Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

Giải đáp 6 câu hỏi lớn nhất của ba mẹ khi cho bé đi nhà trẻ

Thứ năm - 18/08/2016 04:56
Trung tuần tháng 8, đây là thời điểm mà các bố mẹ có con trong độ tuổi 2 - 3 tuổi phải đau đầu tìm hiểu và trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề bắ đầu cho bé đi nhà trẻ ra sao. Ikids chia sẻ lại với các bạn những ý kiến Hỏi – Đáp liên quan đến vấn đề trên chuẩn bị tâm lí đồng thời nắm được các yếu tố đánh giá trọn trường lớp cho bé.
Dẫu trường học đầu tiên của trẻ chính là gia đình và cha mẹ chính là những người thầy giáo cô giáo lí tưởng, tuy nhiên, do yếu tố công việc cũng như tùy từng điều kiện cụ thể, rất nhiều bố mẹ buộc phải lựa chọn phương án gửi con đi nhà trẻ từ khi còn sớm mà chưa được chuẩn bị kĩ về mặt tâm lí cũng như các nội dung tìm hiểu có liên quan.
Dưới đây là Giải đáp 6 câu hỏi lớn nhất khi cho bé đi nhà trẻ

1. Những lợi ích và nguy cơ khi quyết định cho con đi nhà trẻ ?
Trước khi đặt yếu tố xác định độ tuổi phù hợp khi quyết định cho con đi nhà trẻ, bố mẹ cần nghiên cứu,tìm hiểu trước các nội dung liên quan đến lợi ích cũng như nguy cơ mà bé gặp phải khi bắt đầu đi học. Trên thực tế, việc quyết định cho con đi nhà trẻ cũng chính là chấp nhận việc để con va vấp với một môi trường hoàn toàn mới lạ, bên cạnh những lợi ích đối với việc phát triển trí não, thể chất cho trẻ, còn tiềm ẩn rất nhiều những mối nguy cơ, ảnh hưởng đến tâm lí cũng như sức khỏe của bé.

 
1393559209 luu y cho me trong tuan khi ve di nha tre 1 zkac

- Lợi ích:
Nhà trẻ mẫu giáo chính là một không gian xã hội cộng đồng thu nhỏ. Trong môi trường đó, các mối quan hệ mới bên ngoài gia đình được hình thành và phát triển. Tại đây, bé sẽ có cơ hội được giao tiếp cùng với bạn bè đồng trang lứa, thầy cô. Việc tạm phải rời xa vòng tay cha mẹ để hòa nhập với môi trường mới cũng chính là tiền đề để xây dựng cho bản thân bé tính cách độc lập, chủ động. Cùng với đó, ở môi trường mới, với các phương pháp giáo dục hiện đại, cùng với sự dẫn dắt của các cô giáo, trẻ sẽ được học hỏi, vui chơi một cách bài bản, có phương pháp khoa học.

 
mau giao 1 jpg 23649 zps8luoyjv0

- Nguy cơ
Bên cạnh những lợi ích trên, việc đưa bé vào một môi trường mới lạ với một khuôn khổ hoàn toàn khác biệt so với ở nhà, sẽ khiến cho bé không tránh khỏi những nguy cơ về sức khỏe cũng như về tâm lí. Theo Bs. Saltz, (bệnh viện New York, Mỹ) cho biết: Môi trường nhà trẻ, các lớp học mầm non tiềm ẩn nhiều các nguy cơ như bệnh tật (liên quan đến các chứng bệnh cúm, và các bệnh nhiệt đới), stress (có sự gia tăng tỉ lệ với chứng bệnh táo bón do stress.). 
Trong nhiều trường hợp, nhiều bé gặp phải các vấn đề về stress, tâm tính trở nên thay đổi, khó chịu, tối về thường ngủ hay mơ và khó ngủ.
 
khoc2 e1439436738284


2. Bao giờ là thích hợp để bé đi mầm non (nhà trẻ).
Ngày nay, do điều kiện lao động cũng như những yếu tố xã hội khác, nhiều em bé còn rất nhỏ, mới được 2 tuổi, thậm chí mười mấy tháng nhưng ba mẹ cũng buộc phải gửi con đi nhà trẻ. Điều này là một bài toán  khó không chỉ với gia đình mà còn với toàn xã hội.
Mặc dù, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra độ tuổi tốt nhất để cho bé đi nhà trẻ nhưng theo báo cáo của chuyên gia tâm lí trẻ em tại Mỹ, GS. BS Anna: “Độ tuổi hiện nay được các nước đồng ý (kể cả Mỹ) là phù hợp và mang nhiều lợi ích cho bé chính là độ tuổi lên 3. Độ tuổi này có thể điều chỉnh sớm hơn tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ, tính chất công việc và tùy một số địa phương, nhưng tốt nhất là không nhỏ hơn 2 tuổi"

 
be lan dau di nha tre dochoimaugiaovn


Để xác định xem bé con đã đủ điều kiện đi nhà trẻ cần căn cứ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng trong việc chọn thời điểm thích hợp cho bé đi nhà trẻ, đó là cần căn cứ cụ thể vào các điều kiện yếu tố thực tế mà trẻ đang có. Cụ thể hơn đó là các yếu tố phụ thuộc vào sự phát triển của não bộ và đồng thời cùng với yêu cầu các kĩ năng giao tiếp tối thiểu mà bé phải đạt được. Có được 2 điều này, việc quyết định cho trẻ đi mẫu giá mới mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đặc biệt về tâm lý của các trẻ.

3. Trường mẫu giáo cần có những điều kiện tiên quyết nào?
Chuyên gia cố vấn giáo dục sớm cho Bộ Giáo dục Canada, Gs.Linda, ĐH de Montréal cho biết, một trường mẫu giáo tiêu chuẩn phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
- Yêu cầu 1: Các điểm trường mẫu giáo không phải là nơi học CHỮ hoặc VIẾT. Mục đích chính của những ngôi trường này đó là hướng tới tạo môi trường vui chơi an toàn, xây dựng các hoạt động với mô hình xã hội thu nhỏ, mang lại cơ hội giao tiếp để phát triển các kĩ năng cần thiết cho trẻ. Vấn đề học chữ, học viết  trong trường mẫu giáo không phải là mục đích chính mà là dành cho tiểu học.

 
hoat dong day hoc truong mam non dochoimaugiaovn

- Yêu cầu 2: Việc gia tăng 1.5 giờ/ngày tương tác trên các thiết bị điện tử đối với các bé trên 2.5 tuổi thì sẽ giảm khả năng đọc hiểu và tư duy cho các bé khi bước vào lớp 1". Chính vì thế, không khuyến khích việc lạm dụng các chương trình TV, video, phiên bản game phần mềm tại các trường mẫu giáo, dù cho là sử dụng với mục đích giáo dục.
Yêu cầu trên trái ngược với quan điểm của các bậc phụ huynh mong muốn cho con được theo học tại những ngôi trường có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật càng hiện đại càng tốt. Cha mẹ nên lựa chọn các nhà trẻ ít sử dụng các thiết bị điện tử trong giảng dạy là tốt nhất, thay vào đó là những chương trình tương tác xã hội và đặt vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp với trẻ..

4. Lựa chọn nhà trẻ có phương pháp giáo dục nào là tốt nhất?

Các phương pháp giáo dục sớm hiện đại
Hiện nay, tại VN cũng có rất nhiều các điểm trường mầm non, mẫu giáo áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như Steiner, Montessori và Reggio emilia. Việc lựa chọn trường mầm non cho trẻ cũng khiến cha mẹ đưa ra các câu hỏi, liệu đâu mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.
Để trả lời câu hỏi này, rất nhiều chuyên gia giáo dục cho biết: không có câu trả lời cho câu hỏi phương pháp giáo dục nào là tốt nhất, thay vào đó phải trả lời được câu hỏi phương pháp giáo dục nào là phù hợp với trẻ nhất?


Phương pháp Steiner: Là phương pháp giáo dục mà tại đó, giáo viên sẽ đưa ra các câu chuyện, dựng lên các tình huống dạy cho bé nhận biết đúng sau, dựa trên các tình huống, câu chuyện đó để giáo dục bé. Phương pháp này có thể áp dụng được với các bé trên 2 tuổi, bé tham gia lớp học theo phương pháp này thường thích được trả lời khi hỏi và bé cũng rất thích được hỏi.
Phương pháp Montessori: Là phương pháp giáo dục có sự tham gia của các thiết bị đồ chơi thông minh được thiết kế để bé có hứng thú khi tương tác (còn gọi là giáo cụ). Phương pháp này dựa trên sự phát triển kĩ năng vận động và kĩ năng tư duy. Lưu ý, các loại đồ chơi thông minh này phải thiết kế phù hợp, có cách chơi không quá khó để bé có thể hứng thú và chơi tới cùng. Phương pháp này được áp dụng tốt nhất với bé trên 3 tuổi, thích các trò chơi có sự vận động về tư duy cũng như các tương tác trực tiếp bằng tay.

Phương pháp Eeggio Emilia: là phương pháp giáo dục trong đó bé sẽ được trực tiếp tham gia vào các dự án nhỏ do giáo viên gây dựng để quan sát, tìm hiểu..Đây thường là những dự án nhỏ nhưng gắn liền với thực tế giúp bé có thể hiểu được về tự nhiên, xã hội và con người... VD: Để bé biết xem bông hoa sẽ mọc ra sao, các cô giáo sẽ cùng các bé ra vườn, chỉ cho bé về hạt hoa, hướng dẫn bé cách gieo hạt xuống đất, cách chăm tưới và cùng bé đợi khi cây nảy mầm, lớn lên và ra hoa.Phương pháp này thích hợp với các các bé 3 tuổi trở lên, có sự đam mê với việc tham gia các hoạt động theo nhóm.

5. Dấu hiệu chứng tỏ bé chưa sẵn sàng đi nhà trẻ?
Để loại bỏ và hạn chế các yếu tố nguy cơ không tích cực, việc quyết định cho con đi nhà trẻ nên hội tụ đủ hai yếu tố, một là khả năng nhận biết (yếu tố phát triển não bộ) và hai là một vài kĩ năng giao tiếp tối thiểu. Nếu bé có 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau đây là vẫn chưa thích hợp để đi nhà trẻ sớm, hãy cho bé 1 thời gian ngắn tầm 2 – 3 tháng rồi có thể xem xét lại. Cụ thể:

- Bé chỉ thích bám mẹ, ít hoạt động bên ngoài,  ít được tiếp xúc với những người thân bên ngoài khác, ít có cơ hội tham gia chơi cùng với bạn bè gần nhà.
- Bé vẫn chưa biết 1 số kĩ năng cơ bản như: Chưa biết nói, khi ăn, chưa thể tự nhai, chưa biết ra hiệu khi muốn đi vệ sinh, chưa thể biết tự mang giày,…
 
be khoc khi di hoc 20160603172253165


6. Làm thế nào để bé không sợ khi phải đến nhà trẻ?
Tuần đầu tiên đi mẫu giáo là tuần đáng nhớ với rất nhiều nỗi lo lắng không chỉ với ba mẹ mà có lẽ cũng làm cho bé phải chịu rất nhiều áp lực. Áp lực do phải làm quen với môi trường xa lạ với nhiều cái mới. Tuy nhiên để bé không cảm thấy sợ hãi, dẫn đến tâm lí chán ghét việc đi nhà trẻ, ba mẹ có thể dùng những cách sau để giúp con làm giảm đi áp lực này:

- Đầu tiên, nên giành 2 tuần trước khi quyết định cho bé đi nhà trẻ để nói và cho bé tập hình dung, làm quen với các hoạt động mà lớp mẫu giáo sẽ có. VD: “Tới lớp học mẫu giáo, con sẽ có cô giáo, có thêm nhiều bạn học, ở đó có đồ chơi”…, “Khi nào con buồn đi tè, con sẽ xin phép và nói với cô giáo cho con đi vệ sinh”…. Cách tốt nhất, cha mẹ nên dẫn bé đi đến tham 1 số lớp mẫu giáo mà định xin cho bé học để chơi cùng 10-15 phút cho các bé quen dần, tạo bước chuẩn bị tốt về tâm lí và tránh cho trẻ không bị sốc khi va chạm với môi trường mới.

- Thường xuyên đặt ra những tình huống câu hỏi liên quan đến các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hòa nhập với môi trường mới. Ví dụ, bạn có thể cần hỏi con về việc liệu con có muốn chơi cùng hay chia sẻ đồ chơi với mẹ không khi đang chơi cùng bé ở nhà. Khéo léo dạy cho bé biết cách tôn trọng chính mình, tôn trọng những người xung quanh con thay vì để con bỡ ngỡ và “ném” con vào những mối quan hệ mới lạ khi con chưa được chuẩn bị kĩ càng về tâm lí.

- Buổi sáng ngày đến trường, ba mẹ nên khuyến khích bé
tự đánh răng, tự mặc đồ, tự lấy balo và lấy món đồ chơi yêu thích mà bé muốn mang theo. Bạn không nên làm thay bé mà hãy động viên con như một người lớn thực sự, có đủ khả năng để tự mình giải quyết những việc liên quan đến chính mình. Điều này góp phần xây dựng lên sự tự tin cho con.

- Ngày đầu tiên đi học, bố mẹ không nên đưa con đến trường quá sớm, hãy đợi khi đã có cô giáo và các bạn khác. Rất nhiều bố mẹ đưa con đến trường rồi mải lúc con đang chơi hay khám phá những món đồ mới liền lẳng lặng rời đi. Điều này là một tổn thương sâu sắc đến tâm lí trẻ, khắc sâu nỗi hoảng sợ, ám ảnh trong trẻ cùng với mặc cảm bị bỏ rơi. Trước khi về, hãy nhìn vào mắt bé, cho bé thấy sự tin tưởng trong mắt bạn, hẹn sẽ đón bé và tạm biệt bé nhẹ nhàng, sau đó bước đi nhanh, đừng nhìn lại. Giây phút bỡ ngỡ sẽ qua mau, bé sẽ sớm hòa nhập vào lớp.
Ở những nghiên cứu liên quan, Gs. Anna nói: nếu bạn nhìn lại và không dứt khoát bước đi, bé sẽ nhìn thấy sự lo lắng đó, và điều này làm bé khó hòa nhập với lớp hơn, thay vì chơi cùng các bạn và cô giáo, bé sẽ chỉ ngồi 1 góc, ôm món đồ chơi và chờ bạn đến đón.

 
be kho khi di nha tre dochoimaugiaovn

Kết:
Hầu hết, với tâm lí "xót con", đa phần các bố mẹ đều lâm vào trạng thái lo lắng, stress khi lựa chọn phương án cho con đi mẫu giáo. Khi con khóc lóc, phản kháng sợ đi lớp, nỗi hoang mang dường như được nhân lên gấp bội với những thấp thỏm chất đầy, lo lắng không biết con ở lớp có ăn ngoan, ngủ ngoan, chơi ngoan ko?... 
Việc quyết định cho con đi nhà trẻ không chỉ bé mà ngay bản thân phụ huynh cũng cần phải được chuẩn bị kĩ để có thể ứng biến với những thay đổi của bản thân trẻ. Thời gian này tuy khó khăn với các con để ổn định tâm lí nhưng mọi chuyện sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực nếu bạn biết cách cùng con vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu!
 

Tác giả bài viết: Đồ chơi Ikids

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dochoimaugiao.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây