Đây là đối tượng dễ nhiễm bệnh bởi sức đề kháng còn non yếu lại không kịp thích nghi với những thay đổi của thời tiết.
Những bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi ở trẻ em để biết cách phòng tránh cũng như chăm sóc hiệu quả nhất. Khi thời tiết bắt đầu giao mùa là thời điểm mà các bệnh do virut dễ phát sinh và bùng phát nhiều nhất vì vậy các bạn phải chăm sóc cơ thể hiệu quả nhất, hạn chế được những nguy hiểm cho cơ thể của bé. Để giúp các bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất khi thời tiết giao mùa ikids – đồ chơi trẻ em sẽ chia sẽ với các bạn một số kĩ năng về cách nhận biết và phòng tránh bệnh cho trẻ khi giao mùa.
Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ mắc bệnh hơn người lớn do hệ miễn dịch còn kém và thể chất phát triển chưa đầy đủ, trẻ thường hay mắc một số bệnh về đường hô hấp, .
Viên đường hô hấp cấp trên (có cấp tính và mạn tính), bệnh nhẹ nhưng hay gặp và khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn biến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính.
Viêm đường hô hấp dưới ít gặp, gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi và hay bị nặng.
Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu (trẻ em càng dễ mắc). Bệnh gây khó thở, khó khè, ho nhiều, có đờm. Nên sớm tới bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, hạn chế tái phát. Trẻ em sáng sớm và ban đêm cần giữ ấm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều cũng dẫn đến nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó là các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản ( gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thờ khò khè), đau họng (gây sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn), viêm tai (gây sốt cao, đau tai, đau đầu, sưng cổ)... Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ em.
Giao mùa xuất hiện dị nguyên mới trong môi trường như phấn hoa (đặc biệt là hoa sữa, bụi bông...), rất dễ bị dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc mắt... Những chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều, do đó cần tránh tiêp xúc với những gây dị ứng.
Riêng các trường đay do lạnh mắc phải đều chưa rõ nguyên nhân. Tốt nhất là tránh tiếp xúc với lạnh và những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế tác nhân gây bệnh.
Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, chán ăn... Không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số bệnh cúm còn gây tử vong.
Virus cảm lạnh và cảm cúm đẽ lây lan khi tiếp xúc với những vật trong nhà như: điện thoại, điều khiển tivi, ho hắt hơi...
Hay gặp là bệnh sốt do virus, gây sốt từ 38,5oC trở lên. Thời tiết giao mùa virus rota được coi là căn nguyên hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, đặc biệt “hoành hành” vào những ngày đầu thu. Bên cạnh đó, tiết trời nóng lạnh thất thường sẽ dễ bị đau xương khớp.
Ngoài ra, do thay đổi thời tiết, trẻ cũng dễ bị bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, do ngộ đọc thức ăn, do kí sinh trùng gây ra và dễ thành dịch bệnh.
Theo các bác sĩ, hiện nay thời tiết diễn biến thất thường tạo điều kiện thích nghi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Đối với trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, trước hết, để phòng tránh bệnh cách tốt nhất là đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Bên cạnh đó, cần theo dõi và có biện pháp giữ gìn sức khỏe bằng cách:
Giữ trong, ngoài nhà sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt.
Với trẻ em, người già, gần sáng và đêm lạnh nên cho trẻ mặc quần áo ấm, trưa nóng có thể cởi bớt ra. Không mặc nhiều, dày vì mồ hôi toát ra thấm ngược, gây ốm sốt. Tránh loại áo liền quần thít ngực khiến khó thở. Ốm sốt vẫn cần lau rửa, tắm giặt, vệ sinh mũi họng, cơ thể hàng ngày sạch sẽ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, DHA, omega 3,... thật hợp lí. Ngoài ra, các loại gia vị nhất là tỏi cũng rất tốt cho sức khỏe. Chú ý tới giấc ngủ sâu sẽ khiến bé khỏe mạnh hơn, sức đề kháng được cải thiện rõ nét hơn. Tăng cường các hoạt động thể lực có lợi cho sức khỏe. Rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay mình.
Ăn uống hợp vệ sinh, chọn thực phẩm phù hợp, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, cân đối giữa chất đạm, bột, chất xơ. Bảo quản đồ ăn, hạn chế lưu trữ đồ ăn tằ ngày này sang ngày khác. Tập thể dục đều đặn, bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Giữ vệ sinh tay chân cho bé, rửa tay thường xuyên sẽ giúp bé tránh nhiễm bệnh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ ra ngoài, nhất là lúc nắng gay gắt.
Đặc biệt là không sử dụng thuốc bừa bãi. Có nhiều mẹ chỉ cần con có triệu chứng ho, sốt, cảm cúm là vội vàng đi mua kháng sinh về cho con uống. Tuy từng loại bệnh mà mẹ cho con uống các loại thuốc khác nhau và không phải bệnh nào cũng dùng thuốc kháng sinh.
Dùng nhiều kháng sinh sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh mẹ nên đưa bé đi khám để có cách điều trị phù hợp không nên chữa trị một cách tùy tiện.
Có rất nhiều cách để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi. Các bậc làm cha mẹ nên chú ý để có cách phòng bệnh cho trẻ tốt nhất nhé.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn