Các bậc phụ huynh luôn đau đầu suy nghĩ mà không tìm được giải pháp nào hiệu quả. Ikids – đồ chơi trẻ em mách nhỏ các mẹ một số mẹo cực kì đơn giản mà hiệu quả đến bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nói chuyện với con về những gì ba mẹ nghe hoặc thấy, nhất là những điều ba mẹ thấy thú vị.
Mỗi này ba mẹ nên dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với con về mọi thứ trong ngày.
Chia sẻ sở thích cùng con. Bố mẹ nên chia sẻ những gì mình yêu thích với con cũng như lắng nghe ngược lại. Để con thích học thì ba mẹ đừng bao giờ bắt con học hay làm theo những gì chỉ thuộc về mong muốn của cha mẹ mà lại không gợi được niềm hứng thú cho con. Bất cứ điều gì con thích, từ các môn học, nhạc cụ, thể thao,... thì ba mẹ đều hãy ủng hộ và giúp con theo đuổi trong khả năng có thể của gia đình.
Luôn nhớ rằng người thầy tốt nhất của con chính là ba mẹ. Trường lớp, sách vở, các hoạt động giáo dục cũng không thể nào thay thế vị trí của ba mẹ trong việc dạy bảo con cái. Ba mẹ mới chính là nơi truyền cảm hứng học hành tốt nhất cho con. Hãy cùng con tham gia nhiều các hoạt động, trò chơi để con thấy mình được quan tâm và gần gũi với ba mẹ hơn.
Bản thân cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực vì rất nhiều hành vi trẻ học từ cha mẹ. Bố mẹ say mê nghiên cứu, làm việc nghiêm túc đều ít nhiều ảnh hưởng đến con. Cha mẹ không nên nói chuyện quá to hay xem tivi lúc con học bà sẽ làm bé mất tập trung và cảm thấy cô độc, ghen tỵ vì mình phải học trong khi mọi người ngồi chơi.
Để con có thời gian nghỉ ngơi. Để con thích học có nghĩa là giúp con học tốt, nhưng dù có mong muốn con mình trở nên xuất sắc thế nào thì cũng nên cho con có khoảng thời gian rảnh rỗi, thư giãn. Vui chơi cũng là cách con học hỏi và khám phá cuộc sống.
Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động trên lớp. Tích cực phát biểu, bày tỏ ý kiến, trao đổi với giáo viên,... là những điều sẽ giúp con thích học hơn. Ngoài ra nếu cần thì ba mẹ có thể nói chuyện thêm với giáo viên để biết được liệu con có gặp khó khăn gì khi khi đến lớp không.
Tự chọn môn học mình yêu thích. Cùng con lập thời gian biểu hợp lí, thời gian học không nên kéo dài khiến trẻ chán học. Cha mẹ có thể kích thích trẻ bằng việc để trẻ tự chọn môn học ưa thích, cho con làm những bài tập dễ trước, sau đó mới đến những bài khó. Nếu thấy bé không hào hứng lắm khi học, bạn có thể bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, mở những bản nhạc mà trẻ thích... để lấy lại hứng thú cho bé.
Kết hợp học và chơi. Trẻ không được vui chơi sẽ sinh ra mất hứng với việc học và lười học. Nếu bố mẹ muốn cho con học, có thể biến việc học thành trò chơi như trò chơi bán hàng , hặc tìm những cuốn truyện đọc cho trẻ nghe rồi cả nhà cùng tìm hiểu bằng những câu đố, gợi ý để trẻ hỏi lại.
Việc chơi mà học, học mà chơi đó sẽ khiến đời sống của trẻ thêm phong phú, cá tính của trẻ được bồi đắp mà ham muốn học hỏi cũng nhờ đó mà được tăng cường.
Cùng tạo không gian học tập cho con. Nên cho bé tự chọn và trang trí góc học tập theo ý thích. Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ, cùng cn dọn dẹp lại góc học tập theo ý thích. Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ, cùng con dọn dẹp lại cho thật gọn gàng. Bé sẽ hứng thú với việc học ngay thôi.
Dành nhiều thời gian cho trẻ. Bất cứ lúc nào bạn có thời gian hãy chơi với trẻ, giúp con học tập một cách thoải mái vui vẻ. Tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, biểu thị sự tôn trọng trẻ. cha mẹ cần tạo cho trẻ một ý thức và thói quen tự lập ngay từ nhỏ, biết cách sắp xếp thời gian học tập, vui chơi, biết giúp đỡ bố mẹ,...
Không đánh mắng trẻ. Nhiều cha mẹ khi thấy con lười học liền đánh mắng, dọa dẫm, xử phạt thân thể với trẻ. Điều này là sai lầm vì dễ dẫn đến việc trẻ không muốn đi học, vừa sợ bố mẹ vừa sợ đến lớp. Khi bị bố mẹ đnhs, trẻ sẽ rơi vào nguy cơ căng thẳng, vô tình tạo ra sự chống đối ở trẻ.
Việc đánh con là biểu hiện của sự bất lực không lắng nghe và quan sát tâm lí của trẻ. Hậu quả sẽ dẫn đến tổn thương lâu dài về mặt tâm lí cho trẻ. trẻ dễ có hành vi gây hấn với trẻ khác khi không vừa ý hoặc bắt chước cha mẹ có hành vi hung tính,..
Kích thích những mặt tích cực của trẻ. Cha mẹ không nên chỉ nhìn vào những điểm tiêu cực của trẻ mà nên tìm ra những ưu điểm, những tiến bộ của trẻ. Dành cho trẻ sự khen ngợi kịp thời, thường xuyên khích lệ trẻ.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn