Cận thị là một trong những bện phổ biến nhất hiện nay đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cận thị chính là tật khúc xạ ở mắt, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh, không nhìn rõ được vật ở xa như người bình thường, nếu không được phát hiện sớm thì tình trạng bệnh càng nặng thêm, nhưng nhiều gia đình lại không biết được điều đó tới khi phát hiện ra thì đã muộn con trẻ đã bị cận khá nặng.
Tuy bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt do thị giác kém. Chính vì thế, trước hết các bậc phụ huynh cần phải có hiểu biết về chứng bệnh cận thị ở trẻ nhỏ. Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị đề phòng hiệu quả chứng bệnh cận thị này nhé.
Cận thị là một hình thức mắt không nhìn thấy được những vật ở xa ngay từ lúc còn nhỏ khiến các bé gặp khó khăn trong việc nhìn. Hay cận thị chính là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, do nhãn cầu bị dài ra, thay vì tia sáng hội tụ tại đúng võng mạc khiến trẻ bị cận thị chỉ có thể nhìn thấy được những vật ở gần mắt mà không nhìn rõ những vât ở xa.
Tình trạng này dễ dàng được khắc phục với kính mắt phù hợp. Tuy nhiên, mức độ cận thị thường tăng mỗi năm 1D cho đến khi bé lớn. Khả năng nhìn cũng cần phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần và mắt kính phải thay đổi phù hợp.
Bệnh cận thị là căn bệnh về mắt rất phổ biến trong xã hội, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì bệnh cận thị gây nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập sinh hoạt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến cận thị:
Do di truyền: Nếu trẻ có bố hoặc mẹ cận từ 6D trở lên, khả năng di truyền sang trẻ sẽ là 100%.
Do thói quen sinh hoạt không khoa học hàng ngày của trẻ:
Trẻ thiếu hoặc ít ngủ: thiếu ngủ hay ngủ quá ít dễ khiến trẻ bị mắc cận thị từ sớm.
Trẻ đọc sách nhiều, trẻ ngồi học sai quy cách khi để mắt quá gần sách lâu ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn các trẻ khác.
Trẻ xem tivi quá gần.
Học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng
Ngoài ra trẻ sinh non, trẻ có cân nặng thấp khi sinh: hầu hết những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có ân nặng thấp đều bị cận thị ở giai đoạn từ học vỡ lòng đến tuổi thanh thiếu niên.
Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém.
Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1 mét.
Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn thấy rõ chứ.
Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng.
Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ hình, tập đọc.
Cảm thấy mỏi mệt khi lái xe hoặc chơi thể thao.
Nếu bạn gặp những dấu hiệu hoặc triệu chứng tron khi đeo kính hoạc kính áp tròng hãy đi kiểm tra tại các viện mắt uy tín để biết chính xác về tình trạng mắt mình không sao.
Bố trí phòng học cho trẻ đủ ánh sáng, không sử dụng đèn chiếu sáng công suất mạnh hoặc ánh sáng đèn quá tối.
Bàn ghế cho trẻ ngồi học phải được thiết kế đúng quy cách.
Không cho trẻ đọc, viết trong thời gian dài, nên khuyến khích trẻ thư giãn sau mỗi 1 tiếng.
Kiểm soát khoảng cách đọc, viết của trẻ, hướng dẫn trẻ duy trì mức từ 30 – 50cm từ mắt đến mặt sách.
Xem tivi ở khoảng cách ít nhất 2 mét, ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50cm, khuyến khích trẻ nghỉ ngơi sau mỗi 30 – 40 phút.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
Cho trẻ di khám mắt thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các vấn dề phải gặp.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhất là cá nhóm thực phẩm giàu Vitamin A, B2, C, E,...
Không nằm xuống đọc, ầu hết trẻ đều có thói quen nằm trên giường ddeerddocj sách, đọc truyện hoặc nằm ra sàn nhà. Hành động này có sự ảnh hưởng rất lớn với mắt vì khi đó khoảng cách mắt và sách quá gần sẽ gây hại cho mắt của trẻ.
Ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Tránh đọc các sách có phông chữ nhỏ/ mờ, điều này sẽ khiến mắt của trẻ bị mỏi.
Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện của cận thị, cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra để được tư vấn các biện pháp chăm sóc đề phòng cận thị ở mức nặng.
Cắt kính chuyên dụng phù hợp cho trẻ
Cho trẻ đeo kính cận phù hợp với độ cận ở mắt trẻ, để trẻ nhìn xa được rõ hơn tránh việc cố căng mắt nhìn gây cho đôi mứt bị cận nặng thêm.
Việc đeo kính cận giúp trẻ nhìn rõ hơn nhưng không ngăn ngừa bệnh tiến triển, việc thay kính cho trẻ chỉ có thể ngừng lại khi trẻ 25 – 30 tuổi.
Nếu trẻ bị cận thị từ yếu tố di truyền thì không thể thay đổi như ta có thể hạn chế sự phát triển của bệnh.
Cho trẻ đeo kính theo chỉ định của bác sĩ mắt.
Đưa trẻ đi khám mắt định kì 6 tháng một lần để đảm bảo độ kính được sử dụng đúng cách.
Cận thị thường điều trị bằng cách lựa chọn mắt kính phù hợp cho bé. Bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện mắt để kiểm tra mức độ cận thị ở 2 mứt của bé 6 tháng một lần để thay đổi kính cho phù hợp.
Một số gia đình có điều kiện thì nên cho bé điều trị bằng liệu pháp bắn tia laze.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn