Sởi là bệnh suy giảm miễn dịch cấp tính, lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, lưu hành phổ biến ở trẻ em. Người bệnh dễ bị lây nhiễm, bội nhiễm vi sinh, đặc biệt môi trường bệnh viện với nhiều vi khuẩn đa kháng thuốc gây viêm phổi nặng. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch dễ bị đồng nhiễm virus khác. Cùng một lúc bị 2 – 3 virus tấn công một cơ thể bệnh đã suy sụp thì nguy cơ tử vong cao. Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em.
Sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, sau tai), sưng đau khớp.
Cơ chế lây lan. Sởi lan truyền do tiết ở mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virus sởi sau khi người bệnh xả ra 2 giờ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Ngày thứ nhất, ngày thứ hai: Chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, đau, không chgiuj được ánh sáng chói, ra nước mắt. Thân nhiệt tăng lên đều.
Ngày thứ ba: Thân nhiệt hơi giảm, tiếp tục ho và nổi những chấm trắng nhỏ tronbg miệng, tựa như những hạt muối.
Ngày thứ tư, ngày thứ năm: Sốt, nhiệt độ tăng có thể lên tới 40oC, những hạt ban màu đỏ nhạt dần, hơi nổi gai, xuất hiện đầu tiên trên trán, sau tai, dần dần lan ra cả mặt và thân.
Ngày thứ sáu, thứ bảy: Ban nhạt đi và các triệu chứng khác biến dần.
Ngày thứ tám, thứ chín: Trẻ hết lây nhiễm.
Phổi: Biến chứng nặng ở trẻ nhỏ là viêm phế quản- phổi thứ phát sau viêm cuống phổi thường thấy trong bệnh sởi.
Viêm tai giữa: thường gặp.
Viêm thanh quản.
Viêm miệng hoại tử (cam tẩu mã).
Viêm ruột: gây tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Viêm não: Biến chứng nặng, ít gặp.
Sởi là bệnh rất dễ lây, nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tủy...). vì vậy, khi trẻ bị sởi các bậc phụ huynh nên biết cách điều trị đúng cách tránh những biến chứng do sởi gây ra. Để điều trị đúng cách các bậc phụ huynh cần chú ý những điều dưới đây sau:
Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện.
Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ
Uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít/ ngày).
Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.
Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Tiêm thêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.
Kiêng gió, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cách li trẻ khi phát hiện dấu hiệu của sởi.
Thường xuyên lấy khăn mềm và sạch lau mặt, miệng và toàn thân cho trẻ.
Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nước hoa quả, không nên cho trẻ ăn các loại hải sản như: cá rô, cá chép, tôm, cua, sò, nghêu,...
Cho trẻ uống nhiều nước để giảm tình trạng mất nước của cơ thể do trẻ nôn, tiêu chảy cà đi tiểu khi bị sởi.
Khi trẻ bị tiêu chảy do sởi phụ huynh có thể cho trẻ uống men vi sinh Bioacimin để chữa tiêu chảy cho trẻ và tăng thêm sức đề kháng cho trẻ.
Nhỏ thuốc mũi và thuốc mắt cho trẻ 3 – 4 lần/ ngày.
Nếu trẻ không xuất hiện những biến chứng do sởi thì tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh, chỉ nên dùng B1 và vitamin C liều cao. Nếu xuất hiện những biến chứng thì nên cho trẻ uống theo chỉ địnhcủa bác sĩ hoặc có thể cho trẻ nhập viện để điều trị.
Sởi là căn bệnh lây lan rất nguy hiểm vì thế các bậc phụ huynh chú ý phòng tránh cho trẻ và cách ly khi phái hiện trẻ bị sởi. Việc điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi cũng cần đặc biệt chú ý để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn