Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

NGHỆ THUẬT “TỪ CHỐI” TRẺ

Chủ nhật - 01/11/2015 23:13
Những lúc buồn, thất vọng hay giận dữ, bố mẹ có thể cảm thấy ngày hôm đấy trôi qua thật tồi tệ. Vâng, các bé cũng thế đấy.
NGHỆ THUẬT “TỪ CHỐI” TRẺ

Có lẽ ông bố, bà mẹ nào cũng gặp những trường hợp nhạy cảm và khó xử, như việc bé nhất định đòi hoặc yêu cầu một điều gì đó trước đám đông hoặc trước mặt các vị khách được mời đến nhà. Không thể đáp ứng mọi điều mà bé đòi, nhưng cũng không thể diễn tả cảnh quát mắng con trước mặt nhiều người. Tâm lí của một đứa trẻ không hề đơn giản, những lời quát mắng, áp đặt không phải là giải pháp tốt. Con có thể nghe nhưng không phục. Vậy thì có cách nào để nói không với con một cách thông minh mà bé vẫn tâm phục khẩu phục?
Ikids – đồ chơi trẻ em giới thiệu tới các mẹ nghệ thuật nói không với trẻ. Hãy hiểu còn trở thành người bạn của con chính là phương pháp cùng con phát triển hiệu quả nhất.
Không là một từ ngắn gọn, súc ích nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách áp dụng một cách đúng đắn, nhất là để từ chối một số yêu cầu vô lí từ phía con. Một số phương pháp sau:

Giải thích trước khi từ chối

do cho tre em (2)


Trẻ con nhận thức còn non nớt sẽ chẳng hiểu được vì sao chúng không nên làm cái này, tránh làm cái kia. Nếu có thể, hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu trước khi phải dùng đến quyền quyết định của cha mẹ.
Lưu ý là nên giải thích hợp lí chứ không nên giải thích sai sự thật vì trước sau gì bé cũng sẽ biết và không còn tin vào lời bạn sau này nữa. Lúc đó bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giáo dục trẻ.

Lắng nghe con

Khi bạn đã nói không nhưng bé vẫn khăng khăng đòi làm theo ý mình, hãy để bé giải thích và thuyết phục bạn vì sao bé muốn làm việc đó. Để làm được điều này, bạn cần tôn trọng con mà không áp đặt cái gọi là quyền cha mẹ đối với con từ rât sớm.
Điều này hoàn toàn không phải “vẽ đường cho hươu chạy” dạy con đôi co với cha mẹ mà bạn đang hướng con đến việc có đòi hỏi thì cũng phải hợp lí, hợp tình và có khả năng thuyết phục người khác chấp nhận những đòi hỏi của mình.

Cha mẹ phải nhất quán

do cho tre em (5)


Xét về tâm lí và cách thể hiện, cha thường là người nghiêm khắc và mẹ sẽ là người dịu dàng. Trong một số gia đình, sự biểu hiện này có thể ở chiều hướng ngược lại. Tuy nhiên, dù cha hoặc mẹ đóng vai nghiêm khắc thì mỗi khi con trẻ ương bướng, quấy khóc, cả hai nên thống nhất trong thái độ đối với con..
Nếu đòihỏi của trẻ quá đáng, cả cha lẫn mẹ cần tỏ ra nghiêm khắc. Không nên cha thì đe nẹt còn mẹ lại bao bọc và bênh con. Trẻ sẽ dễ dàng nhận ra đâu là người mà chúng có thể thỏa hiệp.

Thỏa thuận với con

Trẻ con đa số đều hay “ có mới nới cũ “ đối với đồ chơi, truyện tranh, quần áo,... và rất hay đòi hỏi ba mẹ chúng mua thêm mặc dù đồ chơi hoặc sách truyện ở nhà đã có rất nhiều. Nên con bạn cũng không ngoại lệ, bạn cần áp dụng chiến thuật thỏa thuận và làm rõ với con về những thứ bạn sẽ mua. Tuyệt đối tránh hứa mua cho con để qua chuyện vì trẻ thường sẽ không bao giờ quên những lời hứa đó.

Ghép tên con vào không

Một điều tưởng chừng nhỏ nhoi mà nhiều bậc cha mẹ không lường hết được tác động to lớn đó là ghép tên con vào sau chữ không, thay vì nói cộc lốc và lạnh lùng không.
Các nhà tâm lí đã phát hiện ra khi những câu mệnh lệnh hoặc cảm thán mà có tên của một cá nhân bất kì nào đó thì cá nhân đó có xu hướng bị tác động mạnh mẽ hơn nhiều lần đối với những câu ra lệnh hoặc yêu cầu cụt ngủn và thiếu đối tượng răn đe.

Lùi 1 bước để tiến 3 bước

do cho tre em (3)


Bất kì ai cũng sẽ cảm thấy tổn thương ít nhiều khi bị từ chối và con nít với hiểu hạn chế sẽ rất có thể quấy khóc nếu đòi hỏi bị khước từ một cách thô bạo. Thay vào đó bạn sao không lùi 1 bước nhập hội cùng con để tiến ba bước từ chối yêu cầu của con một cách khéo léo.
Tuy nhiên nói thế nào thì nói lí thuyết vẫn chỉ là lí thuyết. Chính vì vậy dưới đây là một số ví dụ đơn giản để các bậc phụ huynh linh động chủ động hơn trong việc xử lí tình hình.

Kiểm soát tình hình

Trước khi quyết định cách phạt con cái, các bậc phụ huynh nên kết thúc việc nhượng bộ con trẻ hoặc hoàn toàn phớt lờ chúng khi chúng cư xử không đúng. Kiểm soát tình hình và học thêm những cách khác để nói không với trẻ.

Cân bằng sự tiêu cực

“Không ”luôn mang lại những liên tưởng tiêu cực. Con bạn có thể nghĩ rằng bạn không chỉ phản đối hành động của bé, mà còn đang chê bai bé nữa.
Làm chủ cái nhìn của bạn
Một bức tranh đáng giá hơn cả ngàn từ. Một người mẹ với ánh nhìn chê bai còn hơn cả mười ngàn từ cơ. Các bậc phụ huynh có thể khiển trách trước hành động của con họ chỉ bằng việc đưa ra một cái nhìn mà không thốt ra bất cứ lời nào. Dùng vẻ mặt với sự pha trộn của giận dữ, khiển trách và nghiêm khắc.

Công nhận những mong muốn của bé

do cho tre em (6)


Đừng ngay lập tức nói  không với trẻ, thay vào đó, hãy công nhận những mong muốn của trẻ.
Trẻ hiểu từ không và quyết định phản kháng hay nghe lời cha mẹ phụ thuộc vào rất nhiều giọng điệu lời nói của cha mẹ. Do đó, cha mẹ có thể không cần dùng những từ ngữ phủ định mà hãy nhờ đến sức mạnh của giọng điệu – giọng điệu thật cứng chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết để trẻ không bị nhờn. Cụ thể là chỉ khi nào bé phá phách hay có những đòi hỏi không hợp lí thì bạn mới sử dụng giọng điệu này.
Từ chối luôn là một nghệ thuật. Và dạy con ngoan cũng thế. Sau bài này, Ikids – đồ chơi trẻ em hi vọng bạn đã có thêm sự tinh tế khéo léo từ chối con trẻ.
Nói không đôi khi không phải dễ dàng, những lời khuyên sẽ giúp bạn trở thành một người nghe tốt hơn đối với trẻ và nó sẽ giúp trẻ trở thành một người nghe tốt hơn bạn.
Chúc các bạn thành công!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây