Một số bé bây giờ vẫn gặp khó khăn với việc phát âm. Ở tuổi lên 5 này, chuyện bé nói ngọng những từ bắt đầu bằng phụ âm L, R, S, Th, Tr,... vẫn được coi là bình thường, vì những âm này đòi hỏi các cơ vận động phức ạp hơn. Hầu hết trẻ con sẽ tự hết ngọng khi lên 7 hoặc 8 tuổi.
Nói lắp cũng không phải chuyện gì lạ lùng. Việc này thường xảy ra bởi miệng của con không theo kịp với dòng suy nghĩ nhanh nhạy trong não, khiến bé nói lặp lại nhiều lần những từ và âm thanh đã phát ra. Khi con mệt hoặc phấn khích, bé thậm chí gặp khó khăn trong việc phát âm chính xác. Hầu hết trẻ sẽ tự hết nói lắp khi lên 6 tuổi.
Hãy giúp con rèn luyện và củng cố các khả năng ngôn ngữ bằng cách thường xuyên trò chuyện và đọc sách cho bé. Bạn đừng cố kết thúc câu giúp con hoặc hối thúc bé vì sẽ khiến con thêm lúng túng và xấu hổ chứ. Đừng trêu chọc hoặc nhại lại con, mà thay vào đó hãy uốn nắn con một cách tự nhiên trong khi trò chuyện.
Cùng Ikids – đồ chơi trẻ em tìm hiểu nguyên nhân và cách hướng dẫn các bé hết ngọng nhé.
Nếu con nói ngọng, làm cách nào để sửa tật nói ngọng cho con?
99,9% trẻ nói ngọng trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi, vì vậy khi con nói ngọng, cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Cùng với sự phát triển của cơ thể, các bộ phận, chức năng của bé sẽ hoàn thiện theo thời gian.
Nói ngọng là cách phát âm không bình thường so với cách cộng đồng vẫn nói. Để sửa tật nói ngọng, vai trò của nhà trường rất quan trọng. Trước hết phải để bản thân trẻ nhận thức được cách nói đấy là sai, nghe buồn cười, phải tập phát âm lại nhiều lần để uốn nắn lại...
Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe.
Nếu có trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng.
Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ
Nói ngọng sinh lí: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi,...
Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.
Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ của riêng trẻ.
Cha mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.
Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.
Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
Bên cạnh đó cũng cần phải có sự phối hợp từ cộng đồng (gia đình, xã hội). Nếu chỉ cô giáo sửa lỗi ở trường thì chưa đủ nếu về nhà ông bà, bố mẹ không lưu ý sửa. Áp lực của cộng đồng nhiều khi rất lớn. Nó có thể làm mất đi các kĩ năng ngôn ngữ mà trẻ học được từ lớp học. Bởi cộng đồng mới là môi trường sinh ngữ chính của trẻ.
Bên cạnh đó cần giúp trẻ tránh các tác nhân hình thành nói ngọng như
Các cơ hàm yếu
Các cơ má và lưỡi
Bệnh dị ứng, cảm lạnh và viêm xoang
Cha mẹ phát âm không chuẩn
Giúp bé thoải mái, thả lỏng người và bình tĩnh khi nói
Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng
Dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.
Nói chuyện, hát cho bé nghe dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt cước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.
Với những từ bé bị ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.
Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng
Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.
Tâp chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dưa trên 4 nguyên tắc chính:
Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sư tâp trung vào bài tâp của trẻ hạn chế. Nếu bài tâp dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tâp trung bằng tai, nghe âm thanh đúng của âm đươc luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2 – 3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày.
Giám sát bằng ai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức ràng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biêt thế nào là âm đúng.
Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập.
Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.
Giai đoan đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà.
Ngọng là một bệnh có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.
Các bậc cha mẹ cần phải kiên trì dạy bé cách phatsaam, đọc cho chuẩn không nên thiếu kiên nhẫn nôn nóng.
Nếu nghi ngờ bé nói ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lí, cần đưa con đi khám ngay.
Chúc các mẹ thành công!
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn