Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG MÀ BỐ MẸ CẦN PHẢI DẠY CHO TRẺ

Thứ năm - 03/09/2015 02:47
Trong những năm gần đây, tệ nạn buôn người bắt cóc trẻ em không chỉ ở riêng Việt Nam mà ở trên thế giới đang là một vấn đề nóng, được toàn thể xã hội quan tâm.
NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG MÀ BỐ MẸ CẦN PHẢI  DẠY CHO TRẺ

Dạy kĩ năng sống cho trẻ là một việc làm rất cần thiết trong xã hội đầy những thử thách, biến động ngày nay vì trẻ càng được trải nghiệm những kĩ năng bao nhiêu thì trẻ càng thích nghi tốt với cuộc sống bấy nhiêu. Tuy nhiên, không phải bất kì một phụ huynh nào cũng có phương pháp dạy con đúng đắn. Vì vậy, Ikids – đồ chơi trẻ em muốn chia sẽ cùng các bạn những kĩ năng cơ bản để con phát triển.

Nguyên tắc

do choi tre em (1)
 

Không áp đặt con

Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào hỏi, phải đánh răng,... Nếu trẻ làm theo thì khen ngoan còn những trẻ cá tính không làm theo thì bảo con hư, phạt, trách mắng.
Trên thực tế có những việc cha mẹ cấm nhưng trẻ vẫn làm. Lí do là vì trẻ làm theo là bị ép buộc chứ không phải tự giác làm, mà diều gì không phải do bản thân mình làm thì sẽ không có tính bền vững.
Phụ huynh không biết rằng chính sự áp đặt của mình có thể khiến bé khi lớn lên làm gì cũng sợ sai, không sáng tạo.

Cho con biết lí do phải làm việc này?

Để con nghe và làm theo những lời mình nói thì trước hết phụ huynh cần cho con biết tại sao chúng phải làm như thế. Bố mẹ hãy tự đặt cho con những tình huống và cùng bàn luận với trẻ, hãy để trẻ tự nói lên, tự viết ra những lí do vì sao phải làm thế.
Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự giác làm mà không cần sự nhắc nhở của người thân. Trẻ làm không phải vì sợ điều đó mà vì đó là điều đúng đắn, cần thiết trong cuộc sống.

Lựa chọn công việc phù hợp cho mỗi bé

Cha mẹ không nên đòi hỏi con làm điều gì đó cao siêu, mà nên chọn ra một thứ dễ làm nhất để yêu cầu con thực hiện. Ví dụ như chơi đồ chơi xong thì cần cất gọn gàng vào trong hộp. Việc này đòi hỏi một khoảng thời gian mới đi vào quy củ được. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ nên dành cho trẻ những lời khen tích cực để động viên khuyến khích.

Cha mẹ là một tấm gương của con

Theo các chuyên gia tâm lí, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho con. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường làm giúp cho con. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lí hết những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm cho chúng càng dựa dẫm vào chúng ta. Vì thế, hãy để trẻ tự chịu trách nhiệm  về những nhiệm vụ được giao, kể cả sau đó bạn phải dọn dẹp lại.
Những kĩ năng trẻ cần phải biết

Kĩ năng sống

Trẻ cần tự lập khi còn nhỏ. Đây là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng để khi lớn lên trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống. Nhằm giúp trẻ hình thành tính tự lập và khả năng chăm lo cho mình, không bị phụ thuộc vào bố mẹ, ngay từ khi còn nhỏ bạn cần để trẻ làm tất cả mọi thứ mà chúng có thể, đừng vì quá thương con mà nuông chiều.
Ví dụ khi trẻ ngã, hãy dạy trẻ biết đứng dậy, biết dọn đồ chơi gọn gàng khi chơi xng, biết mặc quần áo, tự xúc cơm ăn...

Kĩ năng quản lí tiền bạc

Đừng quá nuông chiều trẻ mà đáp ứng tất cả những mong muốn của con, hãy để bé biết đến giá trị của đồng tiền và có kĩ năng quản lí tiền ngay từ nhỏ. Muốn làm được như thế, trước hết bố mẹ cần là những tấm gương cho con.
Khi con muốn mua thứ gì đừng đáp ứng ngay, bạn hãy phân tích cho bé hiểu món đồ đồ đó có thật cần thiết không, nếu không cần thiết thì không nên mua và sử dụng số tiền đó để làm những việc khác ý nghĩa hơn.

Kĩ năng giao tiếp

do choi tre em (3)
 

Trẻ giao tiếp các tốt thì càng được nhiều người yêu mến, đồng thời giúp trẻ tự tin hơn. Mỗi đứa trẻ có những tính cách, thiên hướng khác nhau ngay từ nhỏ, tuy nhiên nếu bố mẹ chú ý và giúp trẻ sống hòa đồng, vui vẻ, thân thiện, lễ phép thì dần dần sẽ hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp một cách dễ dàng hơn.
Cha mẹ nên dạy bé những điều đơn gianrnhw biết dạ vâng, biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, biết xn lỗi, biết xin phép trước khi lấy một đồ vật gì đó của người khác, biết mỉm cười tươi tắn. Hãy dạy dỗ uốn nắn bé từ những lời nói, hành động đơn giản nhất và điều quan trọng là bố mẹ phải làm gương cho bé để bé có thể học hỏi được những điều này nhé.

Dạy con đối diện với sự thật

Nếu không lúc nào bé cũng sợ hãi những điều lạ và phụ thuộc vào bố mẹ. Ví dụ như tập cho bé ngủ 1 mình khi còn bé, cho bé làm quen với bóng tối hay đơn giản cho bé xem những phim hoạt hình có những con vật hung dữ. Lúc đầu bé sẽ thấy sợ nhưng bạn hãy nói cho bé hiểu đó là những chuyện rất bình thường. Dần dần bé sẽ trở nên gan da hơn và dũng cảm hơn rất nhiều.

Biết giúp đỡ người khác

Trẻ con thường rất ích kỉ nếu không được bố mẹ dạy dỗ. Chính vì vậy, hãy dạy trẻ biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quang từ những việc đơn giản nhất như nhường đồ chơi cho bạn, giúp bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà, chơi với em,...
Hãy phân tích cho bé biết giúp đỡ người khác là một việc làm tốt, ý nghĩa, mang lại niềm vui cho chính mình và mọi người đồng thời khi mình giúp đỡ người khác thì lúc khó khăn mới được người khác giúp đỡ.

Kĩ năng thích nghi môi trường

do choi tre em (4)
 

Làm gì khi bị lạc? Dặn trẻ dừng ngay tại địa điểm mình bị lạc. Nếu muốn tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng được là những cô chú mặc đồng phục cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc.
Mẹo vặt là khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi rộng lớ, đông người, khó tìm thấy nhau nên để trong túi con một chiếc còi để chúng có thể thổi, bớt đi sợ hãi phần nào, hoặc bố mẹ có thể làm cho con một chiếc vòng cổ, vòng tay có ghi thông tin cần thiết của bố hoặc mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho các bé rất nhiều.   
Dạy trẻ biết cách xem bản đồ
Dạy chúng những kĩ năng bơi cần thiết.
Ở nhà một mình, nguyên tắc là không được mở của cho bất cứ ai trừ những người thân trong gia đình. Nếu thấy có ngườ lạ rình rập trước nhà thì hãy bật ti vi hoặc bật nhạc thật lớn để kẻ lạ mặt nghĩ có người lớn trong nhà.
Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn, hãy treo một list số điệ thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát... Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ được bố mẹ.
Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót. Khong phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng  khi bị đói lúc chỉ có một mình. Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được.
Dạy con cách đi đường một mình an toàn. Tụi trẻ nhà mình bắt đầu tự đi học bằng các phương tiện công cộng hoặc tự đi lại trong thành phố, vì thế dạy trẻ nhận diện các phương tiện giao thông. Đối với những bé nhỏ tuổi dạy chúng cách phòng tránh nguy hiểm hơn là cách chống cự, vì vậy cần: dặn con cố gắng tránh đi vào toilet ở nơi công cộng một mình. Nếu có bạn la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh chị em thì đi luôn với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này.
Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không nói chuyện. ở trường ngoài giáo viên và các bạn, bé không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.
Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy được vì bị túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của cơ thể mình víu xuống và kêu gào hết sức có thể, để cản trở việc e gian di chuyển.
Những kĩ năng sống trên bố mẹ dạy cho các bé rất đơn giản, nhưng đó lại chính là những kĩ năng sinh tồn rất quan trọng đối với các bé.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây