Ba bỏ con khi con mới hình thành trong bụng mẹ, còn mẹ bỏ con sau khi mẹ sinh con chưa tròn một ngày. Các con chưa bao giờ được ngậm bàu vú mẹ, chưa bao giờ được mẹ vỗ về, nâng niu, ôm ấp...
Theo số liệu thống kê gần đây, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi. Đây là những đối tượng xã hội không chỉ là nỗi bất hạnh của bản thân các em mà còn là nỗi đau xót của gia đình, người thân và là gánh nặng cho xã hội, cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em cần được nghiên cứu, tiếp cận như là một vấn đề xã hội với hàng loạt nội dung quan trọng, cấp bách chứ không chỉ ở góc độ nhân đạo và một hiện tượng xã hội.
Xuất phát từ truyền thống đạo lý của dân tộc ta, việc chăm lo cho những người bất hạnh trong đó có trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi đã được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm trợ giúp, góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế trong xã hội. Tuy nhiên trước những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày càng phát triển và xã hội ngày càng hiện đại, trẻ mồ côi nảy sinh những vấn đề và thách thức mới. Đó là:
Sự gia tăng số lượng về trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về sức khỏe – y tế, ăn mặc, đi lại, học hành và các nhu cầu vật chất, tinh thần khác, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của nhà nước và cộng đồng xã hội.
Vì nhiều lý do mà hầu hết số cháu mồ côi, bị bỏ rơi không đủ điều kiện dinh dưỡng để phát triển thể chất dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn những khuyến khuyết về sức khỏe trong cơ thể. Mức trợ cấp cho trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi tại các cơ sở nuôi dưỡng của Nhà nước khó có thể đảm bảo đủ năng lượng sống phát triển của các cháu. Những cháu ở cộngđồng thì đời sống bấp bênh, không ổn định.
Điều kiện và khả năng học hành, tiếp cận và tiếp thu các yêu cầu về giáo dục và đào tạo còn bị hạn chế. Sự khiếm khuyết về giáo dục dễ dẫn các cháu đến những méo mó về nhân cách trong quá trình phát triển gây ra những trở ngại, thiệt thòi cho các cháu khi tiếp cận nghề nghiệp, công ăn việc làm, thu nhập,..
Chúng ta may mắn hơn các em, khi sinh ra có gia đình trọn vẹn, được bao bọc trong tình thường của người thân. Chúng ta hãy cùng nghĩ về cha mẹ mình, chúng ta hãy xem lại những ngày tháng chúng ta còn chưa biết đi, chưa biết nói và cho đến tận bây giờ. Từng bữa cơm bữa cháo chúng ta ăn có thể là những dành dụm chắt chiu của ba mẹ đã không ăn để dành cho chúng ta, những lúc chúng ta đau ốm thì chính cha mẹ là người ở bên săn sóc và đem hết tình yêu của cha mẹ để giúp chúng ta chóng qua khỏi, rồi từng bài học đầu đời cũng là cha mẹ dạy và còn nhiều còn nhiều nữa mà ta không thể kể cho hết được.
Còn những em bé mồ côi thì sao? Có những em chưa từng được nhìn thấy cha mẹ của mình dù chỉ là một lần trong đời thì chúng ta có thể dùng từ ngữ hay hành động nào để có thể diễn tả hết những khao khát trong trái tim các em đây. Có những em bé, đã được nhìn thấy những người thân sinh ra mình, nhưng lại vì những hoàn cảnh khắt khe của cuộc đời đã xô đẩy các em từ những em bé có cha có mẹ nhưng bây giờ lại sống trong cuộc sống không người thân.
Hiện nay, trẻ mồ côi đang được chăm sóc theo một mô hình cơ bản như: Sống tại cộng đồng với những họ hàng hoặc sự bảo trợ của bà con; Được nhận làm con nuôi tại các gia đình trong và ngoài nước, sống trong các cơ sở nuôi dưỡng của Nhà nước hoặc tư nhân hoặc sống lang thang không có nơi chốn cố định.
Mỗi phương thức sống ấy bên cạnh những mặt phù hợp và tích cực đều có thể có những mặt trái và tiêu cực do những yếu tố chủ quan hoặc khách quan (xã hội, môi trường sống, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng liên quan , động cơ nuôi dưỡng...)
Trẻ mồ côi dù được nuôi dưỡng ở cộng đồng hay trong các trung tâm, cơ sở, nếu có những người giám hộ tốt, có trách nhiệm và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thì các cháu sẽ có môi trường thuận lợi để sống, phát triển và hòa nhập thuận lợi. Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc, giáo dục các em sẽ rất dễ bị lạm dụng có thể trở thành nạn nhân của những động cơ xấu xa và có nguy cơ vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nhưng chung quy là do quản lí Nhà nước còn nhiều vấn đề bất cập, việc hướng dẫn, kiểm tra, chế tài việc thực hiện còn bị buông lỏng, cơ quan và người quản lý các cơ sở này còn xem nhẹ các quy định của nhà nước hoặc chủ quản, đơn giản khi tổ chức thực hiện, chưa coi trọng tính chuyên nghiệp trong công tác xã hội này, nhiều người tham gia công việc nuôi dạy trẻ mồ côi bằng nhiệt huyết hơn là chuyên môn, nghĩa vụ nên kết quả có phần bị hạn chế, khó đạt hiệu quả nuôi sưỡng cao.
Để khắc phục những hạn chế của các cơ sở nuôi dưỡng, cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về mặt luật pháp cũng như chí đạo thực hiện. Tăng cường nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tính chuyên nghiệp của công tác xã hội và năng lực nghiệp vụ của những người tham gia hoạt động này thông qua công tác đào tạo bồi dưỡng của các cơ quan quản lý. Như vậy các cơ sở này sẽ phát huy tác dụng trở thành phương thức nuôi dưỡng các cháu mồ côi một cách tốt và có hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay.
Có cha, có mẹ, có một mái nhà... là điều tất yếu, rất gần gũi và thân thuộc với mỗi người bình thường nhưng là một ước mơ tha thiết và cũng là nỗi niềm đau đáu của những trẻ mồ côi. Làm sao để giấc mơ ấy trở thành hiện thực là trách nhiệm xã hội thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc.
Việc thành lập các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi là vấn đề cấp thiết ngay lúc này, tạo điều kiện để các cháu trưởng thành, phát triển và tìm cho các cháu một mái ấm gia đình để các cháu bất hạnh này có một cuộc sống ổn dịnh và một tương lai tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là cách thể hiện sự quan tâm của chúng ta đối với trẻ bị bỏ rơi, bị mổ côi.
Trẻ em như con chó, con mèo nhỏ bé, yếu ót, không có khả năng chống lại các mối hiểm nguy từ thế giới bên ngoài. Bất cứ em bé nào sinh ra cũng có các quyền tối thiểu như quyền được sống, quyền được chăm sóc, quyền được bảo vệ... Các con cũng có quyền được cha mẹ bế bồng, nâng niu, được mẹ ôm ấp vuốt ve, được mẹ yêu thương, chăm bẵm, được mẹ nâng giấc.
Ở Hàn Quốc, một quốc gia gần Việt Nam mình thôi, họ phát minh ra những “baby box” (hộp trẻ em) đặt ở khu công cộng. Những bà mẹ nào không thể nuôi con thì mang bé đặt vào trong hộp, hệ thống báo tự động sẽ báo cho người có trách nhiệm biết và mang bé về, tránh những thương vong có thể xảy ra khi mẹ bỏ bé giữa đường. Giá như ở nước mình cũng có những “baby box” ấy, để mỗi ngày chúng ta không còn xót xa trước thi hài những em bé bị bỏ rơi mà không được phát hiện kịp thời...
Ở Việt Nam mình, cũng bao nhiêu người mẹ khắc khoải mong con, đau đớn xót xa khi không giữ được con. Dường như tạo hóa trêu ngươi, người có mà không biết quý, có người trân quý thì mong mãi không được mụn con nào...
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn