Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

BÉ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN

Thứ tư - 09/12/2015 22:22
Ngay khi sinh ra, bố mẹ đã có gắng tạo ra môi trường an toàn cho bé. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình như chạy, nhảy,..
do choi tre em (1)
do choi tre em (1)

Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người hiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kĩ năng để xử lí cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
Ngay khi sinh ra, bố mẹ đã có gắng tạo ra môi trường an toàn cho bé. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình như chạy, nhảy,... việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kĩ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc tranh bị cho trẻ những kĩ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
Hãy cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tìm hiểu những kĩ năng cơ bản bảo vệ bản thân mà trẻ nhỏ nên được học nhé.

Kĩ năng bảo vệ bản thân là gì?

do choi tre em (2)
 

Kĩ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kĩ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Những kĩ năng bảo vệ bản thân

do choi tre em (4)
 

Ba mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Hãy dành thời gian để lắng nghe thảo luận những câu hỏi của bé. Ngay khi trẻ biết nói hãy dạy bé những kĩ năng bảo vệ bản thân  giúp bé phát triển một cách tốt hơn.

Hãy dạy trẻ cách thành thực

Hãy dạy trẻ phân biệt được thế nào là ba hoa nói dối và báo cáo đúng mọi việc với ba mẹ. Ba hoa là khi trẻ cố tình nói gì đó để người khác gặp rắc rối, còn ngược lại là đúng sự thật với người lớn vì an toàn bản thân hay của người khác.
Nói với trẻ khi nào nên giữ bí mật và khi nào không, bí mật nào là tốt và không tốt. Ví dụ như ba và trẻ cùng bí mật đi mua quà cho mẹ, khi đó trẻ không được nói mẹ biết cho đến lúc tặng quà, đó là tốt. Cảm giác về bí mật tốt cũng gần giốn như cái ôm an toàn: đăc biệt, phấn khích vui vẻ,... Còn về bí mật xấu thì cần nói ngay với ba mẹ. Kẻ xấu có thể dụ dỗ yêu cầu trẻ giữ bí mật hay đe dọa để trẻ giữ im lặng về chuyện gì đó. Khi đó trẻ sẽ thấy giống như cái ôm không an toàn vậy. Không thoải mái lo sợ khi có ai biết chuyện, lo trốn tránh thấy cô độc và sợ bị phạt. Hãy tập cho trẻ biết dù ai đó có nói gì đi nữa, nếu trẻ thấy không ổn thì hãy luôn nói ba mẹ biết, ba mẹ sẽ không trách phạt trẻ chút nào.

Không nói chuyện với người lạ

do choi tre em (3)
 

Nhận thức được những tình huống với người lạ là điều rất quan trọng liên quan đến sự an toàn của trẻ. Cha mẹ cần phải nói chuyện với trẻ về chủ đề này để giúp con nâng cao hiểu biết và kĩ năng xử lí tình huống, chứ không phải đe dọa chúng. Không để cho người lạ ôm hôn hay chạm vào mình. Cần biết cắt đuôi nếu thấy có dấu hiệu bị theo dõi.

Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ

Ngay cả khi họ nói sẽ giúp bé tìm đường về nhà. Nếu bé lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng lại một chỗ chờ một lúc không thấy cha mẹ đến, bé hãy đến nói với cacschus bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa, sau đó ngoan ngoãn đứng đó chờ bố mẹ đến.

Nếu bị lạc cha mẹ

Nguyên tắc đầu tiền bé cần làm là bình tĩnh, không khóc lóc hay chạy lung tung mà đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay lại đây tìm bé. Trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện thoại của người đi đường hoặc chú công an.

Không nhận quà bánh, đồ chơi từ người lạ

do choi tre em (5)
 

Để đề phòng những món quà bánh kẹo có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn sẽ bị trúng mưu kẻ xấu. Cha mẹ nên dạy bé không nhận bất cứ món quà nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng :” Bố mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó, bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đừng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.

Khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón

Để tránh trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cầnđược dạy trẻ không tin tưởng người lạ, kể cả người nhận là bạn của cha mẹ, thậm chí biết cả tên cha mẹ và tên của bé. Trường hợp nhận ra họ hàng trong xóm hay người quen thì bé hãy vào trường báo cho cô giáo biết rồi nhờ cô gọi cho bố mẹ xác minh xem đúng là họ được nhờ đến đón không.

Kĩ năng cơ bản về việc xác định hướng

Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời, nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kĩ năng này bằng cách cho phép chúng dẫn  đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay trở lại bãi đỗ xe hoặc xung quanh khu phố khi đi dạo cùng bạn.

Hiểu biết về nơi mình ở

Bé cần biết phải làm quen với hàng xóm của chúng cũng như các khu xóm lân cận trong các trường hợp khẩn cấp.
Địa chỉ và số điện thoại của nhà mình
Bạn có thể nghĩ rằng con bạn biết địa chỉ của gia đình và số điện thoại của bố mẹ vì đã có những lần chúng ghi nhớ và học thuộc lòng. Vì thế bạn nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn.

Đặt tình huống cho trẻ thực hành

Bố mẹ hàng ngày nên cùng con chơi những tình huống, sắm vai, bố mẹ hãy đó con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn. Cha mẹ đều có thể biến những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp con hiểu trong tình huống đó nên làm gì. Vì sao bạn đó bị như thế?
Dù bận rộn thế nào, hàng ngày cha mẹ cũng phải dành thời gian để trao đổi, lắng nghe trẻ nói, trao đổi với trẻ những điều đang xảy ra trong cuộc sống, chia sẻ cảm xúc và cảm nhận cùng trẻ.
Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kì quan trọng nên bố mẹ phải bắt tay ngay, thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi việc xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Để dạy được con, cha mẹ cần kiên nhẫn từng ngày, rất kì công chứ không chỉ là dặn dò suông.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây