Dưới đây là những tác động tuyệt vời của nhạc cổ điển đối với trẻ mà đã được các nhà khoa học kiểm chưng
Nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California – Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.
Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ.
Nhạc cổ điển giúp nâng cao kỹ năng vận động và sức khỏe tinh thần cho trẻ
Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn.
Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ. Những đứa trẻ được giáo dục sớm về âm nhạc sẽ có thiên hướng vận động tốt hơn những trẻ không được học âm nhạc từ nhỏ.
Bên cạnh đó, những bản nhạc có cấu trúc và giai điệu chậm thư giãn tâm trí có thể giúp các em bé ngủ ngon hơn và cải thiện sức khỏe tinh thần. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng nhạc cổ điển có tác động tích cực đối với những em bé phải chịu đựng chấn thương tình cảm.
Nhạc cổ điển giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp
Theo Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sau đó ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của cuốn sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên những khoảnh khắc”. Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Những trẻ tham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người, kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo.
Giúp trẻ lương thiện
Âm nhạc là thứ gần gũi với tâm hồn chúng ta nhất, âm nhạc vừa đẹp đẽ lại vừa rung động lòng người. Đặc biệt là trẻ em, tâm hồn của các bé thuần khiết như một tờ giấy trắng, âm nhạc có thể dễ dàng khắc sâu vào kí ức đẹp đẽ của các bé. Bạn thử nghĩ xem, một tâm hồn nhỏ bé được thấm nhuần những nốt nhạc đẹp đẽ thì sao có thể bị vấy bẩn được chứ?
Hiệu ứng Mozart
Cụm từ ‘Mozart effect’ được đặt ra từ năm 1991, tuy nhiên phải mất hai năm sau đó thì hiệu ứng này mới gây ra cơn sốt thực sự trên các phương tiện truyền thông và khiến rất nhiều người quan tâm cũng như tìm hiểu. Chúng ta cũng phải công nhận rằng nhà soạn nhạc Mozart là một thiên tài, âm nhạc của ông có chiều sâu. Chính vì thế mà có cơ sở để mọi người tin vào hiệu ứng Mozart, khi mà lắng nghe các bản nhạc của ông có giúp giúp trí não phát triển, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Thậm chí vào năm 1998, thống đốc bang Georgia tại Mỹ đã yêu cầu trích ngân sách nhà nước để mỗi em bé mới sinh có thể được nhận một đĩa CD nhạc Mozart. Không chỉ có tác dụng đối với con người, nhà tâm lý học Sergio Della Sala đã từng có một nghiên cứu tại trang trại mozzarella ở Ý, cho thấy rằng ngay cả gia súc khi được cho nghe nhạc Mozart cũng giúp tăng năng suất và sản lượng sữa.
Chỉ cần dựa trên những tác dụng trên cũng có thể thấy hiệu ứng Mozart thực sự tuyệt vời như thế nào. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn lại nghiên cứu đầu tiên của hiệu ứng Mozart mà các nhà khoa học tại đại học California đã tiến hành vào năm 1991. Mặc dù cụm từ ‘hiệu ứng Mozart’ không phải do họ đặt ra, mà là do các tờ báo giật title.
Trong nghiên cứu đó, những người tham gia không phải trẻ em hay các bà mẹ đang mang thai, mà là 36 sinh viên của trường đại học. Họ được yêu cầu hoàn thành 3 lần các bài kiểm tra IQ. Trước bài thử nghiệm đầu tiên họ được cho 10 phút yên tĩnh, trước bài thứ hai họ được cho nghe 10 phút nhạc thư giãn và trước bài thứ 3 họ được cho nghe 10 phút của một bản sonata của Mozart.
Kết quả là trong lần thử nghiệm thứ 3, khi được nghe nhạc Mozart thì các sinh viên đã hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn hai lần trước đó. Bên cạnh đó, khả năng tưởng tượng hình ảnh của các sinh viên cũng tốt hơn một cách rõ rệt, khi hầu hết đều vượt qua thử thách sắp xếp hình khối cũng nằm trong bài kiểm tra IQ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất mà các nhà khoa học kết luận, đó là hiệu ứng này chỉ kéo dài được khoảng 15 phút.
Chọn nhạc cổ điển cho bé như thế nào?
1. Một số tiêu chí bạn nên biết
Có rất nhiều loại âm nhạc cổ điển khác nhau trên mạng, một số trong đó không thích hợp cho trẻ em. Opera Wagnerian là một ví dụ, nhạc điệu quá lớn và có khuynh hướng bạo lực đối với trẻ em. Các bậc cha mẹ cũng nên cẩn thận vì một số tác phẩm cổ điển có thể quá kích thích hoặc quá buồn tẻ đối với trẻ.
Các chuyên gia của hiệp hội âm nhạc Music Association Therapy Mỹ đã biên soạn một danh sách các thuộc tính mà những bài hát cổ điển cho trẻ em nên có. Những đặc điểm này bao gồm:
Có giai điệu đều đặn: Một bản nhạc mà có quá nhiều lời hát sẽ không giúp ích cho trẻ khi mà giai điệu mới chính là yêu tố chính
Một nhịp điệu đều đặn và thường xuyên: bản nhạc không có một nhịp điệu đều đặn có thể kích thích trẻ em, nhưng nó sẽ không giúp trẻ thư giãn cũng như sẽ không khuyến khích phát triển các kỹ năng bộ nhớ.
Bài hát nên đơn giản và dễ hiểu: các tác phẩm cổ điển với dàn nhạc hay nhạc kịch chỉ nên đơn giản và không quá phức tạp để trẻ nhỏ nắm bắt. Đặc biệt, đối với những tác phẩm không có giọng hát mà sử dụng chỉ có một hoặc hai nhạc cụ.
2. Những bản nhạc cổ điển nên có cho bé
Nhiều bậc cha mẹ gặp khó khăn chọn ra bài hát cho trẻ sơ sinh vì họ không quen với âm nhạc cổ điển. Dưới đây là một danh sách 10 bản cổ điện cho em bé, tất cả đều đáp ứng các tiêu chí đặt ra ở trên.
Suites for Solo Cello của Johann Sebastian Bach
Goldberg Variations của Johann Sebastian Bach
String Quarters Op. 33 của Joseph Haydn
Concerto for Flute and Harp của Wolfgang Amadeus Mozart
Haydn String Quartets của Wolfgang Amadeus Mozart
Piano Trios của Wolfgang Amadeus Mozart
String Quartets Op. 18 của Ludwig van Beethoven (hay còn được gọi là "tứ tấu đàn dây")
Clarinet Quintet in B Minor của Johannes Brahms
Trio for Violin, Horn and Piano của Johannes Brahms (Hay còn được biết đến dưới tên “Horn Trio”)
Inventions and Sinfonias của Johann Sebastian Bach
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn