Làm cha mẹ ai mà chẳng muốn tự hào với mọi người về những đưa con của mình. Cha mẹ nào càng thích khen con mình là có năng khiếu và nghĩ con mình có tài năng bẩm sinh là vô tình đẩy con vào những áp lực.
Thiết nghĩ vì đơn giản muốn con học hành phát triển tốt hơn mà các bậc phụ huynh thường dùng kiểu so sánh con cái với người khác. “Con nhà người ta thì thế này, con thì thế kia...” ABC... các kiểu. Những lời nói tưởng như vô hại nhưng vô tình chúng trở thành một đòn tâm lí mạnh mẽ ảnh hưởng đến trẻ.
Việc so sánh tiêu cực hay tích cực đều có thể ảnh hưởng đến trẻ theo những cách khác nhau.
Qua bài viết này Ikids – đồ chơi trẻ em muốn gửi tới các bạn đặc biệt là các bậc phụ huynh quan điểm về dạy con phát triển toàn diện như thế nào là khoa học.
Ông cha ta đã có câu “ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ trên mang một bản sắc riêng, màu sắc cá tính riêng. Mỗi một đứa trẻ là một cá thể độc lập với những nét tính cách, năng khiếu, thể chất, sở thích... khác nhau. Điều này dễ dàng lí giải vì sao một đứa trẻ có năng khiếu về toán học sẽ giỏi hơn đứa trẻ khác có năng khiếu về các môn nghệ thuật hội họa âm nhạc khi làm bài kiểm tra toán.
Các bậc phụ huynh nên hiểu, không có đứa trẻ nào giỏi hơn đứa trẻ khác một cách toàn diện mà mỗi đứa trẻ có những mặt tốt, chưa tốt khác nhau. Vì vậy hãy để trẻ tự nhiên phát triển sở thích cũng như khả năng riêng của chúng. Đừng khiến chúng phải giống hay nhất quyết phải hơn những đứa trẻ khác.
Bên cạnh đó, khi so sánh trẻ với trẻ khác, lòng tự trọng của bé sẽ bị tổn thương. Trẻ sẽ cảm thấy mình là một đứa vô dụng, không có giá trị, kém cỏi và sẽ tin vào điều đó. Trẻ sẽ nghĩ rằng tại sao phải cố gắng khi mình sẽ không thành công? Điều này làm trẻ thụt lùi ý chí, nỗ lực kết quả là trẻ sẽ trở thành người không muốn phấn đấu cố gắng, trẻ sẽ bị thụt lùi so với các bạn cùng trang lứa.
Hậu quả là sẽ gieo vào lòng trẻ sự căm ghét, thù hằn không chỉ bố mẹ, anh chị em trong gia đình mà cả những bạn trẻ khác được mang ra so sánh với mình. Biểu hiện của sự oán hận là trẻ sẽ chống đối, không nghe lời cha mẹ, trẻ nói dối, không còn yêu quý, muốn nói chuyện, vui chơi thậm chí gây sự với các bạn khác. Thật nguy hiểm khi còn bé trẻ luon đầy ắp sự căm ghét mọi người, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của trẻ trong tương lai sau này dẫn đến nảy sinh những hành động dại dột. Vì đơn giản trẻ luôn nghĩ mình kém cỏi, không bằng anh, chị bạn bè nên cha mẹ không yêu thương mình, nên mình không cần ở nhà, nếu không có mình cha mẹ sẽ thoải mái hơn.. nếu không được khuyên bảo tư vấn kịp thời sẽ dẫn trẻ đến những hành động quậy phá, bỏ nhà đi theo bạn xấu, rơi vào các tệ nạn xã hội hoặc thậm chí nghĩ đến viêc tử tự.
Ngoài ra, trái ngược với những so sánh tiêu cực, một số phụ huynh lai dùng những lời khen ngợi quá mức khi ca ngợi con. Khen ngợi là tốt, tuy nhiên phải biết điểm dừng không nên đưa con lên tận trời mây, bởi trẻ dễ có tâm lí nghĩ mình là số một nên tỏ ra kiêu căng, tự phụ, không hòa đồng với bạn bè, anh chị em.
Vì cha mẹ luôn áp đặt con, so sánh con với các bạn khác nên trẻ sẽ hình thành thói quen tự so sánh mình với các bạn khác. Ví dụ, một học sinh sẽ đánh giá mình giỏi hay không khi đối chiếu với mình những bạn học cùng lớp. Những học sinh “ toàn diện/ giỏi” sẽ so sánh mình với những học sinh “ giỏi/ toàn diện khác” chứ không so sánh chúng với những học sinh kém. Và lúc nào cũng có những học sinh cảm thấy mình kém cỏi ngay cả khi cũng đã rất xuất sắc. Đây được gọi là hiệu ứng “cá lớn trong ao nhỏ”, những học sinh giỏi cảm thất rất bình thường tại trường toàn học sinh xuất sắc. Việc cảm thấy về mình thế nào quyết định đáng kể đến động lực học tập của học sinh. Chỉ những học sinh đặc biệt xuất sắc trong top 10% sẽ tự tin và thành đạt. Còn lại 30% ở dưới sẽ luôn cảm thấy áp lực nặng nề của chính mình. Nhiều khi chính áp lực đấy sẽ đánh mất đi sự sáng tạo và niềm vui học tập của một đứa trẻ.
Vấn đề chính ở đây là phải giáo dục con tự chiến thắng bản thân mình chứ không phải so sánh con với con nhà người khác. Không bao giờ được khen con về tài năng mà phải khen con về sự chăm chỉ, cố gắng. Đây là thứ rất quan trọng. Chúng ta rất thích khen con là có năng khiếu mà không biết đấy là lời khen “ dại dột” nhất của cha mẹ. Vậy mà phần lớn nhân loại lại thích khen là ‘ thiên tài”, “ thần đồng”. Những đứa trẻ được khen như tế sexbij đóng đinh mặc định là khung nhận thức cố định. Với khung nhận thức này thì trí tuệ hay tài năng bị giới hạn bởi năng lực bẩm sinh, có cố gắng mấy cũng không vượt qua được. Do vậy, đứa trẻ được khen là có năng khiếu sẽ có xu hướng trốn chạy những thách thức khó khăn. Chúng cũng thường lảng tránh chi trích vì trong vô thức chúng sẽ không chịu được những việc mình trở thành người bình thường.
Khi được khen, con sẽ mất dần đi ý chí phấn đấu làm việc cật lực, chăm chỉ. Mỗi lần vấp ngã hoặc gặp khó khắn, trẻ sẽ tự trách mình là chư đủ tài năng, trẻ sẽ đổ hoàn cảnh hay trăm nghìn lí do khác chứ không phải sự phấn đấu của trẻ. Sẽ có lúc trẻ cảm thấy và đổ lỗi cho cả thế giới đang chống lại trẻ chứ không .
Do vậy, bên cạnh việc đầu tư cho con học hành, tập luyện thể thao đê trở thành thần đồng thì cha mẹ cần hiểu và nhận thức đúng về cách nhìn nhận thành công và tài năng. Đừng biến con thành thần đồng mà hãy giúp con trở thành người chiến thắng chính bản thân các con.
Thay vì so sánh con với người khác, để khuyến khích con tự tin vào bản thân mình, phát triển khả năng của mình mọi người nên:
Cho trẻ quyền chủ động các bậc phụ huynh hãy để con tự làm một số công việc đơn giản hàng ngày như chọn quần áo đi học, chuẩn bị sách vở đi học, buộc dây giày, tự chọn cách trang trí góc học tập... Những quyết định độc lập góp phần nâng cao sj tự tinvaf tập cho trẻ đánh giá đúng năng lực của bản thân.
Tin tưởng vào khả năng của trẻ. Cha mẹ hãy đặt niềm tin vào trẻ và nói cho trẻ biết về niềm tin đó. Hãy giúp trẻ hiểu khả năng của bản thân bằng những câu động viên, khích lệ.
Trách chỉ trích mang những sai lầm của trẻ ra để nhai lại. Thay bằng việc bạn chỉ trích hay trách phạt khi trẻ phạm sai lầm, hãy phê bình nhẹ nhàng hành vi của trẻ và định hướng lại để giúp trẻ tránh sai lầm trong những lần tiếp theo. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được cách cư xử của mình không được bố mẹ tán thành và không nên tiếp tục như thế nữa. Bởi những câu đánh giá tiêu cực sẽ làm tiêu tan mọi niềm tin vào bản thân của trẻ.
Đề cao sự tự tin của trẻ. Giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống là như thế nào. Sau đó, tập trung vào những điểm mạnh của trẻ giúp trẻ tự tin hơn, cha mẹ nên đửaa những nhắc nhở thường xuyên giúp trẻ hiểu đúng về sự tự tin, tránh sự tự cao ở trẻ. Đồng thời cha mẹ thường xuyên kết hợp với giáo viên ở trường để liên tục động viên các điểm mạnh trong học tập tại trường.
Nuôi dạy con cái thế nào cho đúng luôn là vấn đề quan tâm muôn thuở của cha mẹ. Còn nhớ dạo gần đây cư dân mạng xôn xao và thán phục chiến lược dạy con của một phụ huynh Việt đã đưa con gái vào học ở Harvard hay cậu bé thần đông giỏi tiếng anh Đỗ Nhật Nam. Mọi người chăm chú theo dõi từng bài nuôi con, bí quyết dạy con của họ để áp dụng cho bé nhà mình.
Không nhất thiết phải hướng dẫn trẻ đi theo một khung mẫu đã định trước đó. Hãy dạy trẻ bằng chính tình yêu thương của cha mẹ. Không nên dạy trẻ ngủ quên trong chiến thắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự do phát triển mình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn