Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

CẨN THẬN VỚI NHỮNG VẬT NHỌN XUNG QUANH CON

Chủ nhật - 20/12/2015 21:40
Các vật sắc nhọn như dao, kéo, kim khâu, kim băng, đinh, tua vít... là những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
do choi tre em (1)
do choi tre em (1)

Các vật sắc nhọn như dao, kéo, kim khâu, kim băng, đinh, tua vít... là những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bản tính của trẻ hiếu động, ưa tìm tòi, khám phá, nghịch ngợm, nhưng các em lại không lường trước được mức độ nguy hiểm của chúng. Nếu các vật dụng đó để trong tầm với của trẻ em mà người lớn không quan tâm, trẻ không được hướng dẫn cẩn thận thì các em dễ bị tai nạn gây chảy máu, thương tích, thậm chí là tử vong.
Vậy làm cách nào để cha mẹ phòng tránh những nguy hiểm rình rập xung quanh trẻ. hãy để Ikids – đồ chơi trẻ em đưa ra một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh nhé.
Việc cho trẻ cầm thìa, đũa hay những vật dụng nguy hiểm là thói quen của nhiều người, bởi trong bữa ăn, khi cho trẻ ngồi cùng mâm, vạt dụng khiến trẻ chú ý đầu tiên là thìa và đũa. Đó là những vạt dụng tưởng chừng như vô hại, nhưng lại hết sức nguy hiểm với trẻ em.

 

do choi tre em (2)


Cha mẹ cần tập cho trẻ tránh xa những vật dụng dễ gây thương tích nói trên nếu trẻ còn quá nhỏ. Khi trẻ bắt đầu hiểu, cha mẹ cần giải thích dạy cách sử dụng an toàn và sự nguy hiểm của những vật dụng trong nhà cho trẻ hiểu, để tạo ra những kĩ năng tự bảo vệ mình cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ từ 0 – 6 tuổi: Những người trông trẻ và các bậc cha mẹ cần luôn để mắt đến trẻ mọi lúc mọi nơi,... Ở tuổi mầm non, trẻ hiếu đọng và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ, thậm chí là ngậm miệng để nếm thử. Vì thế, trẻ luôn hay mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật, chảy máu. Do vậy, đối với những trẻ nhỏ, người lớn phải luôn luôn để trẻ trong tầm quan sát của mình không để trẻ chơi một mình, dù chỉ là trong tích tắc.
Cần để các đồ vật sắc nhọn nguy hiểm ở trên ngoài ngoài tầm với và tầm mắt của trẻ. Bởi nếu trẻ dễ dàng lấy được các đồ vật trên, không biết sự nguy hiểm của chúng nên sử dụng như một thứ đồ chơi và tai nạn xảy ra là điều đương nhiên.

 

do choi tre em (3)


Không để trẻ chơi gần nơi có những đồ thủy tinh như: kính, bình hoa,... Vì trẻ chạy nhảy, nô đùa dễ xô đổ làm vỡ và những mảnh thủy tinh rất nguy hiểm cho trẻ khi ngã vào hoặc dẫm phải. Cẩn thận tuyệt đối khi dùng kim băng, kim tiêm. Dùng xong phải cất vào nơi an toàn, không để cho trẻ lấy được ngậm vào miệng.
Nên dành một khu vực chơi riêng cho trẻ. tránh việc trẻ cùng chơi ở các phòng người lớn, phòng khách, phòng ăn, bởi vì những khu vực này thường hay có những đồ vật gây nguy hiểm cho trẻ, nếu trẻ tò mò cầm nghịch ngợm như nắp bút, ghim, dao, kéo,...
Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên. Cần dạy trẻ biết những vật sắc nhọn rất nguy hiểm và không nên chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn cũng như chơi các trò nguy hiểm như đấu kiếm gỗ, đánh nhau bằng que, gậy, dùng đất đá, vạt nhọn để ném nhau, bắn nhau bằng súng cao su, phóng dao, bắn cung tên,... sẽ bị dẫn tới những tai nạn thương tâm.
Nếu trẻ bị thương chảy máu hay trầy xước da, không được tự ý đắp lá, rắc thuốc bột, rắc bùn bẩn hay đổ cồn trực tiếp lên vết thương, không dùng chun buộc ga rô vết thương. Cũng không tự ý rút các vật cắm vào vết thương như mảnh thủy tinh, đinh, dao, mà phải gọi ngay người lớn giúp đỡ.

 

do choi tre em (4)


Bên cạnh đó người lớn cần trang bị cho mình những kĩ năng xử lí các tai nạn thương tích và có ý thức phòng ngừa tai nạn cho trẻ. nếu chẳng may trẻ bị vật sắc nhọn đâm, phải biết cách sơ cứu ban đầu. Không được coi thường các vết thương của trẻ dù rất nhỏ. Nếu vết thương nặng cần chuyển ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chăm sóc.
Không ai muốn tai nạn xảy ra. Để giảm thiểu các tai nạn thương tích do vật nhọn gây ra, cần phải luôn nhắc nhở trẻ về những nguy hiểm có thẻ xảy ra cho bản thân mình và xây dựng cách thức phòng chống tai nạn thương tích cho trong các giờ học, các buổi sinh hoạt, ...

 

do choi tre em (5)


Dù trên bất cứ tình huống nào hãy đảm bảo rằng vẫn có người để ý, dõi theo bé.
Những lời khuyên trên đơn giản, các mẹ chỉ mất vài phút đọc và tìm hiểu sẽ giúp các bé tránh xa được những nguy hiểm rình rập.
Chúc các mẹ thành công!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây