Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

NHỮNG KIẾN THỨC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

Chủ nhật - 09/08/2015 23:38
Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất với trẻ nhỏ. Chăm sóc khi con bị tiêu chảy hẳn là một công việc không đơn giản chút nào.
NHỮNG KIẾN THỨC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh rất quen thuộc và phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ. Việc chăm sóc khi con bạn bị tiêu chảy hẳn là một công việc không đơn giản chút nào nếu bạn chưa biết về những biểu hiện của bệnh. Hàng năm, có rất nhiều trẻ em nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp. Nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến tử vong.

Tránh những đáng tiếc xảy ra, Ikids – đồ chơi trẻ em xin chia sẽ với các bậc phụ huynh những kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Khái niệm

Tiêu chảy – hiện tượng đi ngoài dạng lỏng khó chịu, thường gây ra do nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng. Các bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến bao gồm các bệnh do vi khuẩn gây ra như E. Coli và một số loại bệnh tiêu chảy do virus gây ra như rotavirus gây tieu chảy ở bệnh sơ sinh. Tất cả các dạng tiêu chảy này rất dễ lây. Bệnh tiêu chảy có thể lây lan qua tay bẩn, thức ăn hoặc nước nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân.

Nguyên nhân

do choi tre em (4)
 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy như:

Tiêu chảy do vi khuẩn: trong trường hợp này thường do ngộ độc thức ăn, nhất là mùa hè do thời tiết nóng bức nên uống nước lã, nước đá không được vô khuẩn, thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu ngày, ăn rau sống... Điển hình trong các loại khuẩn gây ngộ độc thức ăn là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), vi khuẩn tả và vi khuẩn E. Coli cũng là một tác nhân hay gặp trong tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.

Tiêu chảy do virus: Trong các loại virus đường ruột thì điển hình và hay gặp nhất là rotavirus. Có đến trên 40% tiêu chảy ở trẻ em là do virus này.

Tiêu chảy do kí sinh trùng: Đối với kí sinh trùng đường ruột thì một số loại giun cần được quan tâm. Trong các loài giun thì hay gặp nhất trong bệnh gây tiêu chảy là giun đũa, giun kim. Ngoài giun ra một số loại nấm cũng có thể gây nên tiêu chảy, điển hình là nấm candida albicans.

Lí do trẻ bị tiêu chảy cấp là vì nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như đồ ăn ôi thịu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm.

Ngoài ra, cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng một chế độ ăn uống không hợp lí mất cân bằng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.

Bên cạnh các căn nguyên vừa nêu trên, bệnh tiêu chảy còn có thể gặp do chế độ ăn uống không hợp lí hoặc dùng thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh đường ruột kéo dài.

Triệu chứng

do choi tre em (1)
 

Tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lị phân sẽ có nước lẫn máu.

Nôn: Thường xuyên xuất hiện đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước H+ và Clo.

Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

Triệu chứng mất nước: Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại nếu trẻ vẫn được uống nước, được tiếp tục bú mẹ hay uống Oresol và biện pháp bù nước tại nhà thì nguy cơ mất mất nước sẽ giảm bớt. Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước như sau:

Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuàn hoàn.

Khát nước: Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Uống bình thường , trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối thì khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống đồ một cách háo hức, vồ lầy thìa hoặc cốc nước.

Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.

Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.

Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lóm khi mất nước lạnh.

Chân tay: Khi bị mất nước lạnh và sốc bàn chân, bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.

Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.

Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng

Điều trị

do choi tre em (3)
 

Tình trạng tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm đưa hết những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra đi ra khỏi cơ thể (theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn). Cho nên ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh là làm cân bằng vi sinh vật đường ruột và bù nước, chất điện giải. Các nhóm thuốc ưu tiên sử dung:

Nhóm bù nước và chất điện giải: Oresol là một điển hình. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể  chúng ta, chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hóa trong cơ thể cho nên nếu thiếu hụt cơ thể sẽ có sẽ có những rối loạn nhất định.

Men vi sinh: Đây thực chất  là các vi khuẩn sống được đông khô, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại để lập lại trạng thái cân bằng.

Chất hấp thụ: Attapulgit, than hoạt tính chẳng hạn. Chúng có tác dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột.

Nhóm hỗ trợ: Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bùng, đau quặn thắt ở vùng rốn, tuy nhiên, bệnh nhân không nên tùy tiện điều trị tiêu chảy và chữa đau bụng.

Biện pháp phòng ngừa

do choi tre em (1)
 

Tiêu chảy cấp rất dễ mắc phải và chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Rửa tay bằng xà phòng trước  khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm di tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ.

Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

An toàn vệ sinh thực phẩm

Mọi người mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi.

Không ăn rau sống, không uống nước lã.

Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua...

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ

Tất cả nước ăn uống phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B.

Cấm đổ chất thải, nước giặt , rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

Khi có tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm hiểu biết ề căn bệnh tiêu chảy này. Hãy chăm sóc trẻ đúng cách và hợp vệ sinh để trẻ luôn được khỏe mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây