Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

TÌNH TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Thứ sáu - 21/08/2015 03:23
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác khác nhau.
TÌNH TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Vì thế mà con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữa, không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và ngược lại.

Khái niệm Bạo lực học đường

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bạo lực học đường.
Ví dụ như ở nước ngoài, ngoài thuật ngữ bạo lực học đường người ta thường nói tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bảo lực học đường và thậm chí nhiều lức còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng lời nói, ẩu đả, đánh, bắn... Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất, tuy nhiên với những định nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với học sinh, giáo viên hoặc người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục, ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vì khác có thể gây ra những tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.

 

do choi tre em (2)

 

Nguyên nhân

Từ phía gia đình

Hầu hết các em thường xuyên gây gổ đánh nhau là những học sinh cá biệt, thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình. Bố mẹ chỉ chăm chú vào công việ làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên. Cũng có trường hợp gia đình ít con cái nên chiều chuộng quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em mình.

Từ xã hội

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết những pha kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh trong bạo lực gia đình và ngoài xã hội.
Từ phía nhà trường. Không thể phủ nhận rằng, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là hạn chế chung của ngành giáo dục. Bên cạnh đó, áp lực, chương trình học tập nặng nề hiện nay cũng đang là mối quan tâm cần giải quyết. Học sinh hầu như không có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, đội nhóm, nhằm rèn luyện kĩ năng, trau dồi nhân cách.

Từ phía học sinh

Do bị tác động từ xã hội và bạn bè lôi kéo. Bên cạnh đó, nguyên nhân về tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ hiếu, nhẹ về dạy người, đạo đức dần bị bỏ quên. Các bạn học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế tâm lí. Cùng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bồng bột, bốc đồng. Mang trong mình cái tôi quá lớn. Nhiều quan trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này qua ngày khác, người này sang người khác.
Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả

do choi tre em (6)
 

Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng nề phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình. Những đứa trẻ về bạo lực nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp... Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó với những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ em bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài đến hết cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Nghiêm trọng hon là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Khoongc hỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lí, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tử tự, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhạn thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng mà  khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hnahj cho cuộc sống của nạn nhân.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lí lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lí có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỉ luật. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá và các loại ma túy.

Ảnh hưởng đến gia đình

do choi tre em (3)
 

Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường cử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở lên căng thẳng hơn nếu cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lí và giáo dục con cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.

Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em giải quyết mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây tổn thương thể chất hoặc tâm lí cho nạn nhân, và gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lí cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.
Ngoài ra những hành vi bạo lực của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, nhà trường, ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô giáo. Cũng không quên nói tới hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự của giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không cao.

Ảnh hưởng đến xã hội

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những nghi lễ, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những nghi lễ, phép tắc đó mà xã hội luôm được ổn định. Những nét văn hóa đấy đã ăn sâu vào trong tâm thức  của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo kinh tế thị trường, cùng với đó là xu hướng toàn cầu hóa, đất nuocs mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Giờ đây có những bạn ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng, bạn bè đánh đấm, đam chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động đấy càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội. Những vụ bạo lực học đường khoongc hỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh cũng có thể là hành vi đánh hội đồng và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ.
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực  học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.

Một số kĩ năng cơ bản

do choi tre em (4)
 

Gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành  nhân cách cho trẻ en. Để phòng tránh bạo lực học đường hiệu quả từ trong gia đình thì trước hết mỗi bậc cha mẹ cần phòng tránh bạo lực từ trong gia đình của chính mình. Điều cần thiết là cha mẹ cần nghiêm túc ý thức về sự ảnh hưởng của sinh hoạt gia đình đến với con cái. Cha mẹ là hình mẫu về cách sống yêu thương, chan hòa không chỉ yêu thương con cái, cha mẹ cần thể hiện tình yêu thương với nhau, với người khác cho con cái noi theo. Tuyệt đối không nên gây xích mích bạo lực trong gia đình.

Kĩ năng để con cái phòng chống bạo lực học đường

Hạn chế hết sức việc cho con xem phim hoạt hình và các chương trình có hoạt động đánh nhau. Hãy để trẻ thường xuyên đọc sách, tranh ảnh về thiên nhiên, động vật, vũ trụ... làm trẻ tăng hứng thú khám phá và yêu thích thế giới tự nhiên. Đó là cách để sáng tạo cái mới và xây dựng tình yêu thương với nhân loại.
Rèn luyện cho con những thói quen chia sẻ với bạn bè. Hầu như cha mẹ ngày nay, khi con còn nhỏ thì quá mức luôn chiều, đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Vì vậy, con trở lên ích kỉ, chỉ biết nhận và không muốn chia sẻ với các bạn khác. Để trẻ rèn được thói quen này thì cha mẹ cần làm gương, chính cha mẹ phải biết chia sẻ, yêu thương không vụ lợi phải công bằng, minh bạch để trẻ noi theo.
Hình thành cho con kĩ năng tự vệ, chăm sóc bản thân khi cần thiết, biết tránh xa bạo lực. Cha mẹ thông qua những trải nghiệm thực tế của con ở nhà trường, gia đình mà phân tích, hướng dẫn cho con biết đâu là đúng, sai, vì sao. Đặc biệt, đối với những bạn quá hiếu động, nóng nảy thì cha mẹ tìm cách thay đổi hoạt động cho con thay vì hoạt động chân tay như chơi thể thao, nghệ thuật... để con cũng được giải tỏa sự hiếu động mà lại bổ ích. Không nên để tính hiếu động của trẻ phát triển quá tự do, gây tổn thương đến người khác và bản thân.
Cha mẹ cần nắm được đặc điểm tính cách của con, những mối quan hệ bạn bè của con. Thường xuyên tâm sự để hiểu con cần gì, có thể làm được gì để hài hòa giữa mong muốn, kì vọng của cha mẹ với mong muốn, khả năng của con. Trách gây cho con áp lực về học tập hay áp đặt về việc học việc chơi... có thể làm con chống đối bằng nói dối, tự thu mình, xa cách bố mẹ.

Kĩ năng xử lý, khắc phục hậu quả của bạo lực học đường

Trẻ bị bạo hành học đường thường là những trẻ yếu đuối về thể chất và tinh thần, nhút nhát, kém giao tiếp hoặc có thể là bất kì đối tượng nào. Khi con cái bị xâm hại do bạo lực, nhiều cha mẹ đôi khi thường phản ứng bằng mắng nhiếc, đổ lỗi cho con hoặc khuyên con mạnh dạn chống lại hoặc khuyên con nên tránh xa bạn bè... Những ứng xử đó của cha mẹ là hoàn toàn không nên. 
Việc cần làm trước tiên là động viên, an ủi khi trẻ bị bạo hành. Chia sẻ, tâm sự, quan tâm đến con nhiều hơn để con cảm thấy an tâm và hiểu được nỗi khổ của con để cùng con giải quyết khí khăn. Giúp con lấy lại niềm tin, sự tự tin khi đến trường lớp. Hướng dẫn con cách ứng xử, giao tiếp thích hợp, tìm đến giải pháp hòa bình khi xảy ra xô xát, tranh chấp với bạn bè. Cách tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè và người lớn khi rơi vào tình huống khó khăn nhất.
Tùy vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, cha mẹ cần tìm hiểu về môi trường học tập của con, sự hòa nhập của con trong lớp học để giúp con có môi trường phát triển tốt nhất, có thể nghĩ đến những biện pháp chuyển trường, chuyển lớp khi cần thiết. Đồng thời, nếu trẻ có những vấn đề nặng hơn về tâm lí, cha mẹ cần tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lí, giáo dục.
Khi con có hành vi bạo lực học đường thì hầu hết các trường hợp, cha mẹ sẽ trách mắng thậm chí đánh đập con khi gây lên hành vi bạo hành người khác. Thực chất trẻ gây bạo lực học đường bản thân cũng có nhiều vấn đề về tâm lí, tình cảm phức tạp, cần được giải tỏa, chia sẻ. Chính trẻ mới cần được sự quan tâm, chia sẻ. Sự quan tâm, yêu thương của gia đình mới cần thiết chứ không nên đổ lỗi, dày vò trẻ.
Trước hết cha mẹ cần bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm hiểu lí do vì sao trẻ làm thế, phân tích để trẻ nhận thức ra sai lầm của mình, hậu quả mà mình gây ra cho người khác, cho gia đình là gì. Đó là cách để trẻ tự nhận ra lỗi lầm của mình và nhận được sự bao dung của mọi người trẻ sẽ sửa chữa sai lầm và thay đổi. Để hành vi không tái phạm, cha mẹ cần quản lí tốt ơn những hoạt động của con để có cách can thiệp kịp thời. Với những trẻ có nhiều vấn đề tâm lí khó nói, cha mẹ có thể giúp con tìm đến những chuyên gia tư vấn tâm lí để cùng tìm cách giải quyết.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây