Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

9 lỗi giao tiếp mà ba mẹ nào cũng mắc phải khi nói với con

Thứ hai - 15/08/2016 04:16
Nhiều bậc cha mẹ hay có suy nghĩ nêu gương những anh chị em trong nhà hoặc với những đứa trẻ khác để nhằm mục đích giúp cho con mình có động lực để bé cố gắng hơn. Cha mẹ thường hay ngầm so sánh con mình với những đứa trẻ khác mục đích lấy đó làm tham chiếu và mặc định vào đó xem con mình phát triển như thế có bình thường không?
Bầu trời của ba mẹ rộng lớn hơn bầu trời của con với đủ các mối bận tâm. Trừ đi 8 tiếng hành chính nơi công sở, bạn nghĩ rằng mình có đủ thời gian để lo chu toàn việc nhà nhưng những gì bạn thấy được trong cuộc sống hàng ngày thậm chí còn áp lực hơn nữa.

Bạn đi làm về, tất tả chợ búa cơm nước, dọn dẹp nhà cửa trong khi lũ trẻ mè nheo với rất nhiều những lí do khi thì đòi thứ nọ, khi thì chành chọe nhau. Áp lực công việc, áp lực việc nhà khiến bạn mệt mỏi, và rồi mọi sự bực tức dồn nén khiến bạn muốn bung tỏa. Bạn lỡ lời lớn tiếng quát “Mấy đứa im hết ngay. Đi ra ngoài và trật tự cho mẹ làm việc.”

>>>Xem thêm: 
Đồ chơi dạy bé nhận biết bảng chữ cái


Đáp lại bạn nhìn thấy lũ trẻ sợ hãi, mắt mở to và nước mắt trực trào. Khoảnh khác đó trong giây lát luôn khiến cho bạn cảm thấy áy náy và tự nhủ sẽ không có lần sau quát tháo khiến con tổn thương. Thế nhưng lần này lần khác, hầu hết các bậc cha mẹ đều rơi vào cảnh tượng vô tình nói những lời khiến trẻ tổn thương rồi sau đấy ngập tràn cảm giác ân hận, hối lỗi. Thế nhưng bạn có biết, trong mắt lũ trẻ, bầu trời rộng lớn tới mức như nào trong mắt chúng cũng chỉ có ba và mẹ. Thế nên, dù có tức giận đến mấy, cũng đừng mang quát tháo, dọa nạt ra để nói với con. Đặc biệt, hãy tránh những câu nói sau:

1. Xua đuổi con: “Ra chỗ khác ngay!”
 
Nếu bạn cần có không gian riêng để tập trung giải quyết công việc, hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi thư giãn. Bạn thường tìm cách xua lũ trẻ ra ngoài với những lí do “Đừng làm phiền mẹ”, “Mẹ đang bận, không có thời gian” thậm chí là xua đuổi con “ Ra chỗ khác ngay”… Với những lí do này vô tình bé nghĩ rằng không nên nói chuyện với bố mẹ vì có nói bố mẹ cũng không lắng nghe mình nói đâu. Nếu thường xuyên xua đuổi con và không cho con cơ hội được nói chuyện với ba mẹ thì dần dần bạn cũng đã tập cho con nếp nghĩ không muốn chia sẻ và càng lớn, trẻ sẽ càng hạn chế bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình với bố mẹ. Bạn không muốn sau này mình trở nên xa lạ với con thì hãy ngừng ngay lại những câu nói hàm ý xua đuổi con ngay nhé.
 
9 cau noi dung bao gio the hien noi ra truoc mat tre (4)

Bạn nên nói gì với trẻ trong trường hợp bạn muốn có thời gian và không gian riêng? Hãy nói với trẻ lí do bạn cần trẻ cho mình không gian riêng và đặt ra cho con một giới hạn cụ thể. Ví dụ “ Mẹ phải làm xong cái này và sẽ mất tới 15 phút để giải quyết nó, con hãy ngồi xem tivi đợi mẹ hoặc con có thể tô màu một mình cho tới lúc mẹ xong và sau đó chúng ta sẽ chơi cùng nhau” Hoặc “Mẹ cảm thấy mệt và muốn nghỉ ngơi, con có thể giúp mẹ dọn đồ chơi trong phòng của con có được không?"
 
2. Cảm thán quá mức và phóng đại khuyết điểm của con: “Con… quá!”
 
Những lời khen ngợi đúng lúc hẳn có tác dụng vô cùng tuyệt vời trong việc khuyến khích trẻ làm việc tốt và tự tin vào chính mình. Ngược lại, nếu thường xuyên gắn mác cho con những cụm từ tiêu cực kèm theo những cảm thán từ chỉ mức độ khiến mọi thứ trở nên trầm trọng và phóng đại thì thực sự bạn đang hại chính con mà không biết được mức độ tiêu cực của nó ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ như thế nào.

Cho dù bạn thể hiện điều đó trực tiếp với trẻ ví dụ như “ Con vụng quá”, “Con hư quá”… hoặc vô tình trong khi nói chuyện với những người khác và khiến cho trẻ nghe thấy những lời nhận xét như “Con bé nhút nhát lắm”, “Thằng bé quá vụng để có thể tự mình xúc ăn…” Trẻ thường sẽ không thắc mắc về những nội dung đó bởi các bé sẽ nghĩ rằng, đó là những lời ba mẹ nói về mình và thực sự thì mình là như thế! Điều này hiển nhiên sẽ mang đến những tiêu cực cho sự phát triển tâm sinh lí cũng như tính cách của trẻ.Những nhận xét tổn thương nhất có thể theo trẻ đến hết cuộc đời, còn gì buồ hơn khi tới một lúc nào đó trẻ nhớ lại rằng cha mẹ của mình từng nói “Chả trông chờ gì vào nó được”.


Nên nói như thế nào về những khuyết điểm, thiếu sót của trẻ?: Thay vì cảm thán và phóng đại quá mức những yếu kém, sai phạm của trẻ, cha mẹ nên chỉ ra và gọi tên chính xác những hành vi của con và không nên tùy tiện thêm vào các tính từ nhận xét tính cách của trẻ. Ví dụ: Thay vì nói con “Con lãng phí quá!”, hãy nhẹ nhàng “Con không nên bỏ thừa lại quá nhiều đồ ăn như thế! Mẹ sẽ rất buồn vì mẹ đã cố gắng để nấu thật ngon cho cả nhà”
 
3. Kiểm soát cảm xúc của trẻ một cách thái quá: "Nín khóc ngay".
 
Trẻ chưa thực sự biết cách kiểm soát các nhu cầu về cảm xúc cũng như tình cảm của bản thân. Tương tự những câu như “Đừng buồn”, “Không việc gì phải khóc”, “Có cái gì đâu mà phải sợ”, bố mẹ cũng không nên nói với con. Trẻ thật sự có vấn đề về cảm xúc như sợ hãi, lo lắng mới thể hiện ra vì bản thân chúng chưa biết cách thể hiện bằng ngôn ngữ.
 
1450507761 tre an va 1

Bản thân cha mẹ luôn mong muốn được che chở bảo vệ con cái khỏi những cảm xúc tiêu cực tuy nhiên phủ định nó là điều không nên. Việc sử dụng từ “Đừng” không giúp trẻ cảm thấy đỡ hơn, không mang tính chất an ủi, động viên mà trái lại vô tình gieo cho trẻ suy nghĩ với thông điệp ràng những cảm xúc đó của con là không chính đáng, nỗi buồn hay sợ hãi của con là điều không thể chấp nhận và không xứng đáng
Đừng phủ nhận cảm xúc của các con. Trước mỗi cảm xúc tiêu cực hay tích cực thay vì phủ nhận và bỏ mặc, cha mẹ nên tỏ ra đồng cảm và chia sẻ cùng con để con biết cách mở lòng với những tâm trạng, suy nghĩ âu lo của mình.

Ví dụ “Mẹ biết con rất buồn vì làm mất bạn gấu bông Teddy, chúng ta sẽ cố gắng nhớ lại xem con đã quên ở đâu”. Hoặc “Con cảm thấy thất vọng vì bạn không lắng nghe lời giải thích của con đúng không? Con sẽ thử lại vào một lúc khác chứ!”

Việc gọi tên chính xác những cảm xúc trẻ gặp phải, trẻ cũng sẽ có cơ hội được dùng ngôn ngữ để diễn tả trạng thái, tâm trạng, cảm xúc của mình, đồng thời dạy cho con biết thông cảm và chia sẻ với người khác. Dần dần, trước những vấn đề về trạng thái cảm xúc, con sẽ bớt khóc và học cách để nói chuyện nhiều hơn.

 
4. So sánh trẻ với anh chị e của trẻ: “Sao con không được như chị con thế nhỉ?”
 
Nhiều bậc cha mẹ hay có suy nghĩ nêu gương những anh chị em trong nhà hoặc với những đứa trẻ khác để nhằm mục đích giúp cho con mình có động lực để bé cố gắng hơn. Cha mẹ thường hay ngầm so sánh con mình với những đứa trẻ khác mục đích lấy đó làm tham chiếu và mặc định vào đó xem con mình phát triển như thế có bình thường không?
 
3

Nhưng bạn có biết, cách đó sẽ khiến cho trẻ thêm tự ti và mặc cảm với chính mình. Con bạn là con bạn và không đứa trẻ nào giống nhau. Việc bạn ngầm so sánh con với những đứa trẻ khác không để đánh giá mức độ phát triển của con không có gì sai trái. Tuy nhiên bạn không nên nói điều đó để trẻ nghe thấy. Việc bạn so sánh thể hiện bạn đang muốn con mình khác đi mà quên mất rằng mỗi trẻ phát triển ở một nhịp độ khác nhau với những tính khí riêng biệt. Mặt khác, việc so sánh không là chất xúc tác khiến trẻ thay đổi hành vi mà trái lại trẻ sẽ thấy bối rối, không biết cách xử trí ra sao và nếu bị ép phải làm những việc bé chưa cảm thấy sẵn sàng hay không thích làm, điều đó sẽ khiến bé thêm tự ti về bản thân. Ở một mức độ tiêu cực hơn, bé thậm chí tỏ ra ghét bố mẹ và chống đối bằng cách không muốn làm theo lời của người lớn.

Hãy động viên và khuyến khích trẻ thay vì lớn tiếng chê trách, so sánh. “Con thấy chưa, con làm được rồi này, lần sau con cũng hãy làm như thế nhé!”

 
5. Chế nhạo con: “Con biết nhiều hơn thế mà!”
 
Nguy hiểm hơn cả so sánh, việc chế nhạo con chắc chắn sẽ gây ra những tổn thương sâu sắc mà cha mẹ không thể mường tượng nổi những yếu tố tiêu cực tác động đến trẻ. Khi bạn nói những lời nói hàm ý sự chế nhạo con, có thể ban đầu con không cảm nhận được dụng ý đó. Việc bé phạm phải một lỗi sai và lặp lại chúng không thể hiện rằng bé đang không cố gắng thay đổi và sửa lỗi. Bạn nên cho bé cơ hội tự suy nghĩ và hãy nói thật rõ ràng “ Nếu con làm như này thì chắc chắn sẽ nhanh và dễ hơn”

Những lời nói chế nhạo tương tự khác như “Con suy nghĩ gì mà lại làm thế?” “Không thể tin được con lại làm như thế”…  sẽ ngầm cho các con có cơ hội hiểu rằng “Con đúng là phiền phức, con chẳng bao giờ làm được cái gì hẳn hoi cả.”
 
6. Đe dọa trẻ “Im ngay nếu không con sẽ bị ăn đòn”
 
Giáo dục hiện đại ngày nay tối kị những hành vi đe dọa, bạo lực với đối tượng được giáo dục. Mặt khác, việc bạn đe doạ trẻ chính là biểu hiện của sự bất lực và rằng bạn đang thua trong cuộc chiến nuôi dạy con. Có đôi khi bạn thấy cách đó có tác dụng khi trẻ gần như ngay lập tức tuân theo mệnh lệnh trước những lời dọa nạt như “Dọn đồ chơi của con ngay vào, nếu không mẹ sẽ tét đít con”, Tuy nhiên vấn đề ở chỗ,  không sớm thì muộn hoặc là bạn phải biến những lời nói ấy thành hành động trước thái độ “nhờn” hoặc những lời dọa nạt của bạn sẽ mất tác dụng.
1415951926 doa con 1

Nghiên cứu chứng minh cho thấy, khả năng các bé 2 tuổi lặp lại việc làm sai trái của mình trong ngày có thể nên tới 80%  cho dù bạn có dùng biện pháp nào đi chăng nữa. Thế nhưng, với những trẻ trong độ tuổi lớn hơn, Với những trẻ lớn hơn, phương pháp dọa nạt cũng không đem lại những kết quả lạc quan hơn. Hãy tham khảo cuốn “Ki luật không nước mắt” và nên thử phạt bé bằng cách cách ly, để bé ngồi một mình tự suy nghĩ.
 
7. Đẩy trách nhiệm xử lí sang người khác: “Đợi bố về nhà thì con sẽ bị phạt”

Một nguyên tác khi phạt con đó là hình phạt phải đồng thời ngay sau khi bạn thông báo cho con biết lí do trẻ bị phạt. Nếu đợi sau đấy một thời gian mới phạt bé thì bé thật sự đã quên mất mình làm gì sai rồi. Hoặc ngược lại, việc chờ đợi một hình phạt sẽ khiến bé mang tâm lí nặng nề, lo sợ rất bi quan và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí trẻ.
9 cau noi dung bao gio the hien noi ra truoc mat tre (1)

 Mặt khác, việc bạn đá quả bóng trách nhiệm sang chân người khác không khiến vấn đề được giải quyết mà còn làm uy của bạn suy giảm. Bé vô tình sẽ nghĩ rằng: “Sao mình phải nghe mẹ chứ, đằng nào mẹ cũng có làm gì mình đâu?”. Hơn nữa, có một thực trạng là trong nhiều gia đình, giữa ba và mẹ thường có sự phân vai trong quá trình nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên để cho bạn đời của mình giữ mãi một “vai ác” mãi được.

8. Liên tục giục con “Nhanh lên!”

Cuộc sống bận rộn đòi hỏi bạn luôn phải lên kế hoạch trước để có thể sắp xếp được thời gian để có thể hoàn thành tốt mọi việc. Tuy nhiên, lũ trẻ thì luôn có những vấn đề của chúng và những vấn đề đó thường rất đột xuất. Vậy, hãy nghĩ lại giọng nói của bạn khi giục bé nhanh lên và tần suất nói những câu ấy.
Cảnh tượng sáng nào bạn cũng phải hò reo, quát tháo lũ trẻ thức dậy, ăn uống, thay đồ thực chất đã phần nào giết chết những cảm xúc tích cực cho một ngày mới. Cha mẹ luôn luôn có xu hướng đổ lỗi cho con làm mình muộn khi đang vội. Thế nhưng, dù bạn có giục với tần suất ra sao đi chăng nữa thì cũng không khiến cho trẻ nhanh hơn.
tre 5 tuoi 11

Thay vào đó, hãy lên một thời gian biểu rõ ràng, cụ thể để bé có thể tập luyện và tuân thủ theo thời gian biểu đó.

9. Sử dụng quá đà những lời khen ngợi chung chung: “Giỏi quá!” hoặc “Đúng là bé ngoan”

Khen ngợi tích cực là một trong những công cụ mà cha mẹ nắm trong tay khi giáo dục con cái. Nhưng bạn có đã biết sử dụng đúng mục đích với những lời khen đó. Khi trẻ được khen, thay vì chỉ khen chung chung, hãy nêu rõ cho trẻ thấy, trẻ được khen vì lí do gì? Cụ thể, bạn hào phóng tặng lời khen “Con giỏi quá!” cho tất cả những việc bé làm, từ uống hết sữa, đến tô màu thì lời khen chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
nghe thuat dung loi khen voi be 02jpg

Đổi lại, cha mẹ hãy chỉ nên khen ngợi những thành tựu mà bé đã thực sự nỗ lực để đạt được. Hãy khen ngợi hành động bé làm thay vì khen chủ thể hành động chính là nguyên tác tối thượng. Khen ngợi hành động thay vì khen ngợi trẻ: “Sáng nay con rất tập trung tô màu khi mẹ làm việc, đúng như mẹ yêu cầu. Tốt lắm! ”.

Kết
Việc giao tiếp với trẻ đòi hỏi các bậc làm cha mẹ luôn luôn phải đề ra và quán triệt nguyên tắc "Tôn trọng cá thể trẻ". Bất cứ một biện pháp giáo dục hiện đại nào cũng đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo nguyên tác đó! Làm cha mẹ không chỉ đơn thuần là vai trò bạn được lên chức mà nó còn là quá trình học tập rèn luyện chính mình để có thể mang lại cho trẻ những giá trị tốt nhất trong quá trình nuôi dạy và giáo dục trẻ.

Tác giả bài viết: Đồ chơi Ikids

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dochoimaugiao.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây