giúp con có thêm niềm tin vào bố mẹ, đồng thời để tránh lời nói của bố mẹ mâu thuẫn lẫn nhau, thậm chí là nói xấu lẫn nhau và cãi nhau trước mặt con. Tốt nhất là hai vợ chồng cùng nói chuyện với con để giải tỏa hết những thắc mắc, tâm tư của con.

Nói về vai trò của cả hai

Hai người cùng nói chuyện với con cùng lúc, tốt nhất nên gạt bỏ những mâu thuẫn, căm ghét hay hận thù nhau qua một bên – coi như là hi sinh vì con cái. Cả hai cần nói cho con hiểu rằng, mặc dù cuộc hôn nhân của bố mẹ đã không còn, nhưng con vẫn có đầy đủ bố và mẹ, vẫn có một gia đình dù không được như trước kia. Cả bố và mẹ đều sẽ dành thời gian quan tâm, chăm sóc con. Nếu con ở với mẹ thì mỗi tuần bố sẽ đến thăm bao nhiêu lần,.. Từng người sẽ nói chuyện riêng với con và rất có thể mỗi người nói một kiểu. Đó là một sự ích kỉ và tàn nhẫn với những đứa con. Bởi những mâu thuẫn trong lời của cha và mẹ sẽ khiến con bị tổn thương sâu sắc.

Công bằng

Cả hai nên thỏa thuận rằng khi nói chuyện với con, bố mẹ đều sẽ không đổ lỗi cho người kia về việc chia tay hoặc khuyến khích con đứng về phía mình để chống lại bên kia. Cả hai hành vi này là không công bằng với con và có thể gây tổn hại không thể khắc phục được về mặt cảm xúc của con. Khi bố mẹ chỉ trích người ki, điều đó có thể gây phản tác dụng. Con có thể nghĩ xấu cho người đã nói xấu bố hoặc mẹ của mình hoặc nghĩ xấu cho cả hai, chịu tác động mạnh về mặt tâm lí.

Thành thật, thực tế và không cảm xúc

Hãy thành thật với các con về lí do tại sao li hôn, tuy nhiên tránh chia sẻ những chi tiết bi kịch và khủng khiếp đằng say để giữ cho tuổi thơ của con không bị ám ảnh. Hãy nói với trẻ vừa đủ thông tin như con cần chứ không nhiều hơn.
Bên cạnh đó, đừng che giấu thực tế là cuộc sống sẽ khác trước khi bố mẹ li dị. Hãy nói rõ cho con biết những thay đổi, con sẽ ở với ai, người kia sẽ xuất hiện như thế nào và chuẩn bị tâm lí cho con trước khi bắt đầu một giai đoạn mới. Nhớ trấn an con rằng, li hôn sẽ không làm thay đổi tình yêu thương của bố mẹ dành cho con cái và bố mẹ vẫn tiếp tục quan tâm lo lắng cho con. Tuy nhiên, đừng hứa hẹn những gì mình sẽ không thực hiện được.
Không nên bộc lộ cảm xúc thái quá hoặc kịch tính trong lúc nói chuyện với con. Thứ nhất là không lôi kéo con vào mâu thuẫn giữa bố mẹ. Thứ hai là nó sẽ tác động không hề nhỏ đến tâm lí của con, có thể khiến con cảm thấy mình phả chịu trách nhiệm một phần việc này. Thứ ba, con mới là đối tượng chính của cuộc nói chuyện và bố mẹ cần đón nhận bình tĩnh cũng như xem cảm giác của con là thế nào, xoa dịu con.

Một số điều cần nhớ

do choi tre em (4)
 

Đừng cãi nhau trước mặt con
Đừng nói xấu bố/ mẹ trước mặt chúng
Không quá xúc động khi nói chuyện li hôn hay cuộc sống sau li hôn, con sẽ cảm thấy lo lắng và bất an vào tương lai.
Không dùng con như phương tiện liên lạc giữa hai vợ chồng
Không ép con chọn theo ai
Tránh thay đổi nếp sống thường ngày của con. Trẻ không thích thay đổi, li hôn đã là một thay đổi quá lớn.
Không bù đắp bằng những món quà đặ biệt hay ưu đãi trong việc lỏng kỉ luật với con.
Là một đứa con thì chẳng ai muốn phải lựa chọn giữa bố và mẹ. Là một người mẹ ai cũng muốn con mình có đủ cả cha và mẹ. Là một người cha ai cũng muốn khi trở về có mái ấm gia đình, sự vui vẻ sẽ luôn hiện diện. Chắc chắn nó có thể thay thế cho những bữa cơm chẳng ngọt canh chẳng lành. Thế đấy, đó là những lí do mà do vì do các bậc sinh thành không nên li hôn. Dù đi đâu làm gì, các bạn hãy nên nhớ “ Xã hội không hề muốn đón nhận thêm một đứa trẻ bở rơi để rồi lại bi cuốn vào cuộc đời quá sớm".

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây