Nếu bạn thấy trẻ không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chậm phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như chậm lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết bò, chậm biết đứng, chậm biết đi, chậm biết nhai... Đó là biểu hiện của bệnh trẻ chậm phát triển (hay còn gọi là chậm phát triển tâm thần).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển tinh thần như di truyền, các tác động có hại đến mẹ khi mang thai trong 3 tháng đầu (mắc bệnh do vi rút, kí sinh trùng, giang mai...), trẻ bị ngạt sơ sinh, các bệnh mắc phải trong những năm đầu (viêm não) và thiếu sự kích thích của môi trường xã hội cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Một số nguyên nhân của trẻ chậm phát triển là do trẻ mắc bệnh down, hoặc bệnh tự kỉ. Ngoài ra, những trẻ thiếu hụt cảm xúc giữa mẹ và con (cha mẹ ít quan tâm, chơi đùa, chăm sóc trẻ) trong 3 năm đầu đời có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ được cha mẹ quan tâm, chăm sóc trong giai đoạn này. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển thường do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Yếu tố nguy cơ sinh có thể do mẹ tiếp xúc hóa chất, thuốc trừ sâu, mẹ bị chấn thương, nhiễm virus (nhất là trong 3 tháng đầu), mẹ bị bệnh tuyến giáp trạng, tăng cân ít khi mang thai, bị nhiễm độc chỉ nặng...
Những trẻ sinh non cũng thường phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa mặc dù không hề gặp bát kì vấn đề gì.
Đối với 2 kĩ năng quan trọng là đi đứng, giao tiếp, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu chậm phát triển qua các biểu hiện sau:
Trẻ biết đi khi 18 tháng tuổi.
ở độ tuổi 12 – 15 tháng, bé đã có thể giao tiếp với cha mẹ về những nhu cầu cơ bản của bé, mặc dù bé có thể chưa nói được từ nào. Ví như bé chộp lấy tay của bạn, kéo về phía tủ lạnh, chỉ vào nước quả ép.
15 tháng bé sẽ bắt đầu biết nói những từ đơn giản đầu tiên (bà, mẹ, đi...) và khi tổ chức sinh nhật lần thứ hai, bé có thể ghép 2 từ với các ngữ hay câu đơn giản.
Tư duy: hầu như không có ngôn ngữ hay chỉ phát âm những âm, từ mà bản thân bệnh nhân không hiểu. Tư duy hầu như chưa có hoặc chỉ là tư duy cụ thể thô sơ.
Cảm xúc: Chỉ có cảm xúc cấp thấp, liên quan đến thỏa mãn nhu cầu cơ thể.
Hành vi tác phong: Không có hoạt động ý chí, thường là những hành vi ywj động theo bản năng hay những phản ứng thô sơ với kích thích bên ngoài.
Tư duy: Có ngôn ngữ nói nhưng vốn từ không lớn, ngữ pháp đơn giản, phát âm sai. Rất khó hình thành ngôn ngữ viết. Có thể tư duy khái quát thô sơ nhưng không thể có tư duy trừu tượng. Trí phán đoán nghèo nàn. Không có tính độc lập suy nghĩ.
Cảm xúc: Không ổn định, khi thì bàn quang vô cảm, khi thì ngoan ngoãn hiền lành, khi thì vui vẻ dễ bị kích thích.
Hành vi tác phong: Đa dạng. Có thể lao động đơn giản thường lao động có tính máy móc định hình, không thể thay đổi theo hoàn cảnh mới. Đôi khi khó tự kìm chế các xúc động bản năng.
Tư duy: có thể hình thành ngôn ngữ viết, có khả năng tính toán nhưng kém hơn so với bạn cùng tuổi. Có thể học tập cấp I, tư duy theo nếp cũ, thiếu sáng kiến, khả năng phân tích tổng hợp kém.
Cảm xúc: cảm xúc cấp cao có phát triển, thiếu tự lập, bám vào bố mẹ dù đã lớn, không đủ năng lực để giải quyết những mối xung quanh đột tình cảm trong nội tâm.
Hành vi tác phong: có thể làm tốt những nghề không phức tạp và thích nghi được với môi trường xã hội song kém hiệu quả so với người khác.
Tóm lại, dựa vào đặc điểm lâm sàng và chỉ số IQ, chậm phát triển trí tuệ mức độ trầm trọng, nặng và vừa thường dễ chuẩn đoán vì bệnh rõ ràng. Chuẩn đoán chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ nhiều khi rất khó vì bệnh cảnh lâm sàng không rõ ràng không rõ ràng, thiếu sót tâm thần nhẹ ở sát với danh giới mức bình thường.
Người mẹ cần tránh để ngạt khi đẻ, đẻ non, trẻ thiếu cân, các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm dộc, viêm não, màng não.
Điều trị trẻ chậm phát triển bằng phương pháp giáo dục
Tùy theo mức độ phát triển trí tuệ, người ta chia chậm phát triển tâm thần ra nhiều loại. Ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học, song việc theo học rất khó khăn và kết quả học tập kém. Trẻ chậm phát triển mức độ vừa hầu như không theo học được, không tính toán được nhưng ngôn ngữ đủ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể làm được những công việc đơn giản. Ở những trẻ chậm phát triển tâm thần mức độ nặng và rất nặng, trí tuệ rất thấp, ngôn ngữ không có hoặc rất nghèo nàn, không thể giao tiếp được.
Bệnh có thể nhận biết từ sớm bằng các triệu chứng như chậm lẫy, ngồi, đứng, đi, chậm phát triển ngôn ngữ cả về hiểu ngôn ngữ cũng như diễn đạt. Ở tuổi đi học, trẻ tiếp thu chậm, trẻ khó theo học các lớp cao (mức nhẹ), không biết đọc, không biết viết (mức độ vừa)...
Những trẻ bệnh ở mức độ nhẹ và vừa có thể cải thiện bằng các phương pháp giáo dục (dạy, huấn luyện), còn lại (mức nặng, rất nặng) khó có thể can thiệp y học. Do đó việc phòng bệnh (tránh để ngạt khi đẻ, đẻ non, trẻ thiếu cân, các bệnh nhiễm khuẩn, nhuẫn khuẩn, viêm não, viêm màng não) có vai trò quan trọng.
Việc giáo dục, dạy dỗ trẻ chậm phát triển đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo và càng sớm càng tốt. Bố mẹ, người thân trong gia đình phải là những giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, kiên trì, tạo cho trẻ có môi trường tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và có khả năng tựu lập sau này. Nên mua những đồ chơi có tính trí tuệ cho trẻ như bộ xếp hình ... Ngoài ra, cha mẹ nên cho con đi học đúng tuổi để trẻ có điều kiện tiếp xúc và học tập từ các bạn. Với các trẻ chậm phát triển nên đưa các bé tới các trường đặc biệt dành cho chậm phát triển.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn