Điều này làm trẻ có thể chủ động lĩnh hội được những kiến thức trên lớp cũng như bài tập về nhà được giao sẽ hiệu quả hơn. Nhưng vì còn nhỏ nên khả năng tự giác học tập của trẻ còn chưa cao do trẻ còn có nhiều hoạt động khác.
Xem thêm: Trả lời thông minh với câu hỏi tại sao của bé
Bước và tiểu học là trẻ bắt đầu tập làm quen với việc đi học. Nhiều gia đình thường dành thời gian buổi tối để kèm thêm con, để đảm bảo rằng con đã hoàn thành tốt mọi bài tập về nhà được giao. Tuy nhiên, việc này có thể gây hai hậu quả sau:
Trẻ thấy bố, mẹ luôn nhắc nhở để đảm bảo mình hoàn thành bài tập đầy đủ, đúng hạn như vậy mình không cần phải lo gì cả. Việc học sẽ là trách nhiệm của người lớn. Nếu bố mẹ không nhắc thì trẻ không ngồi bàn vào bàn.
Việc bố mẹ luôn bắc ghế ngồi cạnh để đảm bảo con tập trung làm bài khiến trẻ “tranh thủ xả hơi” khi ta đứng dậy. Lâu dần trẻ hình thành thói quen lơ đãng khi không có người ngồi kèm.
ở độ tuổi này, hoc giỏi không cần là mục tiêu số một của việc học. Niềm yêu thích, sự tự giác học và học tập hiệu quả mới là thứ phụ huynh cần rèn cho con. Bởi càng lên cao, sự học vì nỗ lực bền bỉ của chính bản thân con mới là nhân tố chính giúp con đi lâu dài trên con đường học hành, nghiên cứu.
Vậy phải làm thế nào? Ikids – đồ chơi trẻ em sẽ chia sẻ cho mọi người về cách tạo thói quen tự giác học tập cho trẻ. hi vọng có thể giúp bạn có được những thói quen tốt, thói quen tự giác học tập cho trẻ để giúp trẻ có được những kết quả cao hơn trong học tập.
Quá thời gian đó mà chưa xong bài, trẻ cũng không được phép làm thêm mà phải đi ngủ để đảm bảo thời gian ngủ ( nên nhở tuổi này ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng cho sự phát triển thể chất, trí não và sự tập trung học tập ở trẻ).
Bạn hỏi rằng, thế nếu trẻ không hoàn thành bài thì sao? Câu trả lời là một vài hôm như thế chẳng sao cả. Thông thường trẻ nào cũng sợ giáo viên và không muốn nhìn thấy mình thua kém bạn bè. Bạn có thể nói trước với cô giáo về cách rèn luyện trẻ ở nhà của bạn và nhờ cô kiểm tra bài của con bạn. Bạn nên nhờ cô giáo nhắc nhở con nhẹ nhàng, yêu cầu lần sau hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Cô giáo trong trường hợp này nên ngồi xuống và hỏi bé rằng bé có hứa với cô là hôm sau sẽ hoàn thành bài tập trước khi đến lớp không? Để gieo vào tâm trí con khái niệm về lời hứa và một quyết tâm thực hiện lời hứa.
Làm cách này không có nghĩa bố mẹ không quan tâm tới việc học của con. Trái lại, bạn cần quan tâm nhiều hơn, hiểu trẻ nhiều hơn và cần phối hợp với giáo viên của con chặt chẽ hơn. Sau một thời gian, trẻ sẽ học được cách sắp xếp kế hoạch học tập hợp lí và rèn thói quen làm việc tập trung, nghiêm túc dù không có ai giám sát.
Tạo cho con thấy trách nhiệm của mình với việc học
Học là cho bản thân, chứ không phải là đối phó. Khi bố mẹ càng giục giã, nịnh nọt, làm hộ bài hay ngồi cạnh con giúp đỡ con học, con sẽ nghĩ rằng việc học là trách nhiệm của cha mẹ, không phải của chúng. Các bậc cha mẹ cần phải thiết lập một ranh giới rõ ràng về trách nhiệm của mình và của con đối với việc học. Trách nhiệm của bố mẹ:
- Cung cấp cho con một môi trường và một góc học tập thích hợp.
- Đóng vai trò là người dẫn đường, gợi ý khi con có câu hỏi hoặc cần giúp đỡ.
- Tuyệt đối không làm hộ, không ngồi sát cạnh, chỉ nên ngồi gần và đọc sách, hoặc làm việc.
- Sau khi con đã hoàn thành bài tập, cha mẹ kiểm tra lại xem đã chính xác hay chưa.
Tạo cho con một góc học tập thích hợp
Trẻ nhỏ rất dễ phân tâm nên nếu thấy xung quanh ồn ào hoặc anh chị em đang chơi, trẻ sẽ không thể tập trung để học bài. Góc học tập nên xa tivi, xa đồ chơi và nơi mọi người trong gia đình ngồi nói chuyện. Bàn học vừa với chiều cao của trẻ và đầy đủ ánh sáng.
Tạo một thói quen học tập nề nếp, duy trì đều đặn, chính xác hàng ngày. Ví dụ ngày nào cũng vậy, đúng 8 giờ tối là con ngồi vào bàn học bài. Nếu hôm nào không có bài tập về nhà thì sẽ dành thời gian học đó để cùng đọc sách, viết chính tả,...
Tạo thói quen học bài xong phải cất gọn gàng
Khi học xong hãy yêu cầu trẻ dọn dẹp bàn học sạch sẽ. Thói quen này có lợi để ngày hôm sau, khi đến giờ học, con không mất công dọn dẹp bàn, khiến con mất hứng, mất thời gian và tạo ra cảm giác uể oải. Đồ dùng học tập, nước nên có sẵn và ở trong tầm tay với của con khi học, để con không phải đứng lên, ngồi xuống đi lấy nhiều lần.
Cha mẹ tuyệt đối không phàn nàn, trách mắng con trong giờ học bài
Nếu con có bị điểm chưa tốt trong ngày, hãy nói và trao đổi với con vào lúc khác, ví dụ lúc con đi học về hoặ lúc hoàn thành xong bài tập. Nếu con bắt đầu học mà bị cha mẹ quở trách thì sẽ chẳng thể tập trung học được nữa. Không tạo ra các hình thức thưởng phạt liên quan đến bài tập về nhà.
Cách này khiến trẻ có xu hướng học để thưởng chứ không phải học cho bản thân. Ngoài ra làm như vậy có thể sẽ tạo ra stress cho trẻ khiến chúng phải làm mọi cách để tránh bị phạt và được thưởng. Hoặc tệ hơn nữa đến một lúc nào đó, trẻ cảm thấy phạt hay thưởng cũng chẳng quan trọng với chúng nữa và sẽ chẳng còn muốn đi học.
Theo các chuyên gia tâm lí, khi rèn cho con tính tự giác, điều quan trọng là cha mẹ phải cùng thống nhất phương pháp dạy con và thực sự kiên trì, nhất quán trong cách cư xử với trẻ. tuyệt đối không quá nạt, ép con khiến trẻ sợ học, thấy việc học là một hình phạt, cực hình.
Với các cách tạo thói quen tự giác học tập cho trẻ trên hi vọng có thể giúp bạn áp dụng một cách hiệu quả, để từ đó trẻ hình thành được thói quen tự giác, học bài được nghiêm túc và đạt được kết quả cao hơn trong học tâp. Ngoài việc thúc đẩy tính tự giác cho con trong học tập, còn có tác dụng tạo nên nền tảng cho trẻ phát triển tốt hơn sau này.
Ikids - Đồ chơi thông minh
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn