Các bé yêu của chúng ta còn quá non nớt, chưa biết suy nghĩ, chưa nhận thức được vấn đề và vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên đôi khi các bé hay nói dối, thậm chí biến nó thành một thói quen xấu lúc nào không hay. Nếu bố mẹ không có phương pháp chỉ bảo cho các bé ngay từ đầu thì thói quen nói dối sẽ khiến các bé phát triển lệch lạc, phạm phải nhiều sai lầm khi trưởng thành. Vậy bố mẹ trong trường hợp này nên làm thế nào, phương pháp nào điều chỉnh hành vi này của trẻ. Hi vọng một số phương pháp dưới đây của Ikids – đồ chơi trẻ em sẽ giúp các bạn có cách giải quyết tốt vấn đề này.
Ở một số trẻ nhỏ có tâm lí hiếu thắng, vì muốn được mọi người chú ý nên tìm mọi cách nói dối để được mọi người để ý. Cũng không loại trừ khả năng đôi khi là do trí tưởng tượng của trẻ quá phong phú và trẻ tự suy nghĩ trong đầu về những điều xảy ra trong thực tế để hình tượng hóa bản thân lên.
Tâm lí quá kì vọng vào con khiến nhiều ông bố bà mẹ gây sức ép tâm lí khiến trẻ thấy mệt mỏi. Chính vì sợ nói ra sự thật sẽ khiến bố mẹ cảm thấy thất vọng nên nhiều đứa trẻ đã chọn giải pháp nói dối.
Hiện tượng này thường thấy ở những trẻ đang tuổi đi học. Khi nghe thấy bố mẹ khoe với hàng xóm rằng con học giỏi nhất lớp và chắc chắn sẽ thi được vào trường điểm, con sợ nói ra rằng mình đang có vấn đề trog học tập, sợ bố mẹ mắng nên con đã nói dối.
Mặc dù khuyên con phải thành thật nhưng nhiều bố mẹ lại nói dối ngay trước mặt con. Thường xuyên chứng kiến như vậy, một cách vô thức trong đầu trẻ đã bị ám ảnh bởi lời nói dối. Trẻ luôn có những câu trả lời để đối phó nếu không muốn nói thật.
Dùng roi vọt để dạy con cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải nói dối để tránh bị đòn.
Chắc hẳn khi nghe bé bịa đặt ra một câu chuyện không có thật, nói sai đi sự thật vốn có, bạn sẽ rất tức giận nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhé, nóng giận sẽ mất khôn và khiến bé vô cùng sợ hãi. Đó là chưa kể bạn có thể làm tổn thương bé khi la mắng, đánh đập bé khi tức giận nữa đấy trong khi việc các bé nói dối chỉ vì muốn bố mẹ vui lòng, hay vì sợ hãi một điều gì đó.
Nhìn ở khía cạnh khác, khi bé biết nói dối có nghĩa là bé đã bắt đầu biết suy nghĩ, biết nhìn nhận sự việc, biết tưởng tượng vấn đề, đây là lúc bạn cần chỉ dạy, uốn nắn bé những bài học đầu tiên, ai lớn lên trưởng thành cũng từng mắc phải sai lầm mà.
Vì vậy dù không ai khuyến khích việc nói dối nhưng hãy cố gắng bình tĩnh, không đánh đập, buộc tội các bé mà hãy tha thứ để dạy bảo các bé nên người.
Không chỉ phân tích, chỉ ra cho bé hiểu vấn đề, khi trẻ nói dối, bạn cần có hình phạt nhẹ nhàng để trẻ ghi nhớ rằng nói dối là đức tính xấu nhé. Bạn có thể bắt bé đứng khoanh tay 20 phút và hứa từ nay không nói dối nữa, cũng có thể bắt bé chép phạt câu “ con hứa sẽ không nói dối nữa”, hình phạt nên nhẹ nhàng và có tính chất giúp bé khắc sâu vào suy nghĩ về việc sẽ không nói dối nữa nhé.
Không nhắc lại lỗi nói dối của bé
Khi đã tìm ra được lí do trẻ nói dối, phân tích cho trẻ hiểu và có hình phạt nhẹ nhàng bạn cần thể hiện lòng tin rằng bé sẽ không mắc lỗi lại nữa và quan tâm, yêu thương bé như người bình thường, nếu không các bé sẽ thấy mặc cảm và sợ hãi đấy. Đặc biệt, bạn cần vờ như quên đi lỗi nói dối của bé và tuyệt đối không nhắc lại, không chỉ trích bé nhé vì làm như thế là phản tác dụng và đôi khi khiến bé mất lòng tin vào bố mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng vì chúng nói dối như thế nên bố mẹ không yêu thương chúng nữa.
Cách hiệu quả nhất để dạy con tính thành thật là hãy làm bé cảm thấy có lỗi khi nói dối – dù có vẻ nghiệt ngã và con bạn không phải là đứa trẻ hay nói dối nhưng bạn cần phải giúp bé hiểu đó là một hành đông xấu. Tuy vậy bạn cũng cần tinh tế và linh hoạt, vì có một số trường hợp, sự thật khiến bé đau lòng và khó chấp nhận nên bé mới cố lừa người khác và cả chính bản thân mình để cảm thấy tốt hơn. Khi này, bạn nên cảm thông, chia sẻ và giúp con đối diện với sự thật một cách nhẹ nhàng.
Các bố mẹ nên dạy con mình rằng nói dối là một điều luôn cần tránh trong cuộc sống nhưng không phải ai đa từng nói dối đều sẽ bị là người xấu cả đời hãy cho con cơ hội để sửa lỗi lầm của mình, cho bé thấy rằng bạn luôn bên cạnh dộng viên bé.
Bạn nên dành thời gian nói chuyện với con nhiều hơn về những quy chuẩn giá trị, những nguyên tắc cũng như những hình phạt xứng đáng liên quan đến vấn đề này.
Suốt thời gian này trí tưởng tượng và những niềm tin có tính chất mơ tưởng đóng vai trò chính trong suy nghĩ của bé, bất cứ điều gì làm bé cảm thấy hứng thú và vui thích đều trở lên rất thật.
Bên cạnh đó bạn cũng cần:
Nếu con bạn thú nhận những sai lầm của mình, bạn hãy tỏ ra vui vẻ và khuyến khích tích cực hành động dũng cảm đó, rồi sau đó giúp bé giải quyết những lỗi lầm bé gây ra. Nếu bạn phản ứng trước lời thú nhận của con bằng thái độ giận dữ và những hình phạt thì lần sau bé sẽ khó nói bạn nghe sự thật.
Cách tốt nhất để dạy con về sự thật thà là bạn hãy trở thành một người chân thật, nghĩa là thực hiện được những gì bạn đã nói, tránh hứa hẹn khi biết rằng đó là điều mình không thể thực hiện được.
Bạn nên hiểu rằng con bạn có thể chỉ muốn bày tỏ sự thương yêu và tôn trọng đối với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố dạy con hiểu thế nào là đúng sự thật, bạn có thể trả lời một chút ngạc nhiên và để bé tự nhiên kể với bạn những tưởng tượng ngộ nghĩnh của mình.
Khi con lớn dần lên, ngoài những điều hay, bé cũng có thể lầm đường lạc lối họ cả nững điều không hay chút nào như nói dối, táy máy... Nhưng kể cả có vậy, bạn cũng không được mất niềm tin ở con mà hãy dạy cho bé hiểu.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn