Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store
Đồ chơi thông minh i-kids - Thế giới đồ chơi gỗ cho bé - I-kids Store

I-kids - Website đồ chơi thông minh cung cấp đồ chơi trẻ em giá sỉ với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi thông minh | Chất lượng | An toàn cho bé

THẤT BẠI LÀ MẸ CỦA THÀNH CÔNG

Chủ nhật - 13/12/2015 22:46
Đại đa phần, các bé khi chơi với bạn, thắng thì không sao nhưng nếu bị thua là con lăn ra khóc, ăn vạ và thậm chí bỏ chơi.
do choi tre em (1)
do choi tre em (1)

Sẽ là một thiệt thòi lớn cho con nếu không được bố mẹ dạy cho cách đối diện với những thất bại. Đại đa phần, các bé khi chơi với bạn, thắng thì không sao nhưng nếu bị thua là con lăn ra khóc, ăn vạ và thậm chí bỏ chơi. Nhận thức được tâm lí sợ thua của con có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần thi đua, vượt qua khó khăn của con sau này, hãy dạy trẻ cách đối mặt với thách thức, thất bại.
Vậy cha mẹ cần làm thế nào mới giúp trẻ có dũng khí đối diện với thất bại? Hãy cũng Ikids – đồ chơi trẻ em chia sẻ tới các bậc phụ huynh một số lời khuyên hữu ích cho vấn đề này nhé.
Một trong những  bài học phổ biến mà ta thường truyền đạt lại cho con là sự bền bỉ, không bỏ cuộc trước khó khăn. Kĩ năng để biết khi nào cần bỏ cuộc và nên chấp nhận thất bại như thế nào là những bài học mà mộtđứa trẻ cần phải được dạy từ sớm.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con sợ thua

do choi tre em (2)
 

Tùy theo từng hoàn cảnh, môi trường sống mà con sẽ có những lí do sợ thua của riêng mình. Tuy nhiên, hầu hết các con sợ thua bởi vì nếu thua, con sẽ bị bố mẹ, anh chị hay bạn bè trêu chọc.
Một lí do khác, đó là từ nhỏ vì được người lớn chiều, luôn nhường cho thắng nên các bé lầm tưởng mình là giỏi nhất, là người luôn chiến thắng. Vì vậy, khi ra ngoài chơi với các bạn, bị thua con chưa chuẩn bị tâm lí nên cảm thấy sốc. Ngay cả khi là một cá nhân ưu tú, luôn thắng trong nhiều trò chơi hay giành giải trong học tập đi chăng nữa, bố mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lí cho con đối mặt với thất bại.

Cùng con chia sẻ tâm trạng sau mỗi cuộc chơi

do choi tre em (3)
 

Sau mỗi lần con tham gia thi đấu thể thao, thi đua các môn học ở trường dù kết quả có thế nào đi nữa, bố mẹ nên cùng con chia sẻ một cách thẳng thắn. Nếu con là người chiến thắng, bố mẹ hãy chỉ cn chia sẻ niềm vui chiếng thắng bằng cách biết tôn trọng người thua cuộc, không tự kiêu ngạo mạn. Nếu con thua bố mẹ không nên tỏ ra cay cú, tức giận ròi trách mắng con mà hãy để cho con gặm nhấm thất bại một lúc rồi hãy ở bên con. Sau đó, cũng chính bố mẹ là người động viên con, truyền cho con cảm hứng để tiếp tục tham gia vào cuộc thi khác, tự tin vào bản thân chứ không bị chìm đắm vào cảm giác thua cuộc quá lâu.

Để trẻ có tinh thần trách nhiệm hơn

do choi tre em (3)
 

Trẻ rất hi vọng được người khác tín nhiệm, những lời nói, việc làm của trẻ đều hi vong có được sự đánh giá và khen ngợi. Muốn trẻ có tinh thần trách nhiệm, cần để trẻ thông qua hành động của mìnhđạt sự tin tưởng của người khác. Muốn bồi dưỡng tinh thần này cho trẻ, cha mẹ nên để trẻ tự chọn một việc làm nào đó, sau đó nói với trẻ “ Đây là lựa chọn của con, con cần tin tưởng vào bản thân mình, chắc chắn con sẽ làm tốt”.

Cổ vũ trẻ thay đổi mạnh dạn nói, manh dạn làm

Nếu tìm ra nguyên nhân thất bại, nếu có thể thay đổi, cha mẹ nên cổ vũ trẻ tìm một vài biện pháp thay dổi, sau đó thử làm và cảm nhận hiệu quả.
Ví dụ, nếu do tính ẩu đoảng của trẻ khiến trẻ làm sai toán, trẻ cảm thấy thật buồn và không phục, hơn nữa khó có thể tha thứ cho bản thân. Cha mẹ không nên có cùng ý nghĩa này với trẻ, vì cẩu thả cũng là một thói quen xấu, nó phản ánh trẻ nông nổi, thiếu tính kiên nhẫn, học hành chưa nghiêm túc. Có rất nhiều cách thay đổi tính cẩu thả. Cha mẹ có thể dựa vào đặc điểmcủa trẻ thay đổi tật xấu, thói quen xấu của mình.

Để trẻ học cách khen ngọi người chiến thắng

do choi tre em (4)
 

Một số cha mẹ vì muốn nựng con, có lúc cố tình hạ thấp đứa trẻ khác hoặc tỏ ra bất mãn với kết quả trò chơi. Những hành động nhỏ này của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến thái độ nhìn nhân thất bại của trẻ. vì thế, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thừa nhận chiến thắng của người khác, sau đó phân tích cho trẻ hiểu vì sao họ thắng lợi, điều quan trọng là để trẻ nói ra nguyên nhân chiến thắng của người khác. Sau khi con trưởng thành, chúng sẽ gặp phải rất nhiều cạnh tranh, sẽ học được cách từ tốn, bình tĩnh đối mặt với các cuộc cạnh tranh và biết ngưỡng mộ, khâm phục đối thủ của mình.
Khi trẻ đang phải đối mặt với một thách thức làm trẻ thấy khó chịu nhưng vì lí do nào đó khiến trẻ không muốn bỏ cuộc, đó là lúc chúng ta cần phải vào cuộc.
Hãy ngồi lại với con, bàn bạc về thử thách này, giúp trẻ so ánh giữa công sức trẻ cần phải bỏ ra để chiến thắng và kết quả sẽ nhận được, từ đó để trẻ tự quyết định liệu có nên tiếp tục hay từ bỏ, cũng đừng bày tỏ thái độ buồn chán, thất vọng mà hãy tìm cách khuyến khích trẻ tìm đến các thử thách mới.
Tuy nhiên trong cuộc sống của chúng ta, do năng lực chịu đựng của một số trẻ kém, không chịu nổi thát bại, khi làm bài không tốt là nản chí, chán nản, trở nên bất cần, bỏ cuộc, mất đi niềm tin vào bản thân. Tại sao những đứa trẻ ấy lại yếu đuối như vậy? Trẻ ngày nay sinh ra vào thời đại kinh tế phát triển, gia đình hiếm muộn con cái, từ nhỏ đến lớn sống trọng sự chăm sóc lo lắng của cha mẹ, không va chạm với cuộc sống. Cha mẹ quá bao bọc, chiều chuộng khiến trẻ không trải nghiệm khó khăn, vất vả, từ đó tước mất cơ hội và quyền rèn luyện của trẻ, hình thành cá tính yếu đuối, sống dựa dẫm, ỷ lại.
Muốn trẻ trở thành người kiên cường, có kinh nghiệm nếm trải thất bại, thành công trong sự nghiệp sau này, cha mẹ nên kịp thời điều chỉnh thái độ cuarcon cái, cổ vũ, ủng hộ con, để trẻ tích cực nhìn nhận thất bại của mình, bồi dưỡng dũng khí, sự tự tin và khả năng chấp nhận thất bại cho trẻ.
Hãy để trẻ biết rằng “ THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG”

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây