Mỗi khi nghe đến câu hát “ Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay, em múa ca trong ánh trăng rằm”. Trong lòng không riêng các em nhỏ mà ngay cả chính những người lớn như chúng ta cũng thấy rạo rực trong lòng.
Trung thu đang đến gần, không khí nơi đâu cũng nhộn nhịp, người lớn thì chuẩn bị mâm quả, các em nhỏ thì đua nhau khoe đèn lồng. Nhưng trong số chúng ta có ai hiểu được ý nghĩa thật sự hay nguồn gốc của tết trung thu?
Hãy cũng Ikids – đồ chơi trẻ em đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về tết trung thu để các bé phần nào hiểu được vì sao lại có trung thu? Hay tại sao trung thu các bé lại được đi phá cỗ.
Những ngày gần đây thay vì không khí oi bức của mùa hè, chúng ta đã cảm nhận được cái se se lạnh đầu thu. Mỗi khi thu về, hình ảnh chị Hằng, chú Cuội cung trăng những chiếc bánh nướng bánh dẻo thơm nức mùi đặc trưng hương vị lại hiện lên trong tâm trí mỗi người.
Còn gì hạnh phúc hơn khi hằng năm vào ngày nay, gia đình người thân ngồi quây quần bên nhau, cùng nhâm nhi ly trà nóng thưởng thức hương vị bánh trung thu. Chia sẻ cho nhau những câu chuyện của mình. Hay đơn giản chỉ cần nghe mọi người nói chuyện cũng thấy ấm lòng. Thiết nghĩ một năm có bao nhiêu ngày để các bạn ngồi cùng nhau, kể cho nhau nghe.
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi tết trung thu có từ bao giờ chưa?
Người Việt ta ăn tết trung thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713 – 741 Tây lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Phát Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Tại đây, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong các xiêm y đủ màu sắc múa hát. Khi về hoàng cung nhà vua vẫn còn vương vấn cảnh tiên nên đã cho chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục trèo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc dân tình khốn quẫn đã cầu thượng đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ tiếp viện. Sau khi cầu thượng đế, quân lính tìm được khoai môn bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung thu. tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để phù hợp với tính tình phong tục Việt.
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, tết trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì tết Trung thu đã được tổ chức cực kì xa hoa trong phủ Chúa.
Theo sách “ Thái Bình hoàn vũ ký” thì người Lạc Việt cứ mùa thu tháng tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau. Như vậy, mùa thu là mua của thành hôn. Việt nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc muôn vật thảnh thơi, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết trung thu. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu người thân quen và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Nhiều người lại nghĩ tết trung thu vốn dĩ có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, là nền văn minh có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng nước ta. Cứ mỗi khi đến thời điểm này trong năm, khi mùa vụ đã kết thúc và thời tiết trở nên dịu mát hơn, nhất là vào buổi tối, nguời nông dân có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, cũng nhân dịp này người trong làng mới tụ tập lại với nhau vừa là để nghỉ ngơi, cũng nhân dịp sinh nhật này người trong làng mới có dịp tụ tập với nhau vừa là để thưởng trăng, vừa là để trò chuyện. Từ đó người dân hình thành nên thói quen tề tựu với nhau vào mỗi khoảng giữa thu và lâu dần thói quen đó đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc. Sau này, khi người Trung Quốc sang Việt Nam mới biết đến phong tục đó và truyền về nước của họ, rồi lan sang các nước Đông Nam Á khác.
Theo phong tục người Việt Nam, tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám. Việc người lớn uống rượu, thưởng trăng, hát trống quân, trẻ em rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát trung thu, vui hưởng bánh kẹo, hoa quả. Trong thời gian này, người dân thường hay bày mâm cơm cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng (cúng trời đất). Cả hai lần cúng đều sử dụng những loại hoa, loại quả, bánh nướng, bánh dẻo tương tự như nhau.
Khi trăng lên cao trẻ em sẽ vừa múa vừa hát vừa phá cỗ trông trăng, ở hiều nơi còn có tổ chức múa lân, rước đèn nhôn nhịp. Phá cỗ trung thu không chỉ là khi trẻ em được vui chơi và thưởng thức những món ăn riêng mà nó còn ẩn chứa trong đó ý nghĩa sâu sắc hơn: đó là mong ước được tiếp thêm sức mạnh của trời đất, để có thể chống lại thiên tai, là hy vọng về cuộc sống thuận lợi hạnh phúc của người dân. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế tình yêu gia đình lại càng khăng khít. Cũng trong dịp này để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, họ hàng và các ân nhân khác.
Tết trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết thu, dần dần tết trung thu trở thành tết trẻ em hay tết nhi đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Tết trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của yêu thương. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Ngoài ý nghĩa vui chơi, quây quần cho trẻ em và người lớn, tết trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn