Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

Muốn con tự tin, đừng bao giờ nói lời lấy đi động lực của con

Thứ ba - 23/08/2016 23:46
Những lời nói lấy đi động lực hành động của bé, vô hình chung lại là những lời bạn thường xuyên vô ý buột mồm nói ra hàng ngày! Điều này bạn nghĩ là vô hại với bé nhưng thật ra, lại có sự ảnh hưởng cực lớn đến tâm lí trẻ.
Bất cứ người mẹ nào cũng đều tự tin rằng mình rất hiểu con, tới nỗi thuộc từng nết ăn nết ngủ của con. Nhưng sự thật thì không hẳn. Những tình huống bé vụng về ngã hay làm hỏng, khiến bạn lo lắng, luống cuống và có phần thấy chút thất vọng, bực bội.  Bạn có nói ra những lời lấy đi động lực hành động của bé như một trong số những bà mẹ dưới đây? 

 9 lỗi giao tiếp mà ba mẹ nào cũng mắc phải khi nói với con​

I. Những lời nói lấy đi động lực hàng động của con

1. Lớn tiếng ra lệnh cho con: “Không được khóc!”, “Đi đứng nhìn đường cẩn thận chứ!”...
Khi con ngã, khóc là phản ứng đầy tiên của con khi đau đớn. Lúc này trạng thái tâm lí của con là sự bất an, và khóc là biện pháp giải tỏa hữu hiệu. Bạn ra lệnh, la lối, quát tháo con, nhưng kì thực bé sẽ chẳng thể nào để ý đến lời nói của mẹ mà thay vào đó, cảm giác bất an thêm với việc lo sợ khi mẹ nổi giận sẽ khiến bé sợ hãi và bất an hơn nữa. Bé sẽ càng tiếp tục khóc to thậm chí sẽ phản kháng lại bạn.

2. Hù dọa cắt đi quyền lợi: “Con mà còn cứ khóc nữa là mẹ sẽ không dẫn con đi mua đồ chơi nữa”...
Cách này có vẻ hiệu quả. Bé sẽ cân nhắc lợi ích của bản thân trước những lời hù dọa cắt đi quyền lợi của mình. Trẻ sẽ làm điều bạn muốn bởi lợi ích của cá nhân trẻ. Tuu nhiên, nếu lạm dụng cách này thường xuyên, sẽ dần khiến bé trở nên bất mãn bởi không phải bất kì chuyện gì, bạn cũng có thể ép buộc bé làm theo cách thường xuyên dọa sẽ tước đi quyền và lợi ích của bé. Nếu không bé sẽ càng ngày càng trở nên ghét bạn thậm chí dẫn đến trạng thái tâm lí tiêu cực tỏ ra bất cần.

 
nghe thuat giao tiep voi be dochoimaugiaovn (3)

3. Dồn bé vào đường cùng bằng những câu hỏi liên tiếp: “Sao con lại khóc? Con làm sao thế? Sao tự nhiên lại ngã thế?...”
Đây quả thật là” sự tra tấn tâm lí” một cách thái quá. Tâm lí lo lắng sẽ khiến bạn không ngừng liên tiếp đưa ra các câu hỏi dồn dập và rõ ràng đó là sự thỏa mãn ích kỉ của các ông bố bà mẹ! Những câu hỏi liên tiếp đó không hàm ý sự tôn trọng, lắng nghe trẻ mà là để bạn trút vào đó sự than phiền, thất vọng, bực bội khi bé không may bị ngã. Trên thực tế, trước “sự tấn công” bởi những câu hỏi dồn dập như thế, bé không thể trả lời một cách rõ ràng bởi đó không phải là câu hỏi để bé trả lời, trái lại trẻ sẽ có tâm lí phòng thủ bằng cách chỉ khóc mà không hé miệng trả lời câu hỏi.

 
nghe thuat giao tiep voi be dochoimaugiaovn (4)


4. Thể hiện thái độ mỉa mai, coi thường bé: “Có thế mà cũng khóc, con thật là mít ướt”
 
nghe thuat giao tiep voi be dochoimaugiaovn (5)

Có thể đó chỉ là lời nói bạn buột miệng nói ra nhưng bạn sẽ không thể ngờ rằng nó có sức “sát thương” với trẻ ra sao. Bé cảm thấy mình bị mẹ coi thường, cảm thấy tổn thương khi mẹ không tôn trọng cảm xúc của bé. Vô hình chung, bạn đang lấy đo sự tự tin trong con vì bé sẽ nghĩ lời mẹ nói là thật và cảm thấy mình thật kém cỏi, vô dụng, dần dần trẻ sẽ đánh mất đi niềm tin chính bản thân mình.

II. Xử trí thông minh bằng cách tạo động lực hành động cho trẻ

Thay vì tức giận, phủ nhận cảm xúc của con, hãy xử trí theo các bước:

1. Đồng cảm, lý giải tâm trạng bé. Khiến bé an tâm bằng cách nói cho bé biết sự đồng cảm của bạn.
Nguyên tắc số 1 khi xử lí tình huống trẻ khóc lóc, hờn dỗi bạn cần nhớ đó là : Cảm xúc là “tài sản” thuộc sở hữu của mỗi một cá nhân. Trẻ cũng thế, trẻ có quyền được thể hiện cảm xúc của mình mà ba mẹ không được phép can thiệp thô bạo. Thay vào đó, hãy biết đồng cảm và chia sẻ cùng trẻ. Đặt mình vào vị trí trẻ để thấu hiểu tâm trạng của bé. Giả sử tình huống đặt ra, Bé hờn dỗi khi không thích đi học, “con không muốn đi học nữa”. Bạn có thể đồng cảm bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng cùng bé “ Con không thích đến trường sao? Nào! Hãy nói cho mẹ biết ở trường con cảm thấy không vui vì các bạn hay vì điều gì?” Khi được mẹ đồng cảm, bé sẽ sẵn sàng bày tỏ cho bạn biết lí do của mình “các bạn giựt tóc trêu con”, “con sợ nhà vệ sinh”… Hiểu được lí do chính đáng của bé, bạn mới có thể biết cách trả lời thỏa đáng các vấn đề bé gặp phải.

 
nghe thuat giao tiep voi be dochoimaugiaovn (8)

Việc bạn thể hiện mình sẵn sàng đồng cảm với bé bằng cách lắng nghe trẻ, sẽ mang lại cảm giác an tâm bởi bé cảm thấy mẹ hiểu tâm trạng của mình. Sau khi đỉnh điểm của những cảm xúc tiêu cực đi qua, bé sẽ tự biết cân bằng, tâm trạng sẽ bình ổn trở lại và tự tin hơn về bản thân.  

2. Nhờ bé điều mà bạn muốn bé làm
- Bạn muốn bé ngoan ngoãn đến trường, hãy nói với con điều bạn muốn con làm trên tình thần sẵn sàng hỗ trợ con tự xử lí và giải quyết các vấn đề con gặp phải. “Con có nghĩ mình cần nói chuyện với cô giáo không? Hoặc con sẽ nhìn thẳng vào mắt các bạn ấy và yêu cầu các bạn không được giựt tóc trêu con. Mẹ rất vui vì mẹ biết con có thể làm được điều đó”

 
nghe thuat giao tiep voi be dochoimaugiaovn (7)


3. Kiên trì lặp lại cách thức này để bé thấu hiểu, yên tâm và có sự tự tin về bản thân mình.
Trong trường hợp, một vài lần đầu bé từ chối hợp tác chia sẻ với bạn, hãy kiên trì. Đừng vội từ bỏ, chỉ cần bạn kiên trì theo đuổi biện pháp này, bé sẽ dần thay đổi thái độ do bé nhận thấy mẹ đang rất quan tâm tới vấn đề của mình.

Kết
Đừng áp đặt việc nuôi con mang tính chất của một “cuộc chiến”. Bởi bạn biết, chỉ cần “không gây chiến” và “ không tham chiến” thì bạn hoàn toàn có thể chủ động giải quyết mọi vấn đề trên tinh thần thoải mái, tôn trọng chính mình và tôn trọng cá nhân trẻ.

Tác giả bài viết: Đồ chơi Ikids

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dochoimaugiao.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây