Có những người đã lớn, nhưng chẳng bao giờ biết tự phục vụ mình. Ho lười biếng và chấp nhận một cái phòng bừa bộn, họ ỷ lại và chuyện gì cũng cần người giúp, họ tự ti, hay gây ra chuyện để người khác gánh hậu quả. Điều này có phải là tính cách? Không, đơn giản đó chỉ là những thói quen được rèn luyện từ bé của họ mà thôi.
Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp con bạn sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống và đặc biệt là bé có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có ba mẹ ên cạnh hay gặp bất kì tình huống khó khăn nào.Vậy làm thế nào để trẻ có được tính cách này, làm thế nào để chúng phát huy được tính tự lập trong cuộc sống vẫn luôn là vấn đề đươc cha mẹ quan tâm, tìm hiểu. Hi vọng với những phương pháp Ikids – đồ chơi trẻ em cung cấp sau đây sẽ phần nào giải quyết được hiệu quả vấn đề này.
Câu trả lời rất đơn giản đó là khi trẻ được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi trre đòi tự mình xúc, tự mình đi giày, tự mình đi nhà vẹ sinh... là thời kì trẻ bắt đầu muốn được tự làm mọi thứ, tức là bắt đầu muons tự lâp thì thay vì ngăn cản cha mẹ hãy trao cho trẻ quyền được tự mình làm.
Khi trẻ phát ra tín hiệu con muốn tự làm, tức là trẻ đang muốn nói với cha mẹ rằng “ Cha mẹ hãy giúp con để con có thể tự làm một mình” và đó cũng chính là bước cơ bản đầu tiên mà một người tiến tới tự lập. Nếu cha mẹ bỏ qua giai đoạn tiền đề này không cho trẻ luyện tập, rồi khi trẻ lớn lên thêm vài tuổi nữa lại la mắng trẻ là “lớn rồi mà mấy việc cỏn con cũng không làm được” hay “tự mình làm đi” thì thật chẳng khác nào xây nhà mà không xây móng.
Đồng thời ý thức tự mình làm nó còn thẻ hiện sự khẳng định cái tôi, ý chí của bản thân nên nếu như nó nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ thì cái tôi ấy sẽ liên tục đơm hoa kết trái.
Còn nếu như cha mẹ nào nhìn thấy con lóng ngóng cầm thìa rồi làm đồ ăn tung tóe, vụng về cài cái cúc mà nó trượt, buộc dây giày mãi cũng không xong thì sốt ruột, cáu kỉnh nói với con “ đấy mà, có làm được đâu nhưng cứ đòi cơ” rồi mẹ đang bận lắm, không có thời gian” hay dụ dỗ “ khi nào con làm được thì cha mẹ cho con làm” thì tự nhiên đã ngắt mất mầm non tự lập vừa mới nhú của trẻ đi rồi. Cha mẹ lại không biết rằng trẻ sẽ tích lũy được những những kinh nghiệm để trở nên thành thạo hơn từ chính những trải nghiệm vụng về và thất bại ấy đấy. Hơn thế nữa hành động ngăn cản còn ám thị sự phủ định cái tôi của trẻ, sẽ khiến trẻ mất đi tự tin và động lực hành động.
Sau khi giặt thì phân loại quần áo của mấy nhóc tỳ rồi gấp gọn gàng, cho vào ngăn tủ chiếm của các bạn cũng khá thời gian. Và khi tập cho các con tự gấp quần áo của mình, công việc của các mẹ sẽ đỡ phức tạp hơn nhưng tốn thời gian hơn.
Các con sẽ tự lựa ra quần áo của mình, xếp áo riêng, quần riêng, tất, ...Đôi khi mẹ phải đối diện với một trận chiến ném vớ giữa các con, nhưng nói chung là các con biết cách xếp các loiaj áo quần khác nhau,tự cho vào ngăn tủ.
Dù buộc dây giày không phải là một kĩ năng gì cao siêu nhưng trong mắt các ông bố bà mẹ, đây vẫn là một việc phức tạp đối với trẻ em. Một bật mí nữa là dù con đã biết tự buộc dây giày, con vẫn rất thích được ba mẹ buộc giày với nhiều kiểu khác nhau, đẹp hơn, phong cách hơn, độc đáo hơn,...
Hãy tập cho trẻ biết tên, tuổi của mình, dạy trẻ cách giới thiệu bản thân khi có khách hoặc ai đó hỏi. Thói quen này sẽ giúp con lớn lên, cởi mở và tự tin hơn trong giao tiếp.
Có nhiều đứa trẻ đã lớn nhưng vẫn cứ lúng túng như miệng ngậm hột khi được hỏi đến, thậm chí chẳng bao giờ dám nhìn vào mắt người khác mà cứ dán mắt xuống chân, thậm chí gãi đầu, có trẻ còn đứng hình khi được thầy cô hỏi đến vì sợ hãi. Nếu không muốn con mình giống như vậy, hãy dạy con ngay từ bây giờ.
Không chỉ là vấn đề hợp tác với những món ăn của mẹ đâu, mà là biết giúp đỡ ba mẹ trong những bữa ăn. Vis dụ, giúp mẹ nấu nướng, làm những việc vặt. Dọn bát đũa, so đũa cho mọi người, lau bàn ăn. Khi đủ cao có thể rửa bát.
Sắp xếp, dọn dẹp các thứ trong nhà bếp, aanfdad mẹ sẽ không còn lo khi con đến tuổi tự lập, phải xa nhà, sống một mình, sống với bạn bè,... vì con biết làm mọi việc, con có thể tự phục vụ bản thân tốt và dù là trai hay gái, biết nấu ăn luôn là một lợi thế khi sống xa nhà.
Nên để nước ở trong tầm tay và đảm bảo rằng các bé có thể tự lấy uống khi cần. Nếu con làm nũng nhờ mẹ, nên khuyến khích con tự lấy nước để uongs. Chỉ là chuyện đơn giản thôi mà, nhưng cưng chiều quá con sẽ ỷ lại và làm biếng.
Tuy nhiên bí quyết thành công để dạy trẻ tính tự lập là bố mẹ cần kiên nhẫn, hạn chế sự trợ giúp đối với trẻ khi không thật sự cần thiết, đừng vì thấy trẻ làm mọi thứ lộn xộn ơn hay không thể tự ăn được mà xắn tay áo vào làm thay trẻ là bạn đã thất bại rồi. Tốt nhất hãy luôn bên cạnh, hướng dẫn, động viên để trẻ có thể ngày càng làm tốt hơn, hình thành nhiều thói quen tự lập hơn.
Mỗi đứa trẻ có một tính cách, thiên hướng khác nhau nên cách dạy dỗ của bố mẹ cũng cần có sự linh động hợp lí nhằm mang lại hiệu quả cao, phương pháp khác nhau để dạy trẻ tính tự lập. Các phương pháp trên đây là những phương pháp đóng vai trò quan trọng cơ bản, làm nền tảng để bạn có thể vận dụng linh hoạt, phát triển hơn nhằm mang đến kết quả tốt hơn. Chúc các bạn dạy trẻ tính tự lập thành công và hiệu quả nhé.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn