Khi mang thai lần đầu, chúng ta tự hào thông báo với cả thế giới rằng mình sắp lên chức. Khi mang thai lần thứ hai, bạn sẽ nói với con yêu của mình rằng, chúng sắp được lên chức. Không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng chấp nhận mình sắp làm anh, làm chị. Bởi việc lên chức đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải chia sẻ tình yêu thương.
Nếu con bạn ghen tỵ với em bé mới sinh, điều đó hoàn toàn tự nhiên. Thật lòng mà nói thật khó tin có đứa trẻ nào trên thế giới này lại không cảm thấy đôi chút tị nạnh với đứa em vừa mới chào đời của mình. Mục tiêu của mẹ là giúp bé kiểm soát được sự ghen tị ấy để tình cảm anh chị em ruột thịt được nảy nở và đơm hoa kết trái.
Trong quá trình mang thai, bất cứ điều gì mẹ có thể làm để chuẩn bị tinh thần cho bé đều sẽ rất hữu ích. Mục tiêu của mẹ là giúp bé cảm thấy hào hứng với em bé và cảm nhận được mối liên kết vô hình ngay cả khi em bé chưa chào đời.
Sau đây, Ikids – đồ chơi trẻ em sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp cha mẹ chuẩn bị tốt tâm lí cho con khi nhà có thêm thành viên mới.
Bạn có thể báo cho con biết rằng nhà mình sẽ đón thêm một thành viên mới trong vòng vài tháng tới khi chắc chắn mình đã mang thai.
Và trong suốt 9 tháng thai kì không ngừng nói về việc em bé đang lớn lên trong bụng mẹ để trẻ thực sự cảm nhận dần sự có mặt của một thành viên nữa trong gia đình.
“ Mẹ sẽ không bao giờ hết yêu thương con, dù con có bao nhiêu đứa em đi nữa thì mẹ sẽ yêu tất cả các con như nhau”. Đó là điều tre muốn bạn khẳng định sau khi thông báo cho trẻ biết mình sắp lên chức.
Sự ghen tỵ của trẻ sẽ lớn dần lên cho đến khi em bé ra đời. Vì vậy, ngay từ khi đang mai, bạn nên dạy trẻ học cách chia sẻ, không chỉ là tình yêu của cha mẹ mà còn cả không gian sống và tình yêu của trẻ.
Điều quan trọng là bạn luôn khẳng định cho trẻ thấy vị trí của bé sẽ không thay đổi khi có thêm em bé.
Hãy cho trẻ tham gia cùng
Con bạn thấy cha mẹ luôn bận rộn để chuẩn bị đón em bé và có cảm giác bị bỏ rơi nên bạn hãy cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị đón thành viên mới. Ví dụ như khi chuẩn bị phòng cho em bé hãy hỏi ý kiế trẻ về màu sắc, các vật dụng trang trí.
Và tất nhiên, đừng ngần ngại sử dụng những đồ dùng cũ của trẻ để trang trí phòng cũng như chào đón sự ra đời của em bé bởi đó sẽ là cơ hội để bạn giải thích với con nhiều điều bổ ích.
Hãy chỉ cho trẻ thấy những đứa bạn cùng tuổi với trẻ có anh, chị em đã vui như thế nào. Kể cho con nghe về những kỉ niệm của mình về thời thơ ấu bên các anh chị em, rằng mọi người đã chơi đùa, đã cãi nhau, giận nhau và quan tâm đến nhau như thế nào.
Cho con xem những cuốn sách về sự ra đời của một đứa trẻ và dần trẻ sẽ cảm thấy thân thiết hơn với em bé.
Khi chuẩn bị đi sinh, bạn không nên gửi con cho người thân mà hãy để con ở lại với bố. Việc giữ trẻ cho người khác sẽ khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi hay cha mẹ đang giấu diếm mình điều gì đó.
Con bạn có thể muốn ở bên mẹ và nhìn em bé được sinh ra và cùng bố chuẩn bị cho em bé. Giải thích cho con hiểu điều gì đang xảy ra và cho con biết vì sao mẹ phải ở lại bệnh viện cùng những việc bố con mình sẽ phải làm trong thời gian này.
Nếu mẹ đột nhiên mất tích và trở về với một em bé trên tay, hẳn không bé nào cảm thấy dễ chịu được đúng không? Vì vậy, khi từ bệnh viện về nhà, mẹ nên để bố ôm em bé vào nhà, còn mình sẽ đi thẳng đến bé, siết chặt bé vào lòng và ôm hôn thật nồng ấm.
Bố mẹ hãy luôn cân nhắc đến những điều tuyệt vời về vai trò của bé và sự đóng góp của bé trong gia đình.
Bố mẹ nên thường xuyên nói về vai trò và sự đóng góp đặc biệt của từng thành viên trong gia đình. Mỗi gia đình đều cần sự chung sức của từng thành viên để trở thành một khối yêu thương gắn kết.
Giữ cho mối quan hệ giữa mẹ và bé luôn gần gũi và gắn bó, tránh những xung đột về quyền và hạn chế mọi mâu thuẫn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần duy trì những giới hạn thường lệ để bé cảm thấy an tâm.
Đọc sách cho con
Cùng bé đọc sạch những quyển sách viết về tình cảm giữa anh chị và em nhỏ sẽ là bước khởi đầu để mẹ quan sát những cảm xúc của bé. Ngoài việc cung cấp cho con vốn từ thể hiện cảm xúc của mình, mẹ nên khuyến khích sự gắn kết đồng thời cũng giúp bé chia sẻ về những cảm xúc tiêu cực.
Mỗi ngày, mẹ nên cố gắng dành nhiều thời gian riêng cho từng đứa con của mình. Mỗi khi có người lớn nào khác bên cạnh, mẹ nên nhờ họ bế giúp em bé và dành thời gian nựng các bé. Nếu không rảnh tay, mẹ có thể dùng giọng nói của mình để giữ kết nối với bé.
Bé sẽ rất buồn khi mất đi mối quan hệ độc quyền với mẹ, mất đi vị thế con một trong nhà, mất đi thời gian và sự chú tâm độc tôn mà mẹ từng dành cho bé. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay cáu bẩn , mẹ hãy điều chỉnh cách đối xử với bé.
Bé cần mẹ giúp bé vượt qua cảm giác buồn bã này. Vì thế khi bé tỏ ra cáu kỉnh hay thiếu thốn tình thương, hãy ôm bé vào lòng, an ủi.
Các nghiên cứu cho thấy khi bố mẹ khuyến khích trẻ xem em bé như một con người thực thụ với những cảm xúc riêng mình, trẻ sẽ dễ dàng yêu thương và bảo vệ em nhiều hơn. Thường xuyên trao đổi và hỏi ý kiến của con về em bé.
Được làm mẹ là một thiên chức vô cùng hạnh phúc. Dù là con đầu hay con thứ hai, thứ ba,... đi chăng nữa hãy luôn nhớ rằng con nào cũng là con, không nên phân biệt đối xử với một khoảng cachsquas xa. Như thế các bé sẽ dễ đi lầm đường lệch hướng.
Chúc các mẹ thành công!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn