Cách chọn đồ chơi thông minh cho trẻ
Đồ chơi thông minh không có nghĩa phải là những cỗ máy hiện đại, đắt tiền và hoạt động bằng pin. Bạn không nên cho con tiếp xúc với những món đồ chơi điện tử quá nhiều vì nó không thật sự tốt cho sự phát triển của con trẻ.
Đồ chơi thông minh chính là những món đồ chơi đáp ứng được những yêu cầu sau:
Nâng cao khả năng giao tiếp và trí tưởng tưởng của trẻ. chơi đồ hàng, chơi bảng ghép hình … chính là những trò chơi, những đồ chơi giúp trẻ có khả năng “biên kịch” ra những câu chuyện dài lê thê không có hồi kết. Với những hình nộm, búp bê, tượng… là những nhân vật không thể thiếu trong các “tập phim” của bé.
Rèn sự khéo tay. Trò chơi với đất sét, tô tượng, xé giấy, vẽ tranh, tô màu… là những trò chơi rèn luyện đôi tay khéo léo. Trẻ sẽ thích mê với những thú vui này. Hơn thế nữa, thông qua các trò chơi khéo tay sẽ giúp trẻ bộc lộ năng khiếu của mình.
Rèn sự quan sát. Trò chơi xếp hình, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh… là trò chơi rèn sự nhanh tay lẹ mắt của trẻ. Tốc độ tìm những mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh phản ánh trí thông minh và sự linh hoạt của trẻ.
Đồ chơi xây dựng, lắp ghép… giúp phát triển trí tuệ, sự vận động và tăng khả năng giao tiếp ở trẻ.
Xe đồ chơi trẻ em là món đồ chơi mà cả bé trai và bé gái đều thích. Xe đồ chơi trẻ em có nhiều loại với những đặc điểm, chất lượng khác nhau. Dù lựa chọn cho con sản phẩm như thế nào thì cha mẹ cần giải thích công dụng của từng chiếc xe đồ chơi. Ví dụ như: Xe cứu hỏa dùng để chữa cháy, xe cấp cứu dùng để cứu người, xe hơi để chở mọi người đi chơi…
Những món đồ chơi thông minh bên cạnh giúp trẻ phát triển trí tuệ thì còn phải tăng cường khả năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề. Qua cách bé chơi bố mẹ sẽ phát hiện được tính cách, tài năng của trẻ. Từ đó, bố mẹ sẽ có cách dạy con tốt hơn.
Dạy con cách sử dụng đồ chơi thông minh
Không phải cứ mua thật nhiều đồ chơi cho con từ đơn giản, thô sơ cho tới hiện đại là giúp trẻ thông minh. Việc làm này thật sự tai hại vì bố mẹ vô tình tạo cho con cái tính ỷ lại, cả thèm chống chán.
Hãy cho trẻ 1-2 món đồ chơi và để trẻ có thời gian khám phá và dệt nên những câu chuyện “tưởng tượng” từ món đồ chơi đó. Chơi ít mà chất lượng còn hơn là chơi nhiều nhưng không thu hoạch được gì.
Nếu con bạn được người thân tặng quá nhiều đồ chơi thì hãy chọn lọc và phân loại những món đồ chơi thông minh đó theo thể loại như: Đồ chơi khéo tay, đồ chơi phát triển trí não…và chia thành từng ngày. Hôm nay cho bé chơi những món đồ chơi này, ngày mai cho bé chơi những món đồ chơi khác.
Dạy con cách chơi đồ chơi thông minh còn hơn là “bỏ rơi” con giữa một đống đồ chơi vô tri vô giác.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn