Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH CHÂN TAY MIỆNG

Thứ ba - 04/08/2015 23:14
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và rất dễ lây lan. Bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ phát hiện trễ và không kịp thời điều trị.
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH CHÂN TAY MIỆNG

Khái niệm
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và rất dễ lây lan. Bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ phát hiện trễ và không kịp thời điều trị. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại bến chứng như viêm màng não.
Sau đây Ikids – đồ chơi trẻ em sẽ giới thiệu cho mọi người những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu của bệnh cũng như cách điều trị và chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh.

Nguyên nhân

do choi tre em (6)
 

Người mắc bệnh chủ yếu là do bị nhiễm virus Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác gây ra.
Do bị lây truyền từ người bệnh qua các đường như: enzim (nước bọt), dịch tiết mũi họng, tiếp xúc với trẻ bị ho, hắt hơi, do dịch tiết ở mụn nước, phân.
Đầu tiên virus lan đến mô trong miệng, gần amiđan và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó virus có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại virus để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu điển hình như não.

Triệu chứng

do choi tre em (2)
 

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng từ 3 – 5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Những triệu chứng sớm của bệnh chân tay miệng bao gồm:
Sốt cao ( thường khoảng 38- 39 độ C)
Chán ăn
Ho
Đau họng
Đau bụng
Đôi khi bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là nếu do chủng enterovirrus 71 gây ra.
Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài từ 12 – 48 giờ.
Loét miệng: Sau 1 – 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Đầu tiên, những nốt này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5 đến 10 vết trong miệng. Những vết này có thể rất đau khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt, làm cho trẻ khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5 – 7 ngày.
Nổi ban trên da: Rất nhanh sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ. Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2 – 5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Những nốt này thường không đau và không ngứa, mặc dù chúng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức. Điều quan trọng là không được làm vỡi những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan nhah hơn. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.

Các triệu chứng khi biến chứng

Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, co giật, hôn mê.
Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng mạch nha, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ: công thức máu, đường máu, khí máu, X- quang phổi...

Phân độ nặng của bệnh

Độ 1: chỉ có loét miệng hoặc sang thương ở da.
Độ 2: rung giật cơ
Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

Phân biết với các bệnh khác

Dị ứng da: ang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.
Viêm da mủ:  sang thương đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng.
Thủy đâu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.
Điều trị tại nhà: Chỉ điều trị tại nhà đối với những trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1
Hạ sốt, giảm đau: Dùng paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng/4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên.
Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
Nghỉ ngơi
Sử dụng thêm vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
Tái khám 1 -2 ngày trong vòng 7 ngày đầu của bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: Khi có một trong các triệu chứng sau cốt cao trên 39 độ C, co giật mình liên tục, run chi, quấy khóc, bứt rứt thì người nhà cần đưa bé đến các bệnh viện ngay.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Bệnh do virus gây ra, nghĩa là không thẻ điều trị bằng kháng sinh.
Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách: khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa, tránh những đồ uống có tính axit).
Cho trẻ ăn thức ăn mềm vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn
Dùng thuốc điều trị triệu chứng.
Dinh dưỡng cho bé khi mắc bệnh
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy thức ăn cho trẻ cần phải mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi ăn, thức uống khi đi ngang qua vết loét.
Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh nên cho bé ăn bình thường trở lại, không kiêng khem.

Cách phòng bệnh

do choi tre em (3)
 

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nền cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước hoặc xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%.
Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 ngày).

Một số lưu ý

do choi tre em (5)
 

Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của chứng bệnh này. Nhưng ở người lớn và trẻ em hơn 5 tuổi, biểu hiện của triệu chứng thường nhẹ hoặc không rõ ràng để nhận biết, bệnh thường lây lan qua các môi trường nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không chỉ vào những khoảng thời gian chuyển mùa. Khi nhiễm bệnh, trẻ cũng không bắt buộc phải có những biểu hiện như loét miệng hay nổi sần, mụn nước ở tay hay chân. Có những trường hợp trẻ bị nhiễm bệnh chỉ nổi sần ngoài ra và các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn khi nghĩ rằng con em mình chỉ bị những bệnh ngoài Da thông thường.
Khi trẻ mắc chứng bệnh này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Khi thấy trẻ ngủ li bì, mê mệt, cho dù không mê man nhưng các bậc cha mẹ phải nhanh chóng đưa con em mình đến bệnh viện để được điều trị bởi có thể là bệnh đã bị biến chứng sang viêm màng não. Đấy là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao.
Không nên bôi hay xức các loại thuốc lên các mụn nước hay vết lở của trẻ. Bởi khi các vết lở hay mụn nước ngoài Da khô đi nhờ thuốc bôi, các bác sĩ sẽ khó chuẩn đoán chính xác bệnh trạng của em bé hơn.
Dù trẻ chỉ bị nhẹ và vẫn khỏe mạnh như thường, các bậc cha mẹ cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp yhowif khi biến chứng xảy ra.
Tay chân miệng là một trong những bệnh có nhiều thể khác nhau. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày, sau đó đến giai đoạn khởi phát: 1 – 2 ngày và cuối cùng là giai đoạn toàn phát từ 3 -10 ngày. Chính vì giai đoạn ủ bệnh khá dài nên cha mẹ cần phải chú ý để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Nhiều cha mẹ chỉ thấy con sốt àm không có biểu hiện gì khác thường lại đổ tại thời tiết hoặc có mẹ lại quan niệm rằng: Tay chân miệng là phải khi nào các nốt ban nổi lên ở lòng bàn tay, chân miệng thì mới là tay chân miệng...
Bệnh tay chân miệng có nhiều thể khác nhau. Với mỗi trẻ thì biểu hiện và diễn biến của bệnh là khác nhau. Nhiều gia đình có cả 2 con bị tay chân miệng những biểu hiện của mỗi bé lại là khác nhau. Có bé chỉ sốt nhẹ, rồi đau họng, sau đó mới có chấm ban như nhiệt ở lưỡi, và cuối cùng mới lan ra tay, chân mông. Cũng như những bé chỉ sốt nhẹ vào tối hôm trước đến hôm sau khắp chân, tay, miệng đã đày những vết loét...
Vì vậy, mẹ phải cực kì tỉnh táo và theo dõi con sát sao mới có thể phát hiện ra sớm các dấu hiệu bất thường ban đầu. Khi đã phát hiện con có dấu hiệu bất thường rồi cũng không nên chủ quan mà nên đưa con đến bác sỹ khám ngay nhằm phát hiện ra sớm để thuận tiện cho việc điều trị và theo dõi.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây