Trẻ sơ sinh khóc là chuyện rất bình thường nhưng lại khiến bố mẹ khá lúng túng. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu lại cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Có thể là do bé đói, đòi thay tã, đòi bế hoặc đôi khi các tác nhân bên ngoài như tiếng ồn, người lạ,... cũng có thể làm trẻ sợ hãi và khóc. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu ở trẻ.
Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc và những cách nào giúp trẻ nhanh nín.
Bé nhà bạn có thể phản đối hoặc phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn. Điều này làm bé bực bội và khó chịu, khiến bé cảm thấy bị làm phiền.
Vì thế khi thấy da mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Vì thế bạn sẽ biết được nguyên nhân từ đâu và giúp bé xử lí.
Đó là một trong những lí do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh khóc. Do bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các lần bú của bé quá dài. Tốt nhất các mẹ không nên để bé sơ sinh khóc rồi mới cho bú, bạn nên chú ý theo dõi những dấu hiệu sau chứng tỏ bẻ đang muốn ăn:
Khi đói, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm sữa mẹ.
Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.
Bạn chạm tay nên môi bé, bé sẽ cong môi vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti giả.
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nhu cầu của bé. Một khi bé đã no bụng, bé sẽ ngoan ngoãn nằm chơi hoặc chìm vào giấc ngủ.
Con bạn đang mêt, dù cố gắng nhưng không thể cs một giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian.
Nếu em bé của bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổ, bé sẽ có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối. Điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, nhưng tiếng khóc của bé có thể khiến bạn rất căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh khóc dai dẳng theo giờ cố định thì bạn phải kiểm tra yếu tố bé bị đau bụng.
Nếu em bé của bạn khóc trong hoặc ngay sau khi ăn xong, bạn hãy lưu ý đến vấn đê ợ hơi của bé. Bé bú mẹ có thể nuốt sữa vào không khí vào trong bụng. Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon.
Bạn đừng nghĩ rằng, mặc càng ấm, nhiều áo thì bé càng thấy giống trong bụng mẹ. Điều này sẽ khiến bé khóc và khó chịu vì nóng.
Bạn nên nhớ rằng, trong những tháng đầu đời, cơ thể bé có thể tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì thế bé rất dễ bị lạnh quá hay nóng quá. Bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con bằng cách chạm tay vào trán, chân, gáy.
Ngay sau khi tè dầm hoặc ị ra bỉm, bé có thể cảm thấy bị lạnh, bạn cần phải thay ngay cho con. Ngoài ra, nếu thấy con bị lạnh, bạn hãy kiểm tra lại nhiệt độ phòng. Bé sẽ khóc vì khó chịu nếu cảm nhận được không khí lạnh đang len lỏi xung quanh bé.
Nếu bé không khỏe, bé sẽ khoc với một giai điệu khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn và liên tục hơn.
Nếu bạn cảm thấy có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ mà đưa bé đi khám.
Nếu em bé nhận được quá nhiều sự chú ý và âu ếm từ khách đến thăm, điều này sẽ khiến bé khó chịu. Bạn hãy cho bé được nghỉ ngơi bằng cách bế bé đến một nơi nào đó yên tĩnh.
Nhìn trẻ quấy khóc không ngừng, không chỉ con mệt mà bố me cũng rất vậ vả, khổ sở. Một phần vì lúng túng, một phần vì xót con. Dưới đây sẽ là những mẹo dỗ trẻ nín ngay tức khác, ngăn chặn những giọt nước mắt của bé một cách hiệu quả
Phương pháp da tiếp da luôn mang lại lợi ích tuyệt vời cho trẻ. Masage thường xuyên giúp bé tăng cường tuần hoàn máu, phát triển hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu như đau bụng, cảm cúm, quấy khóc và cũng dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra đây cũng là một biện pháp hữu hiệu để tình cảm của cha mẹ dành cho con cái được gắn bó.
Phương pháp này vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Nhiệt độ phòng ấm vừa phải, bố mẹ cới tã cho con và đặt con lên ngực của mình, để làn da của bé tiếp xúc trực tiếp với làn da của bố mẹ. Tiếp xúc kiểu này sẽ tiết ra một loại hooc môn làm cả bé và bạn đều cảm thấy an tâm, dễ chịu, giải tỏa mệt mỏi, kiểm soát nhịp tim.
Quẫn tã là một trong những cách hiệu quả nhất để dỗ dành bé khi bé đang khóc dai dẳng. Vì thế hãy quấn bé trong tấm chăn ấm, bế ẵm bé vào lòng. Hãy tạo cho bé cảm giác dễ dịu như trong một chiếc tổ. Tuy nhiên nếu thời tiết oi bức, cẩn thân kẻo bé quá nóng. Bên cạnh đó khi quấn phần chân nhớ quấn lỏng để bé vẫn tự do di chuyển được.
Dạ dày các bé sơ sinh nhỏ xíu và vì thế bé cần được ăn thường xuyên. Kể cả khi bé không đói, cho bé ngậm núm vú mẹ cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu và được kết nối.
Khóc là cách duy nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp với bố mẹ. Vì thế, bé khóc thường do bé đang gặp vấn đề ở đâu đó và cần bố mẹ giúp đỡ. Thường xuyên thay bỉm cho bé và bôi kem chống hăm để giúp bé không bị khó chịu, đau rát.
Làn nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Khi bé quấy khóc không ngừng, địu bé trên người là một cách hiệu quả để vừa giữ bé bên cạnh bạn, vỗ về bé mà mẹ vẫn có thể tranh thủ làm những việc khác. Hơn nữa, những chuyển động đều đều sẽ khiến bé mau ngủ và thôi khóc.
Chuyển động nhe nhàng sẽ làm bé bình tĩnh lại. Đôi khi màu sắc tươi sáng, dịu dàng của bầu trời, cỏ cây, hoa lá mang lại cho bé cảm giá khoan khoái mới lạ.
Tùy từng bé khác nhau mà sở thích nghe nhạc cũng khác nhau. Không nhất thiết phải là nhạc của Mozart hat Beethoven, bạn có thể hát cho con nghe. Có bé thích nhạc sôi động, bé lại thích nhạc nhẹ nhàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé nghe tiếng động “trắng”(loại âm thanh phát ra đều đều với tần số thấp). Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tiếng ồn trắng giúp con người tập trung thư giãn và dễ ngủ sâu hơn. Vì những âm thanh này gợi nhớ đến môi trường tử cung mẹ khi bé còn là bào thai.
Nếu các phương pháp trên vẫn không làm cho bé thôi khóc thì đừng chần chừ hãy đưa bé đi khám. Thông thường nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc theo một kiểu khác hoàn tòn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc có thể yếu hơn, liên tục hơn hoặc cấp bách.
Điều quan trọng là bố mẹ cần chú ý tới những bất thường trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bé để kịp thời xử lí.
Bé khóc sẽ làm cho bố mẹ cũng căng thẳng mệt mỏi theo, nhiều lúc cảm thấy mình không đủ thời gian và nghị lực để nuôi con. Nếu bạn đã làm thỏa mãn mọi nhu cầu nhưng bé vẫn khóc, lúc này hãy quan tâm chăm sóc chính bản thân mình để tránh tình trạng quá bực tức.
Đặt bé xuống một nơi an toàn và cho bé khóc một lúc
Gọi người thân để xin lời khuyên
Tự thưởng cho bản thân vài phút thư giản và nhờ ai đó trông bé hộ.
Bật một bản nhạc để thư giãn đầu óc
Hãy hít thở thật sâu
Tự nhắc bản thân mình rằng không có chuyện gì xấu xảy ra với bé, khóc một chút cũng không ảnh hưởng gì đến bé.
Luôn lặp lại với bản thân rằng “ bé luôn lớn và sẽ không còn thói quen này nữa”
Cho dù bạn làm gì đi nữa đừng bao giờ thể hiện sự bực dọc bằng việc phát vào mông bé. Luôn ghi nhớ rằng khi bé được 8 đến 12 tuần tuổi bé sẽ ngoan hơn rất nhiều và những trận khóc sẽ không còn nữa.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn