Một trong những trò chơi thu hút sự thích thú và tham gia của các bé không thể không nhắc tới đó là thú nhún. Hồi bé, công nghệ còn chưa hiện đại phát triển như bây giờ thì việc nhập khẩu và xuất khẩu thú nhún còn rất hạn chế và cực khó khăn. Nhưng ngày nay với tình hình phát triển kinh tế một cách vững mạnh thì thị trường thú nhún ngày càng sôi động hơn bao giờ hết, cho đến nay nó đã trở thành một trò chơi thiết yếu không những cho các bé yêu mà cho chính những người lớn.
Tuy nhiên, mấy ngày hôm nay, các chị em trong văn phòng bàn tán xôn xao trước thông tin phát hiện chất độc có trong thú nhún tại thị trường Việt Nam.
Trên các trang mạng, blog,.. thi nhau giật tít về thông tin thú nhún chứa chất độc hại có thể khiến bé trai bị “ teo” cơ quan sinh sản hay các bé sẽ dậy thì sớm, rồi mắc bệnh này, bệnh kia. Nhiều nhà thấy thế vội vàng vứt hết đồ đi. Chỉ thương con khóc suốt vì cứ đòi lấy lại, người lớn đang có thú vui tao nhã những lúc mệt mỏi cũng bị cắt.
Đáng buồn thay, chưa rõ thực hư của sự việc như thế nào mà cả nhà loạn hết cả nên. Trong nhà, từ người già cho đến trẻ nhỏ luôn trong trạng thái bị “ theo dõi” từng chút một xem có hiện tượng gì khác lạ xảy ra không.
Kể cũng buồn cười, chẳng nhẽ các bé hay người lớn thường xuyên tiếp xúc thậm chí có người chơi được mấy năm rồi chẳng sao, đùng một cái bảo có chất độc thì lại hoang mang lo sợ từng ngày đến mất ăn mất ngủ. Nếu có bị làm sao, sao không bị từ trước hoặc sau đùng một cái trong thời điểm “ nhạy cảm” này lại bị.
Hiện Việt Nam chưa có quy định giới hạn Phthalates với sản phẩm đồ chơi thú nhún của trẻ em. Vì thế, để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của hợp chất này. Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa đề nghị Viện hóa nghiên cứu, đánh giá giới hạn hàm lượng cho phép cẩu hợp chấy này với sản phẩm đồ chơi trẻ em.
Theo giáo sư Trần Hồng Côn – Giảng viên hóa học, Đại học Khoa Hoạc tự Nhiên Hà Nội cho biết “ Chất Phthalates được sử dụng rộng rãi như chất hóa dẻo trong nhựa, thậm chí còn được cho vào một số thực phẩm. Đây là chất làm dẻo, mềm các vật liệu, đồ dùng nên được sử dụng khá rộng rãi. Cũng vì mục đích là chất làm mềm nhựa chứ không phải tạo ra liên kết chặt chẽ nên nó dễ phôi ra, để sản phẩm ở nhiệt độ cao thì khả năng phôi ra càng lớn.
Một chuyên gia hóa học khác cungc cho rằng mức độ độc hại của các hợp chất Phthalate tùy thuộc vào độ phôi của sản phẩm. Nếu chứa nồng độ cao, nhưng khả năng phôi ra thấp thì cũng không độc bằng việc chứa nồng độ thấp nhưng khả năng phôi ra cao. Ông cũng lấy ví dụ những chất như sơn, vecni cực độc nhưng khi khô đi thì lại không gây độc cho con người vì độ phôi của nó rất ít.
Tại nhiều nước và khu vực trên thế giới như Canada hay Liên minh Châu Âu đã đặt ra ngưỡng an toàn của Phthalates trong sản phẩm đồ chơi trẻ em là không quá 1000 mg/kg. Giới hạn này áp dụng với các chất như: di (2- ethylhexyl) Phthalate (DEHP), Dibutyl Phthalate (DBP) và Benzyl Butyl Phthalate (BBP), Diisononyl Phthalate (DINP), Diisodecyl Phthalate (DIDP) và Di-n-octyl Phthalate (DNOP).
Vì thế, với chất này, mọi người dân không nên quá hoang mang lo lắng. Bởi ngay cả với các nghiên cứu của các nhà khoa học cũng mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện như thế mà chưa nói như thế là tác hại hay chưa. Tất cả các con số biết nói đều chứng tỏ rằng bản thân các sản phẩm đồ chơi thú nhún đều không độc hại. Mọi người đặc biệt là các mẹ có thể thở phào nhẹ nhõm, các bé lại có món đồ chơi thú vị, còn người lớn lại có một cách giải trí mới sau những giờ làm việc căng thẳng.
Dưới đây là một số mẫu thú nhún di động đã qua kiểm tra chất lượng sản phẩm và mức độ an toàn đối với người sử dụng:
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn