Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

KHI NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀO BẾP - TẠI SAO KHÔNG?

Thứ năm - 16/07/2015 02:50
Từ ngày xưa các cụ đã có câu rằng: "Có thực mới vực được đạo". Theo đó "thực" là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là một trong những điều quan trọng nhất khi người ta bàn đến một cơ thể khỏe mạnh.
KHI NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀO BẾP - TẠI SAO KHÔNG?

Từ ngày xưa các cụ đã có câu rằng:  "Có thực mới vực được đạo". Theo đó "thực" là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là một trong những điều quan trọng nhất khi người ta bàn đến một cơ thể khỏe mạnh. Bởi vậy, nấu ăn chính là kĩ năng cơ bản cần có đối với bất kì ai muốn bước vào cuộc sống "tự lập" khỏe mạnh.

Trên thực tế, trong xã hội hiện đại, khi người phụ nữ đã tham gia và có vai trò gần tương đương với nam giới trong các lĩnh vực bên ngoài xã hội thì xem ra cuộc phân công lại vai trò, nhiệm vụ của người đàn ông và phụ nữ trong gia đình trở nên căng thẳng đối với nhiều cặp vợ chồng. Người đàn ông cho rằng việc nội trợ, chăm lo gia đình con cái là của người vợ, và nếu đàn ông vào bếp thì chắc chắn là những kẻ "hèn", không kiếm ra tiền. Trong khi đó, người phụ nữ thì bức xúc về việc mình cũng phải lao động kiếm tiền như các ông chồng. Đàn ông biết sửa chữa, nghiên cứu, khuân vác, phụ nữ cũng thế, và chẳng ai nghĩ công việc đó đáng xấu hổ cả. Vậy tại sao, phụ nữ biết nấu ăn, bếp núc đàn ông không thế?

Khi đàn ông vào bếp - tại sao không?

do choi mau giao 5
 

Nhiều người quan niệm chuyện bếp núc là của đàn bà con gái, đàn ông vào bếp chẳng phải nực cười lắm sao? Sai lầm nhé.

Nói đi thì cũng nói lại không phải bất cứ đàn ông nào cũng nghĩ thế, mà lỗi cũng do các chị một phần. Hầu như các bà, các cô, các mẹ, các chị đều tự vơ việc vào mình, tự mình làm hết các công đoạn. Thế thì còn cần đàn ông vào bếp làm gì? Hoặc là toàn sai đàn ông con trai làm những việc lặt vặt như bóc hành tỏi, mở nắp chai dầu ăn, giã gừng, giềng...

Cùng với trí tuệ, sức lực và độ lười cố hữu đã ngấm của mình, mấy công việc đó sẽ làm cho đàn ông có suy nghĩ nấu ăn là việc vớ vẩn, quá đơn giản để mình phải để mắt.

Trong khi đó, nếu giao cho họ nhiệm vụ gì đó quan trọng hơn như tẩm ướp, nêm nếm ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn ngon hay dở. Có thể câu chuyện sẽ khác đi. Đàn ông sẽ làm nó với một trách nhiệm cao hơn. Chẳng nhẽ kiếm tiền nuôi gia đình được, chém gió với mọi người về chuyện thế giới được mà nấu mãi một món ăn cũng không xong.

Đừng bao giờ mong đàn ông tự giác vào bếp nấu ăn hàng ngày khi họ coi đó là công việc làm giúp phụ nữ. Giúp nhau lần một, lần hai thôi chứ nhỉ? Cũng đừng thấy vui khi có đông bạn bè thì đàn ông mới trổ tài nấu một bữa thật hoành tráng. Cái mác đàn ông hiện tại cũng chỉ tồn tại được lúc ấy mà thôi.

Tôi gặp nhiều đàn ông ở ngoài thì rất bệ vệ, giỏi giang có những kiến thức cao siêu, nhưng về nhà thì bản chất được lộ diện. Chắc khi đọc xong câu chuyện này các chị thấy phảng phất có hình ảnh của mình trong đó. Cô vợ mệt không rửa được bát, nhờ chồng làm giúp. Anh chồng thản nhiên trả lời:" em mệt thì nghỉ đi, mai khỏe thì rửa tiếp". Rồi lại hì hục cắm đầu vào các trang mạng xã hội.

Nói "vào bếp" ở đây không phải chỉ là một việc cụ thể là vào bếp và nấu nướng không thôi, mà ý nói người đàn ông sẵn sàng giúp vợ những công việc trước đây được mặc định dành cho phụ nữ như nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm lo con cái...

Tuy nhiên để thay đổi cái lối nghĩ " đàn ông thì chỉ làm những công việc to lớn" của người chồng, người vợ cũng cần phải khéo léo. Rất nhiều người vợ trẻ khi chồng không chịu giúp đỡ thì giận dỗi, bù lu bù loa, đá thúng đụng nia, thậm chí là đình công không nấu nướng, giặt giũ cho chồng. Trong trường hợp này nếu chồng xuống nước thì cũng miễn cưỡng, còn nếu phải ông chồng rắn chắc chắn không khí gia đình trở nên căng thẳng thậm chí nhiều gia đình tan nát cũng chỉ vì lí do vụn vặt này. Nhưng cũng có người khôn khéo hơn thì họ to nhỏ, nhẹ nhàng kêu gọi sự giúp đỡ chia sẻ của chồng, khéo léo lôi kéo chồng vào những công việc gia đình.

Khi người đàn ông vào bếp - tại sao không?

do choi mau giao 4
 

Trên thế giới này, rất nhiều người đàn ông sẵn sàng vào bếp. Có nhiều ngyên nhân lí giải cho vấn đề này:

- Thứ nhất, là do hoàn cảnh.

Nhiều đấng mày râu không bao giờ nghĩ đến   chuyện sẽ thay vợ vào bếp, mặc dù không phải họ coi thường chuyện bếp núc, mà vì họ vốn vụng về, từ lúc cha sinh mẹ đẻ ra đã bao giờ họ động vào cái chảo, cái nồi đâu. Tôi có người bạn, lấy chồng cũng được năm năm, cả hai vợ chồng đều làm ăn xa nhà. Khi vợ đẻ, từ việc công ty cho đến việc nhà giao vào tay anh chồng. Thương vợ, đang trong thời gian ở cữ nếu ăn cơm hộp hay cơm quán vừa tốn tiền mà sợ lại không đảm bảo sức khỏe. Anh quyết tâm học nấu ăn. Mấy ngày đầu anh còn không phân biệt nổi đâu là lọ mì chính, đâu là lọ muối, đâu là lọ đường, cũng may có bộ đựng gia vị tiện dụng nên anh đã dễ dàng phân biệt được. Lúc đầu thì nấu những món đơn giản về sau cứ cái gì anh không biết là nên hỏi anh "google". Sau hơn năm tháng, rèn luyện anh thấy tay nghề cũng nên cao thầm nghĩ chắc cũng có năng khiếu về nấu ăn, thế là tự nguyện nấu cơm cho vợ khi vợ đi làm về, vợ chỉ việc rửa bát. Anh bảo, không biết thì thôi chứ biết rồi thì thấy vợ mình vất vả quá, đi làm về mệt lắm rồi mà còn phải phục vụ chồng con.

Tôi ngưỡng mộ và thầm ước một ông chồng như thế, thấu hiểu sự vất vả của vợ. Thiết nghĩ chắc kiếm được một ngời như vậy chắc là khó lắm?
Hay nói đâu xa, hồi tôi là sinh viên, chuyện nấu nướng là chuyện quá bình thường với tôi, ấy vậy mà khi nhìn thấy các bạn nam phòng trọ bên nấu nướng rất là thành thục thậm chí là rất đẹp mắt, tôi không khỏi thám phục.

Đấy ai nói đàn ông không vào bếp, chỉ là người phụ nữ cần tạo ra một cái hoàn cảnh để các anh ngoan ngoãn đi vào thôi.

- Bên cạnh đó sở thích cũng là một nguyên nhân.

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các bếp trưởng của các quán ăn, nhà hàng danh tiếng đều là đàn ông. Những người này đến với nghề bếp, nghề ẩm thực bằng một sự đam mê và có năng khiếu thật sự. Tuy nhiên, họ cũng đã được đài tạo qua trường lớp hay học hỏi kinh nghiệm từ các "bậc tiền bối". Ngày nay, người đà ông thích vào bếp không phải là ít. Vì đó, cũng là một cơ hội nghề nghiệp mà ai cũng cần.

- Cuối cùng là tâm tư.

Thật ra, đàn ông hay đàn bà vào bếp đều được cả miễn sao để có được một bữa ăn gia đình ngon miệng, đầm ấm. Nhưng trong thực tế không phả không có người cho rằng chuyện bếp núc là chuyện của đàn bà. Do đó, có nhiều gia đình neo người hay điều kiện sinh hoạt giờ giấc bất tiện mà phụ nữ phải quáng quàng chuyện bếp núc, cơm nước. Như thế, từ lúc đi chợ cho đến khi làm bếp, dọn ra ăn rồi dọn dẹp, người phụ nữ có cảm giác như một người đầy tớ dẫn đến bữa ăn gia đình mất đi sự ấm cúng vui vẻ.

do choi mau giao 3

 

Việc "bình đẳng" không đòi hỏi tuyệt đối công bằng kiểu vự nấu cơm thì chồng phải rửa bát... Mà nó là sự sẻ chia phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình giữa người vợ và người chồng. Nếu trong một gia đình mà người chồng có công việc bận rộn, nặng nhọc và lo toan kinh tế thì việc người vợ đảm đương phần công việc chủ yếu nội trợ là điều phù hợp. Ngược lại, trong gia đình mà vợ chồng đều có công việc bận rộn thì người chồng rất cần chia sẻ công việc với vợ để gia đình thêm hòa thuận. Vấn đề chia sẻ không nhất thiết phải ôm hết việc nội trợ, con cái vì thực tế nhiều ông chồng thường vụng về hơn trong những công việc này và người phụ nữ cũng ít khi yêu cầu chồng làm tất cả mọi công việc.

Cái công việc nấu ăn không chỉ đơn giản ở việc úp gói mì tôm, luộc quả trứng hay cắm nồi cơm, như thế không gọi là nấu ăn. Nấu ăn cần sự cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Mọi khâu của công việc này đều đòi hỏi người làm bếp phải biết mình đang làm gì.

Suy cho cùng, bản chất của vấn đề bếp núc vẫn là chuyện thưởng thức một món ăn ngon. Là lồng vào công việc đó tình yêu thương sự chia sẻ chứ không phải là việc giúp ai làm cái gì, hay cố gắng là để đạt được điều gì đó. Nấu ăn, chính là sự cảm nhận của sự yêu thương, thể hiện sự chân thành. Ta nấu cho mình, bởi ta hiểu bản thân mình nhất, nhưng ta nấu co người khác thì lại đòi hỏi phải hiểu người khác như thế nào.

Nói chung không có một khuôn mẫu nào cho các gia đình, vì có những người đàn ông bản chất đã tự nguyện và cảm thấy thoải mái khi làm những công việc này, có người không biết làm nhưng thay đổi khi được tác động, ngược lại có người đàn ông làm hết cách vẫn không thay đổi. Vì vậy, người phụ nữ phải hết sức linh hoạt, phải lựa tính chồng để có những biện pháp phù hợp. Dù sao, điều quan trọng trên hết đối với cả người vợ, người chồng là phải biết nhường nhịn, thậm chí là hy sinh nữa thì gia đình mới bền chặt được.

 

do choi mau giao 1


Có lẽ đối với tôi hình ảnh đẹp nhất về mái ấm gia đình là nhìn thấy người đàn ông mang tạp dề vào bếp đang nấu những món ăn, bên cạnh những đứa con bé bỏng đang chơi đồ chơi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây