Những năm gần đây, các bố mẹ Việt ngày càng quan tâm tới các phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ. Gần như không thiếu một phương pháp nào đang phổ biến trên thế giới bị bỏ qua, từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật cho đến Do Thái.
Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng với các bé bởi vì trẻ cần được phát huy các năng lực tiềm tàng của mình, nên các trò chơi phát triển trí tuệ cũng phải đáp ứng được tiêu chí đó. Các trò chơi của bé đều nhằm mục đích nâng cao trí tuệ, thể lực, đạo đức, phát huy tốt nhất mọi khả năng của bản thân, không lãng phí sức lực một cách vô ích.
Nhà tâm lí học William Glasser tổng kết như sau: “Chúng ta học được 10% những gì đã đọc, 20% những thứ đã nghe, 30% những thứ nhìn thấy, 50% những cái vừa thấy vừa nghe, 70% từ thảo luận, 80% từ trải nghiệm, và 95% những gì chúng dạy lại người khác.”
Cách dạy tốt nhất cho trẻ là để chúng được tự do chơi, hãy để trẻ được trải nghiệm thật nhiều, thay vì những bài học vẹt. Trong những năm đầu đời trẻ cần nhất là sự yêu thương, tình cảm từ bố mẹ và mọi người xung quanh và tự do khám phá thế giới theo cách của mình. Điều này sẽ giúp trẻ cây dựng các kĩ năng xã hội, sự tự tin và trí tưởng tượng – những yếu tố quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện về sau, chứ không cần thiết phải co sự tăng cường về các chương trình giáo dục sớm đang sôi sùng sục như hiện nay.
Một môi trường lí tưởng dành cho trẻ là một môi trường bình thường – là tất cả những gì tự nhiên nhất trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ tương tác. Điều đó có nghĩa là trẻ có thể được sờ, nắm, nếm, ngửi tất cả những gì mà chúng ta thấy trong cuộc sống hằng ngày, như là nghịch nước, chơi với cát, sỏi, chạy trên bãi cỏ, xúc đất, chăm sóc cây, sờ vào chai lọ nồi niêu của bố mẹ, chứ không phải là ngồi học những bài phát triển trí thông minh trong sự nhàm chán, trong khi đụng vào cái gì trong nhà đều bị la mắng, cấm đoán.
Trẻ con luôn thích vui chơi và điều này luôn luôn đúng từ xưa đến nay. Những giây phút vui đùa khi được chơi những trò chơi thú vị, những món đồ chơi hấp dẫn... luôn gắn liền và ghi dấu ấn đối với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ.
Trong xã hội hiện đại, trẻ thường phải học rất nhiều kiến thức mỗi ngày mà những giờ phút vui chơi ngày càng hiếm hoi. Về lâu dài, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lí của trẻ cũng như sự phát triển cả về trí tuệ lẫn tinh thần.
Nhưng nếu bố mẹ biết cách kết hợp khoảng thời gian vui chơi cùng bé vừa dạy cho bé những điều hữu ích và những kiến thức thông qua trò chơi thì những giây phút được chơi sẽ trở nên giá trị và có ý nghĩa hơn mà không làm mất đi sự hào hứng, thích thú của trẻ khi được chơi sẽ trở nên giá trị và có ý nghĩa hơn mà không làm mất đi sự hào hứng, thích thú của trẻ khi được học thêm một điều mới.
Để giờ vui chơi trở thành những giờ học bổ ích, đặc biệt nó còn giúp cho cha mẹ có thể gắn bó với con mình nhiều hơn, Ikids’shop – đồ chơi trẻ em xin giới thiệu một số kĩ năng cơ bản khi chơi cùng với các con.
Trước hết, bạn cần tìm hiểu những trò chơi có thể chơi với con và tác dụng của những món đồ chơi đó trong việc giáo dục và phát triển khả năng tư duy cho con. Nên nhớ rằng kiến thức không chỉ học được qua sách vở, đặc biệt với trẻ em, việc học những kiến thức trong khi chơi sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn. Những trò chơi đó có thể là đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép, các trò chơi vận động ngoài trời...
Bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian khi chơi với con, nhưng điều này nên được duy trì đều đặn và xây dựng thời gian biểu phù hợp cho hoạt động trong 1 ngày của trẻ. Tùy từng độ tuổi của trẻ, bố mẹ sẽ sắp xếp thời gian chơi với con, đôi khi có thể chỉ cần khoảng 15 phút đến 60 phút là đủ. Sắp xếp những trò chơi khác nhau mỗi ngày đem lại hứng thú cho trẻ hơn là chơi đi chơi lại một trò chơi, bố mẹ cũng có thể tạo nên những chi tiết hấp dẫn trong mỗi trò chơi để kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của bé.
Đan xen những trò chơi phức tạp hơn đòi hỏi một vài kỹ năng đặc biệt có ích cho quá trình phát triển của trẻ để bố mẹ có thể cùng bé giải quyết thử thách trong trò chơi. Bố mẹ nên khuyến khích và ghi nhận những thành tựu mà trẻ đạt được và nó sẽ làm cho trẻ tăng sự tự tin khi gặp những trò chơi khó.
Dạy bé bài học về tính tự lập và sự ngăn nắp khi chơi xong mỗi trò chơi, bạn quy định nhiệm vụ của bé sẽ là tự động thu dọn đồ chơi của mình và cất gọn gàng để lần sau có thể chơi tiếp.
Cân bằng giữa trò chơi trong nhà và ngoài trời để bé có thể phát triển một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Bạn có thể tham gia rất nhiều trò chơi ngoài trời cùng con như trốn tìm, chơi thể thao, đi bộ, chạy bộ.
Bố mẹ có thể giới thiệu và cùng chơi với con những trò chơi thời xưa mà bố mẹ hay chơi như nhảy dây, trốn tìm, ô ăn quan, thả diều... để con có hứng thú hơn với những trò chơi dân gian và không còn phụ thuộc quá nhiều vào những món đồ điện tử hiện đại.
Khuyến khích trẻ tăng tính hòa đồng và biết cách chia sẻ với nhiều người khi cho trẻ chơi với bạn bè, đặc biệt là những món đồ chơi thông minh đòi hỏi sự tham gia của nhiều người.
Một trong những điều mà trẻ con thường rất thích đó là được nghe bố mẹ đọc truyện vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào bất cứ giờ chơi nào trong ngày. Để có thể cho giờ kể chuyện thú vị hơn, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ đọc theo hoặc nếu trẻ đã biết đọc có thể đóng vai những nhân vật trong câu chuyện. Hoặc để hấp dẫn hơn bố mẹ có thể chuẩn bị những con rối hoặc thú bông đóng kịch với mỗi câu chuyện và mang lại cho bé nhiều niềm vui hơn.
Dù là cách nào đi nữa thì bố mẹ cũng nên theo sát đảm bảo an toàn cho con mà vẫn có thể mang đến cho con những giây phút vui chơi thú vị. Hãy nhớ rằng sớm thôi con bạn sẽ trở nên lớn hơn và có rất nhiều hoạt động khác của con mà không có sự tham gia của bạn. Vì vậy, hãy dành thời gian quý báu để chơi với con mỗi ngày ngay từ bây giờ.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn