Hiện nay, trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề cảm xúc của trẻ ngay từ nhỏ. Cảm xúc của trẻ sẽ được đo lường bằng các chỉ số cảm xúc EQ. Nếu chú ý phát triển chỉ số cảm xúc cho trẻ tốt sau này trẻ sẽ thông minh phát triển toàn diện hơn hẳn. Chỉ số thông minh cảm xúc không phụ thuộc vào chỉ số thông minh IQ, mà có thể hiểu nó là cách sống của một người, chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó EQ chiếm đến 75% sự thành đạt. Khi cuộc sống đầy bon chen, vội vã, trẻ em có xu hướng ngày càng ích kỉ, tự mãn, sống bàng quang với cuộc đời và mọi người thì việc cha mẹ rèn luyện chỉ số EQ cho con sẽ không chỉ giúp gia đình hạnh phúc, mà còn là bệ phóng cho con thành đạt sau này.
Vậy làm thế nào để phát triển chỉ số cảm xúc của trẻ hiệu quả? Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tham khảo một số cách rèn luyện và phát triển chỉ số cảm xúc EQ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc nuôi dạy con phát triển tốt nhất nhé!
Cách đầu tiên mẹ giúp con phát triển EQ, đó là khuyến khích con tự nhận thức. Con cần phải xác định: Mình là ai? Mình có thể làm được điều gì? Mình có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào? Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó và nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người, khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị quan trọng và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống. Tự nhận thức là kĩ năng con cần đến suốt cuộc đời, do đó mẹ nên bắt đầu dạy con từ khi con còn nhỏ. Mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ chưa biết gì, trẻ cũng cần biết mình có tài năng gì? Ưu nhượ điểm gì? Vì thế mẹ hãy khuyến khích con xông pha, khám phá khả năng của mình để con tự nhận thức được mình giỏi/dở/cần cố gắng trong những việc nào. Hãy để bé tự làm, hãy cho con được trải nghiệm và cho bé cơ hội cố gắng để nhận thức: mình có thể làm được.
Sau khi bé biết tự nhận thức, bài học bé cần tiếp thu tiếp theo đó là tự chấp nhận. Điều này có nghĩa là me phải dạy cho con dũng cảm chấp nhận những hạn chế và bất lợi riêng của con – mà con đã nhận ra sau bài học tự nhận thức. Nếu như nhược điểm của con không thể sửa đổi được, nó trở thành điểm yếu của con, thì mẹ hãy dạy con tự chấp nhận sự không hoàn hảo của mình. Hoặc đơn giản hơn, con cần phải học cách nhận lỗi, nếu con làm gì sai, hãy nhận lỗi và xin lỗi thay vì ngụy biện. Muốn làm được điều này, ngay cả cha mẹ cũng hãy nói lời xin lỗi với con khi cha me sai. Trẻ sẽ học rất nhanh từ tấm gương của cha mẹ đấy.
Các con cần nhận ra giá trị của bản thân. Khi các con không thể nhận thức được giá trị của riêng mình, bé sẽ bị tự ti, yếu đuối, sợ hãi, nhút nhát. Nếu bài học này quá khó với trẻ, cha mẹ có thể giúp con bằng cách công nhận bản thân con. Bằng cách này, cha mẹ có thể tạo ra một nền tảng nhận thức về giá trị bản thân cho con cái kể từ khi các con còn bé. Mẹ có biết làm điều đó như thế nào không? Hãy bắt đầu bằng việc trao cho con đặc quyền tự chọn trang phục con thích nhất, dề nghị món ăn con thích hất, tự chọn môn ngoại khóa mà con nghĩ rằng mình muốn đeo đuổi, bằng việc cho con đàm phán giờ ngủ, giờ học, giờ được giải trí... Bằng cách cho phép các con quyết định nhiều thứ trong cuộc đời mình, cha mẹ đang từng bước giúp con xây dựng nhận thức về giá trị bản thân, phần nài cung caaos cho con nền tảng của sự thành công.khi các con lớn, cha mẹ cũng đừng o ép quá đà, không sắp đặt, không nên có tư tưởng “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mà hãy bước cùng con trong cuộc đời với vai trò tư vấn, động viên, quan sát, chia sẻ. Nhờ đó, các con luôn có chí hướng phấn đấu, oàn thành mục tiêu của mình và từ đó các con sẽ tự hào về bản thân.
Nếu đánh giá mình quá cao dễ khiến trẻ trở nên tự cao tự đại, còn nếu đánh giá quá thấp, sẽ khiến trẻ tự ti và hoài nghi về năng lực của mình. Do đó, cha mẹ hãy dạy trẻ nhìn thấy chính mình nhưng trong một hướng tích cực. Ví dụ, khi con làm công việc của con (chơi, học, giao tiếp...) cha mẹ hãy thử nói với con nhiều lần rằng “ con làm tốt lắm” “tiếp tục”, “rất tốt” “cố lên nào”... khi các con đang cố gắng hoàn thành công việc. Bằng cách xây dựng niềm tin vào chính mình, trẻ sẽ cảm thấy tự tin vào những gì con đag theo đuổi, thực hiện.
Để trẻ ý thức về khả năng của mình, cha mẹ cần tạo co con lòng tự tin và thấu hiểu năng lực của bản thân. Nếu cha mẹ đánh giá con quá cao dễ khiến trẻ trở nên tự cao, còn nếu đánh giá quá thấp, sẽ khiến trẻ tự ti và hoài nghi về năng lực của mình. Lời khuyên cho cha mẹ mỗi khi con vấp ngã hay bị điểm kém đừng chăm chăm la rầy, mà biến đó thành cơ hội để luyện cho trẻ động cơ phấn đấu. Lúc cha mẹ gặp khó khăn trong công việc, hãy cho con biết rằng cha mẹ đang cố gắng vượt qua như thế nào?
Cha mẹ có thể luyện tính kiên trì cho trẻ qua việc cùng chơi với trẻ, nên khích lệ con mỗi khi bé nhẫn nai thực hiện một hoạt động nào đó.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc hình thành những cảm xúc tích cực cho trẻ. tóm lại, việc thay đổi chỉ số EQ là điều mà chúng ta có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đó là cả một quá trình luyện tập và thay đổi bản thân từ phía trẻ rất lớn. Vì vậy phụ huynh cần chú ý làm gương ở những biểu hiện cảm xúc của bản thân mình và hơn hết là hãy dành thời gian qua tâm, định hướng, giáo dục cho trẻ hình thành những cảm xúc tích cực.
Hi vọng với những hướng dẫn cách rèn luyện và phát triển chỉ số cảm xúc EQ cho trẻ ngay từ nhỏ trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn vầ chỉ số cảm xúc EQ của trẻ và có cách giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Chúc các mẹ thành công!
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn