Nếu con dễ dàng hài lòng với những với những gì bản thân con có được, những thứ xoàng xĩnh và thực sự ít có giá trị thì con sẽ không thực sự cố gắng. Và điều này đồng nghĩa với việc con không chịu thử thách những cái mới, con ngại phải thất bại. Trong khi con an nhàn vì những thứ con tưởng có giá trị thì những người bạn ở xung quanh con đang lăn xả ngoài kia, chịu thử thách và chấp nhận thất bại liên tiếp. Vì rằng, không bài học nào có thể nhớ lâu và có giá trị bằng bài học rút ra từ những thất bại đó.
2. Hãy khác biệt theo đúng cách của con.
Con đừng để ý xem người khác họ nghĩ gì về mình. Không nên nghĩ rằng sự khác biệt chỉ có giá trị khi con “khác biệt” theo đúng cái cách đã khiến những người khác nổi bật. Cũng không nên cố gắng chật vật hòa nhập với hàng vạn người ngoài kia bằng cách bắt bản thân mình bắt chước những thứ con cho là họ thích. Hãy khiến thế giới xung quanh con phải chấp nhận con.
3. Đừng tự mãn, kiêu căng.
Hàng ngày, con được nghe những lời có cánh từ những người xung quanh. Họ khen con thông minh, khen con lanh lợi hoạt bát. Đó thực chất chỉ là những lời xu nịnh và nó thực sự chỉ mang lại những vui thú ích kỉ cho chính bản thân họ. Còn con, con không có lợi lộc gì từ những lời khen đó. Vì rằng, nếu con hiểu những gì con đọc người khác cũng đã đọc; những gì con được học, người khác cũng đã học, họ thậm chí còn thuộc lòng; những gì con làm thì người khác cũng làm được và làm rất giỏi, thì con thấy đấy rõ ràng không phải là thông minh đúng không? Sự thông minh không thể hiện qua những thứ con đã học mà nó thể hiện qua cách sống của con. Vậy nên, đừng dễ dàng tự mãn và kiêu căng bởi những điều con tưởng là đúng khi nghe người khác nói về con.
Đặt câu hỏi ở đây không phải là việc con phơi bày tất cả những sự ngu dốt, thiếu hiểu biết của mình ra một cách ngây thơ mà không lường trước được hậu quả của việc đó. Một câu hỏi có sức mạnh là câu hỏi được đặt ra đúng thời điểm, đúng người cần hỏi. Đôi khi sức mạnh của một câu hỏi thể hiện cho việc com đã dám bày tỏ sự bất đồng một cách nhã nhặn để bảo vệ quan điểm mà con cho là đúng. Nhớ là luôn hỏi nhiều hơn nói. Những người thông minh là những người luôn biết lắng nghe thay vì bắt người khác lắng nghe mình.
Nếu ai đó nói với con, ngày mai rồi mọi chuyện sẽ khác, đừng chờ đợi cho tới ngày mai mới động tay động chân. Phải làm mới mong có sự thay đổi diễn ra. Xã hội ngày nay, họ chỉ quan tâm “Con là ai?”, họ chỉ đánh giá điều đó thông qua việc “Con làm được những gì?” và rồi sau cùng họ mới cần biết “Con muốn gì”. Đừng đòi hỏi họ phải biết rằng con là con/cháu/em của ai?, con phải được những gì thì con mới làm những việc con được giao. Điều đó thật là ngu ngốc đúng không nào?
Mọi sự luôn cần phải bắt đầu từ rất lâu trước khi con tuyên ngôn rằng bản thân sẽ cố gắng.
Tác giả bài viết: ThuyUncom
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn